logo

Dàn ý phân tích Tây Tiến chi tiết nhất

         Lập dàn ý có lẽ chỉ là một thao tác bên lề nhằm hỗ trợ, định hướng cho quá trình viết một bài văn trở nên đầy đủ ý, tiết kiệm được nhiều thời gian. Dù không nằm trong kết quả để đánh giá bài văn nhưng nhờ nó mà kết quả thành phẩm sẽ đạt hiệu quả hơn, tuy vậy ở hầu hết học sinh hiện nay đều xem nhẹ và bỏ qua luôn bước này. Khi thật sự hiểu rõ tầm quan trọng của lập dàn ý thì lúc này việc viết văn sẽ trở nên đơn giản mà hiệu quả vô cùng. Đừng lo, dàn ý chi tiết về tác phẩm Tây Tiến ngay dưới đây sẽ là một lựa chọn tham khảo tuyệt vời dành cho bạn, hãy tận hưởng và rút ra bài học cho mình nhé.

Dàn ý phân tích Tây Tiến | Văn mẫu 12 hay nhất

Mở bài Dàn ý phân tích Tây Tiến

Giới thiệu tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến:

- Nghệ thuật bắt nguồn từ con tim, nhưng phải là một con tim tha thiết với quê hương, đất nước, nhân dân của mình thì mới cất lên lời ca sống mãi với thời gian. Và tình yêu cuộc sống kháng chiến, những kỷ niệm về đồng đội giúp cho Quang Dũng ra đời thi phẩm trên cả tuyệt vời là Tây Tiến.

- Thơ kháng chiến chống Pháp đã đạt rất nhiều thành tựu xuất sắc. Tây Tiến của Quang Dũng là một tác phẩm tiêu biểu cà về hình thức lẫn nội dung. Bài thơ không chỉ tái hiện khung cảnh núi rừng, hoàn cảnh khốc liệt của những năm kháng chiến mà cái chính là sự ngợi ca, đề cao những tâm hồn chiến sĩ đẹp với trái tim dành trọn cho quê hương nhưng cũng rất lãng mạn, da diết.


Thân bài Dàn ý phân tích Tây Tiến

1. Thông tin khái quát

- Tây Tiến là một bài thơ tiêu biểu đánh dấu tên tuổi của nhà thơ Quang Dũng. Bài thơ được ra đời khi nhà thơ có chuyến chuyển công tác sang đơn vị khác nên mượn thơ ca để bày tỏ nỗi lòng thương nhớ với đoàn quên Tây Tiến.

- Bài thơ ra đời 1948 tại Phù Lao Chanh

2. Đoạn 1: Khung cảnh, địa bàn núi rừng Tây Bắc – nơi hành quân của đoàn binh Tây Tiến

- Tây Tiến là một bài thơ đầy ắp nỗi nhớ. Mở đầu tác giả đưa người đọc chìm vào chân trời nhớ nhung mênh mông

+ “chơi vơi”: trạng thái trơ trọi giữa khoảng rộng, không bấu víu vào đâu cả. “Nhớ chơi vơi” có thể hiểu là một mình giữa thế giới hoaì niệm mênh mông, bề bộn, không đầu, không cuối, không thời gian, thứ tự

+ Hoài niệm tác giả đặt để đầu tiên là hơi núi, hơi đá, thời gian trôi trong màn sương. Nhà thơ miêu tả đoàn quân thấm mệt nhưng lại đầy thơ mộng, hữu tình trong thiên nhiên, hình ảnh thơ từ hùng tráng, mĩ lệ “Sài Khao sương lấp” bỗng trở nên bình dị qua chữ “mỏi” nhà thơ sử dụng.

+ “Mường lát… hoa về trong đêm hơi” một sự thơ mộng, hữu tình nhưng trong đó chất chứa sự man dại, heo hút.

- Cùng với hình ảnh sương mù thì kí ức lại tái hiện trong nhà thơ tiếp nữa là độ cao, thăm thẳm vượt lên trên cả tầng mây “heo hút cồn mây” “súng ngửi trời”

- Bóng dáng người lính đầu tiên bắt đầu xuất hiện là một hình ảnh đời thường, bình dị. Sự ra đi, gục xuống “bỏ quên đời” vì anh quá kiệt sức

- Hình ảnh “cơm lên khói”, “nếp xôi” tỏa ra hơi ấm, đánh mất đi sự ghê tợn, hung dữ của núi rừng

⇒ Đoạn thơ là sự ý thức về thời gian đã qua nhưng trong nhà thơ nỗi nhớ này vẫn còn mãi, nội dung cuả nỗi nhớ có sự lãng mạn, thẩm mĩ cực kì phong phú.

