logo

Dàn ý phân tích Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn lớp 10

Tham khảo Dàn ý phân tích Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn lớp 10 ngắn gọn nhất. Qua các dàn ý sau đây sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính và cách triển khai các luận điểm nhằm hoàn thiện bài viết một cách hoàn chỉnh nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Dàn ý phân tích Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn lớp 10 (ngắn gọn, hay nhất)

Dàn ý phân tích Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn - Mẫu số 1

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

* Phẩm chất hàng đầu của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là lòng trung quân ái quốc.

+ Nhân vật Trần Quốc Tuấn được tác giả miêu tả và thể hiện trong nhiều mối quan hệ, nhiều tình huống thử thách khác nhau.

- Mở đầu bài viết, tác giả nêu lên thời điểm xảy ra một sự kiện đáng chú ý: Tháng 6, ngày 24, sao sa. Hưng Đạo Đại Vương ốm. Vua ngự tới nhà thăm... Vậy Hưng Đạo Đại Vương là ai mà lại được nhà vua quan tâm và nể trọng đến thế?

- Cách kể chuyện của tác giả thu hút sự chú ý của người đọc, giúp người đọc hình dung ra nhân vật đặc biệt mà tên tuổi và đức độ, tài năng xứng đáng được ghi vào sử sách.

+ Trung quân ái quốc là phẩm chất nổi bật nhất của Trần Quốc Tuấn.

- Lòng trung quân tuyệt đối thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm cao của ông đối với sơn hà xã tắc. Khi vua hỏi về việc chống giặc ngoại xâm, Trần Quốc Tuấn đã hiến kế sách thật đúng đắn và sáng suốt. (Dẫn chứng).

- Khi tâu trình với vua những bài học trị nước, Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh rằng tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể mà đấng quân vương thực thi kế sách cho phù hợp, như vậy thì ắt sẽ thành công. Có thể tóm lược như sau: Để chống giặc ngoại xâm, nên dùng kế thanh dã (vườn không nhà trống). Kế sách trị nước là phải làm cho lòng dân không lìa, vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước nhà góp sức... Trần Quốc Tuấn đặc biệt nhấn mạnh tư tưởng lấy dân làm gốc mà hạt nhân của tư tưởng đó là khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc... Qua những lời Trần Quốc Tuấn trình bày với vua, ta có thể thấy tầm nhìn xa rộng và tài năng kiệt xuất của ông. (Dẫn chứng).

- Điều đáng chú ý là lòng trung quân của Trần Quốc Tuấn được đặt trong một hoàn cảnh đầy thử thách: Đó là mối hiềm khích khó hoà giải giữa cha ruột của ông (An Sinh Vương Trần Liễu) với vua Trần Thái Tông. Tuy vậy, ông vẫn đặt nợ nước lên trên tình nhà, đặt chữ trung lên trước chữ hiếu. (Dẫn chứng).

- Tác giả Ngô Sĩ Liên đã chứng minh điều này bằng những câu chuyện nhỏ rất hấp dẫn về Trần Quốc Tuấn: Lúc đã thực sự nắm quyền binh trong tay, Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn mình trong phút lâm chung (trả thù vua Trần) hỏi hai gia nô là Dã Tượng và Yết Kiêu thì họ can ông: Làm kế ấy tuy phú quý một thời mà để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay đại vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu. Thái độ trung thực, thẳng thắn của họ khiến Trần Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người.

* Đức độ lớn lao và tài năng kiệt xuất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

- Trần Quốc Tuấn dù tài kiêm văn võ nhưng vẫn rất mực khiêm tốn, kính cẩn giữ tiết của bề tôi. Được vua trân trọng coi như bậc thượng phụ (là thầy, là cha), được vua cho phép có quyền phong tước cho người khác... Nhưng ông chưa bao giờ phong tước cho người nào. Điều đó chứng tỏ ông rất công minh, liêm chính, giữ nghiêm phép nước.

