logo

Dàn ý Phân tích hình ảnh Trần Quốc Tuấn trong Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn lớp 10

Tham khảo Dàn ý Phân tích hình ảnh Trần Quốc Tuấn trong Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn lớp 10, tổng hợp đầy đủ dàn ý chung và những bài văn cảm nhận ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Qua các bài văn mẫu sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm, cùng tham khảo nhé!

Dàn ý Phân tích hình ảnh Trần Quốc Tuấn trong Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn lớp 10 (ngắn gọn, hay nhất)

Dàn ý Phân tích hình ảnh Trần Quốc Tuấn trong Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - Mẫu số 1

Phẩm chất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

a. Kế sách giữ nước

“Tháng 6, ngày 24, sao sa”. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên điềm xấu.

Cách ghi chép theo trình tự thời gian.

Kế sách:

- Tùy thời mà có sách lược thích hợp.

- Toàn dân đoàn kết một lòng.

- Khoan thử sức dân.

Tư tưởng “Lấy dân làm gốc” - thượng sách giữ nước.

Trần Quốc Tuấn: yêu nước, thương dân, hết lòng lo kế sách giúp dân, giúp nước.

b. Tấm lòng trung nghĩa của Trần Quốc Tuấn

- Trước lời di huấn của cha: “để trong lòng nhưng không cho là phải”à Mâu thuẫn Trung - Hiếu: Đặt Trung lên trên Hiếu.

Hỏi mọi người:

+ Gia nô: Yết Kiêu, Dã Tượng: “Chúng tôi... mà thôi”.

+ Trần Quốc Tuấn: “Cảm phục… khen ngợi”.

=> Nhân cách cao thượng, trung nghĩa, cương trực, hết lòng vì chủ tướng và vì danh dự bản thân.

+ Hai con:

Hưng Vũ Vương: “Dẫu khác họ… một họ”: Ngầm cho là phải.

Hưng Nhượng Vương → Rút gương kể tội.

=> Giáo dục con cẩn thận, nghiêm khắc.

=> Trần Quốc Tuấn: Có tư tưởng đúng đắn, cao cả; trung nghĩa với vua, với nước; thẳng thắn và nghiêm khắc trong giáo dục con cái.


Dàn ý Phân tích hình ảnh Trần Quốc Tuấn trong Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - Mẫu số 2

I. MỞ BÀI 

1. TÁC GIẢ NGÔ SĨ LIÊN

- Ngô Sĩ Liên (1400-1499) là một nhà sử học thời Lê sơ, sống vào thế kỷ 15. Ông là người đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và có công lớn trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư – bộ quốc sử chính thống cũ nhất của Việt Nam mà còn được lưu truyền tới ngày nay.

2. ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ VÀ ĐOẠN TRÍCH HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN

- “Đại Việt sử kí toàn thư” là bộ chính sử lớn của Việt Nam nhưng đậm chất văn học, ghi chép lại lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê.

- Đoạn trích Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn giúp ta hiểu thêm tài năng xuất chúng cũng như sự đức độ của một nhân vật lịch sử, một nhà chính trị quân sự xuất chúng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHÂN VẬT TRẦN QUỐC TUẤN

- Trần Hưng Đạo là một vị anh hùng tài ba, là một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất của dân tộc, có công lớn trong việc đánh bại quân Mông - Nguyên.

II. THÂN BÀI 

Hình ảnh Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn được khắc họa trong đoạn trích với những đặc điểm nổi bật về nhân cách, tài năng, đức độ.

1. KẾ SÁCH GIỮ NƯỚC

- “Tháng 6, ngày 24, sao sa”: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên điềm xấu.

- Cách ghi chép theo trình tự thời gian.

- Kế sách:

+ Tùy thời mà có sách lược thích hợp

+ Toàn dân đoàn kết một lòng.

+ Khoan thư sức dân.

- Tư tưởng “Lấy dân làm gốc” - thượng sách giữ nước.

- Trần Quốc Tuấn: yêu nước, thương dân, hết lòng lo kế sách giúp dân, giúp nước.

2. TẤM LÒNG TRUNG NGHĨA CỦA TRẦN QUỐC TUẤN

- Trước lời di huấn của cha: “để trong lòng nhưng không cho là phải” và mâu thuẫn Trung - Hiếu: Đặt Trung lên trên Hiếu.

- Hỏi mọi người:

+ Gia nô: Yết Kiêu, Dã Tượng: “Chúng tôi... mà thôi”.

+ Trần Quốc Tuấn: “Cảm phục… khen ngợi”.

=> Nhân cách cao thượng, trung nghĩa, cương trực, hết lòng vì chủ tướng và vì danh dự bản thân.

+ Hai con:

  • Hưng Vũ Vương: “Dẫu khác họ… một họ”: Ngầm cho là phải.
  • Hưng Nhượng Vương -> Rút gươm kể tội.

=> Giáo dục con cẩn thận, nghiêm khắc.

=> Trần Quốc Tuấn: Có tư tưởng đúng đắn, cao cả; trung nghĩa với vua, với nước; thẳng thắn và nghiêm khắc trong giáo dục con cái.

3. NHỮNG CÔNG TÍCH LỚN CỦA TRẦN QUỐC TUẤN

- Công lao:

+ Là tổng chỉ huy quân đội nhà Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên - Mông

+ Tiến cử được nhiều người tài trong sự nghiệp bình Nguyên và xây dựng triều Trần.