3. Đoạn 2: Đêm lửa trại bập bùng và cảnh chiều sương sông nước mênh mang ấm áp tình quân

- Cảnh đêm liên hoan văn nghệ gắn bó tình quân nhân

+ “Đuốc hoa”: đuốc cỏ sậy cầm tay, một hình ảnh rất thực mà mộng, thi vị hóa bởi bút pháp lãng mạn.

+ “Khèn lên man điệu”: âm thanh tiếng khèn rộn rã gợi không khí tưng bừng, say mê.

+ Nhân vật trung tâm là những cô sơn nữ lộng lẫy xiêm áo, vừa e thẹn vừa dạn dĩ, duyên dáng.

+ “Bừng” không chỉ diễn tả ánh sáng mà còn là cõi lòng người chiến sĩ bừng nở niềm vui trước hội hoa đăng.

+ “kìa em” bộc lộ cái nhìn của người lính vừa ngỡ ngàng, ngạc nhiên lại rạng rỡ.

- Cảnh sông Tây Bắc gợi cảm giác mênh mang, mờ ảo

+ Có sự đối thoại: nhân vât trữ tình hỏi người đi có còn nhớ kỉ niệm về Châu Mộc. Hỏi để nhaức lại ấn tượng cảnh hoàng hôn trên sông.

+ “Hồn lau” không chỉ tả bông lau mà còn gợi hồn cỏ cây, cái hồn thiêng liêng của cảnh, gợi không khí hoang vu

+ Hình ảnh uyển chuyển của cô gái Thái trên chiếc thuyền độc mộc, đẩy lùi cảnh hoang sơ gợi vẻ đẹp hài hòa của sông khiến bức tranh trở nên tình tứ.

⇒ Đoạn thơ tả cảnh sinh hoạt và thiên nhiên nhưng tác giả không tat mà chỉ gợi, ghi lại nét phóng túng, tự nhiên làm sống dậy đường nét, hình dáng, hơi thở không khí của sự sống. Tâm hồn người lính say ngất trước vẻ đẹp kì bí, hấp dẫn mà đầy lãng mạn nơi xứ lạ.

4. Đoạn 3: Chân dung đoàn quân mang tinh thần bi tráng, vừa anh dũng vừa lãng mạn hào hoa

- Trên cái nền hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc, người lính hiện lên với tư thế, tầm vóc tương xứng. Ngoại hình được gợi tả bởi những nét bút chân thực, ấn tượng “không mọc tóc” nước da xanh mét như tàu lá đó chính là di chứng của những trận rét rừng.

- Tương phản với hình ảnh xanh xao là tinh thần oai hùng xông trận “dữ oai hùm”. Bút pháp lãng mạ, tác giả phi thường hóa phẩm chất anh hùng, thể hiện sức mạnh chiến đấu vô địch, rung chuyển núi rừng, áp đảo kẻ thù.

- Bên cạnh sức mạnh chiến đấu là tâm hồn chiến sĩ trong những giờ phút thảnh thơi nơi chiến trường.

+ “mắt trừng gửi mộng”: hình ảnh thể hiện tâm trạng tập trung, có cái nhìn vào sâu tâm tưởng, trong giấc mộng đắm chìm, hiện ra trong giấc mơ đó là “dáng kiều thơm”, một nỗi nhớ người yêu tràn về cho thấy tâm hồn chiến sĩ trẻ trung, hào hoa, thanh lịch.

+ Hình ảnh giấc mơ đẹp còn thấp thoáng tình yêu quê hương, đất nước

- Tinh thần hy sinh, sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc là một vẻ đẹp nổi bật của chiến sĩ.

+ Nấm mồ, cái chết là hiện thực mất mát không thể tránh khỏi nhưng cách diễn đạt “anh về đất” thể hiên cái chết nhẹ nhàng, sự ra đi yên nghỉ

+ “chẳng tiếc đời xanh”: thái độ bất cần và coi thường cái chết toát lên sự kiêu hùng, tinh thần trượng phu mã thượng. vì nghĩa quên thân.

- Khép lại bằng hình ảnh thiên nhiên

+ “gầm” hình tượng hóa dòng sông, vừa diễn tả nỗi đau cuồn cuộn mà cũng mang tinh thần bi tráng

+ Sự âm vang của sông nước như khúc nhạc tieẽn đưa linh hồn chiến sĩ , núi sông đồng cảm với nỗi đau con người


Kết bài Dàn ý phân tích Tây Tiến

Tây Tiến là cuộc sống, là tất lòng, là con người thật của Quang Dũng. Với những cảm xúc mãnh liệt, chân thật, thơ có cả họa và nhạc cho thấy ngòi bút tài hoa của tác giả đã khắc họa bức tranh thiên nhiên hùng vĩ mà chan hòa, vừa diễn tả tinh thần chiến đấu, vừa nói lên nỗi đau thương chiến tranh

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 15/11/2022