- Đối với tướng sĩ dưới quyền, ông đã bỏ công phu soạn sách, viết hịch, nghiêm khắc dạy bảo, khích lệ lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm trước vận mệnh đất nước của họ. (Dẫn chứng).

- Sau khi qua đời, Trần Quốc Tuấn đã được vua phong tặng rất hậu: Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương và được dân chúng thờ cúng, coi là phúc thần.

3. Kết bài:

- Khái quát lại vấn đề


Dàn ý phân tích Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn lớp 10 - Mẫu số 2

1. MỞ BÀI 

- Giới thiệu tác giả Ngô Sĩ Liên và bộ “Đại Việt sử kí toàn thư”

+ Ngô Sĩ Liên là một nhà sử học thời Lê sơ, sống vào thế kỷ 15, có công lớn trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư - bộ quốc sử chính thống cũ nhất của Việt Nam còn được lưu truyền tới ngày nay.

+ “Đại Việt sử kí toàn thư” là bộ chính sử lớn của Việt Nam thời trung đại do Ngô Sĩ Liên biên soạn, hoàn tất năm 1479, gồm 15 quyển, ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428).

- Khái quát nội dung đoạn trích: "Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn" khắc họa hình ảnh Trần Quốc Tuấn với tài năng, đức độ cùng những bài học đạo lí quý báu.

2. THÂN BÀI 

a) Luận điểm 1: Lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn.

- Trần Quốc Tuấn nêu dẫn chứng về hàng loạt các cách trừ giặc, giữ nước của người xưa nhằm khuyên vua Trần nên tuỳ thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp chống giặc cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định.

-> Từ bài học quá khứ, hiện tại, kinh nghiệm đúc kết trong cuộc đời cầm quân và rút ra kế sách: "Tùy thời tạo thế”, khoan thư sức dân, lấy dân làm gốc.

=> Vị tướng tài năng, mưu lược, nhìn xa trông rộng, tư tưởng tiến bộ, trí tuệ uyên bác yêu nước, thương dân.

b) Luận điểm 2: Lời trăng trối của Trần Quốc Tuấn với hai con trai.

- Thái độ và việc làm của Trần Quốc Tuấn trước lời di huấn của cha:

+ Trần Liễu trăng trối: vì cha mà lấy thiên hạ

+ Thái độ của Trần Quốc Tuấn: Ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.

=> Trần Quốc Tuấn chọn chữ trung, đặt quyền lợi của cả đất nước lên trên quyền lợi của cá nhân, gia đình.

- Chuyện với Yết Kiêu, Dã Tượng:

+ Đem chuyện của cha kể với hai gia nô nhằm thử thách thái độ, cách ứng xử của họ.

+ Cảm phục, khen ngợi sự trung thực, thẳng thắn, trung nghĩa của họ.

- Chuyện với hai người con trai:

+ Với Quốc Hiến: ngầm cho là phải.

+ Với Quốc Tảng: Kết tội, định giết, đến lúc chết không cho gặp mặt.

=> Trần Quốc Tuấn là một vị tướng trung nghĩa, công bằng, nghiêm khắc.

c) Luận điểm 3: Nhắc lại những công tích lớn Trần Quốc Tuấn.

- Công lao:

+ Là tổng chỉ huy quân đội nhà Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên - Mông

+ Tiến cử được nhiều người tài trong sự nghiệp bình Nguyên và xây dựng triều Trần.

- Uy tín:

+ Được truy tặng tước lớn: "Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương" được ví như thượng phụ (cha vua)

+ Được hưởng những quyền hạn đặc biệt, được phong tước cho người khác.

+ Là chỗ dựa tinh thần của vua Trần những lúc vận nước lâm nguy (Câu nói khảng khái của ông gợi nhớ đến câu nói của Trần Thủ Độ trước ông: “Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo!”)

+ Danh vọng và tài thao lược của ông khiến kẻ thù phải kính sợ đến mức không dám gọi tên.

+ Được thần thánh hóa trong tâm thức dân gian.

- Vẻ đẹp nhân cách: khiêm tốn, giản dị, luôn kính cẩn giữ lễ vua tôi.

=> Chân dung Trần Quốc Tuấn hiện lên là một nhân cách vĩ đại, sống mãi trong lòng nhân dân.

3. KẾT BÀI 

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài.

+ Nội dung: Đoạn trích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn giúp chúng ta thêm cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, đồng thời hiểu được những bài học đạo lí quý báu mà ông để lại cho đời sau.

+ Nghệ thuật: Khắc họa chân dung nhân vật; cách kể chuyện linh hoạt, chi tiết chọn lọc.


Dàn ý phân tích Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn lớp 10 - Bài mẫu 3

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Ngô Sĩ Liên và tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư

- Giới thiệu về văn bản “Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn”

II. Thân bài

    1. Lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn.

- Trần Quốc Tuấn nêu dẫn chứng về hàng loạt các cách trừ giặc, giữ nước của người xưa nhằm khuyên vua Trần nên tuỳ thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp chống giặc cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định.

        ⇒ Từ bài học quá khứ, hiện tại, kinh nghiệm đúc kết trong cuộc đời cầm quân và rút ra kế sách: Tuỳ thời tạo thế”, khoan thư sức dân, lấy dân làm gốc.

        ⇒ Vị tướng tài năng, mưu lược, nhìn xa trông rộng, tư tưởng tiến bộ, trí tuệ uyên bác yêu nước, thương dân

    2. Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của cha, trong câu chuyện với gia nô và hai con trai

- Thái độ và việc làm trước lời di huấn của cha:

    + Trần Liễu trăng trối: vì cha mà lấy thiên hạ

    + Thái độ của Trần Quốc Tuấn: Ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.

        ⇒ Trần Quốc Tuấn chọn chữ trung, đặt quyền lợi của cả đất nước lên trên quyền lợi của cá nhân, gia đình

- Chuyện với Yết Kiêu, Dã Tượng:

    + Đem chuyện của cha kể với hai gia nô nhằm thử thách thái độ, cách ứng xử của họ

    + Cảm phục, khen ngợi sự trung thực, thẳng thắn, trung nghĩa của họ

- Chuyện với hai người con trai:

    + Với Quốc Hiến : ngầm cho là phải.

    + Với Quốc Tảng : Kết tội, định giết, đến lúc chết không cho gặp mặt.

        ⇒ Trung nghĩa, công bằng, nghiêm khắc

    3. Những công tích lớn Trần Quốc Tuấn.

- Công lao:

    + Là tổng chỉ huy quân đội nhà Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên- Mông

    + Tiến cử được nhiều người tài trong sự nghiệp bình Nguyên và xây dựng triều Trần.

- Uy tín:

    + Được truy tặng tước lớn: Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương "được ví như thượng phụ (cha vua)

    + Được hưởng những quyền hạn đặc biệt, được phong tước cho người khác.

    + Là chỗ dựa tinh thần của vua Trần những lúc vận nước lâm nguy (Câu nói khảng khái của ông gợi nhớ đến câu nói của Trần Thủ Độ trước ông: “Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo!”)

    + Danh vọng và tài thao lược của ông khiến kẻ thù phải kính sợ đến mức ko dám gọi tên.

    + Được thần thánh hóa trong tâm thức dân gian.

- Vẻ đẹp nhân cách: khiêm tốn, giản dị, luôn kính cẩn giữ lễ vua tôi.

        ⇒ Chân dung Trần Quốc Tuấn hiện lên là một nhân cách vĩ đại, sống mãi trong lòng nhân dân

III. Kết bài

    Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

---/---

Trên đây là Dàn ý phân tích Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn lớp 10 do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 16/03/2021 - Cập nhật : 21/03/2021