- Uy tín:

+ Được truy tặng tước lớn: "Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương" được ví như thượng phụ (cha vua)

+ Được hưởng những quyền hạn đặc biệt, được phong tước cho người khác.

+ Là chỗ dựa tinh thần của vua Trần những lúc vận nước lâm nguy (Câu nói khảng khái của ông gợi nhớ đến câu nói của Trần Thủ Độ trước ông: “Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo!”)

+ Danh vọng và tài thao lược của ông khiến kẻ thù phải kính sợ đến mức ko dám gọi tên.

+ Được thần thánh hóa trong tâm thức dân gian.

4. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ NHÂN CÁCH CỦA TRẦN QUỐC TUẤN

- Trung quân ái quốc, có một tình yêu nước sâu sắc và ý thức được trách nhiệm của mình phải bảo vệ nền độc lập dân tộc.

- Luôn đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên hàng đầu, sẵn sàng từ bỏ máu mủ ruột thịt khi họ có ý phản nghịch

- Là tấm gương sáng về đạo đức làm người: khiêm tốn, kính cẩn giữ mình làm tôi, thương yêu dân, tận tình với tướng sĩ...)

IV. KẾT BÀI 

1. ĐÁNH GIÁ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

- Cách kể chuyện mạch lạc, khúc chiết theo trình tự thời gian

- Các nhận xét được khéo léo đan lồng vào câu chuyện

- Nghệ thuật khắc họa nhân vật lịch sử sống động bằng những chi tiết đặc sắc, chọn lọc.

2. CẢM NHẬN VỀ HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN

- Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là người có tâm hồn cao đẹp, lòng yêu nước sâu sắc, lòng căm thù giặc mãnh liệt, tấm lòng với các tướng sĩ vừa chân tình vừa nghiêm khắc; một trí tuệ sắc sảo với sự hiểu biết tâm lí con người, có nghệ thuật tác dộng, thuyết phục, khích lệ rất tài tình.


Dàn ý Phân tích hình ảnh Trần Quốc Tuấn trong Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - Mẫu số 3

1. Mở bài

Sơ lược Đại Việt sử ký toàn thư và trích đoạn Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

2. Thân bài

a. Lòng trung quân ái quốc của Trần Quốc Tuấn.

- Thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức của ông về trách nhiệm của bản thân với đất nước.

+ Trong khi nhà vua đến thăm bệnh có hỏi ông về kế sách khi giặc phương Bắc lại xâm phạm, Trần Quốc Tuấn đã không ngần ngại mà hết lòng phân tích nghĩ kế giúp vua giữ nước an dân.

+ Khuyên nhà vua thuật trị quốc là cần phải biết "khoan thư sức dân", lấy nhân dân làm trọng, giảm bớt các loại thuế khóa, bớt đi những loại hình phạt, chăm lo cho dân để nhân dân có được cuộc sống sung túc.

- Lòng trung quân ái quốc của Trần Quốc Tuấn còn được làm nổi bật ở trong hoàn cảnh thử thách, sự tiến thoái lưỡng nan giữa chữ trung và chữ hiếu.

+ Gạt bỏ hiềm khích riêng, quyết định làm một trung thần, phò vua giúp nước chứ không chịu làm kẻ bất nhân, bất nghĩa, tiếng xấu ngàn thu.

+ Dò hỏi cận thần về chuyện mưu phản, khi thấy tấm lòng trung với nước và lời can gián của hai người Yết Kiêu, Dã Tượng ông đã hết lòng khen ngợi, thậm chí còn xúc động đến khóc.

+ Trong chuyện dạy con, với Hưng Vũ Vương thì ngầm tán thành tấm lòng trung thành, ngay thẳng của con. Còn với Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng người có lòng muốn cha mưu phản, thì ông tức giận không nể tình cha con mà toan giết, sau cũng không cho nhìn mặt lần cuối lúc ông chết.

b. Vẻ đẹp của một vị anh hùng - vị danh tướng vĩ đại trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới.

- Vạch ra kế sách ứng phó với giặc phương Bắc khi soi chiếu vào lịch sử của Đại Việt, chỉ cho vua rằng nên tùy vào thời thế, vận nước, mà binh pháp chống giặc cần được thay đổi sao cho linh hoạt.

- Nhận ra cái cốt yếu để chiến thắng giặc ngoại xâm đó chính là tinh thần đoàn kết của nhân dân, vua tôi một lòng cùng chống giặc => Cho thấy ông là một vị tướng tài ba có tầm nhìn xa trông rộng, sáng suốt vô cùng.

- Để lại những tác phẩm quân sự có giá trị như Binh gia diệu lý yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư.

- Câu nói nổi tiếng "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng", đó là tấm lòng dũng cảm, một lòng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của người anh hùng. Bộc lộ tấm lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc.

d. Tấm lòng đức độ lớn lao:

- Một lòng suy tính cho nhân dân, khuyên vua "khoan thư sức dân".

- Khiêm tốn, kính cẩn giữa đạo quân thần, dẫu được trao cho quyền hành lớn, được phép ban chức tước cho người dưới, nhưng ông chưa một lần ban tước cho ai.

- Dạy cho tướng sĩ đạo trung nghĩa, hết lòng khích lệ, tiến cử người tài ra giúp nước.

3. Kết bài

Nêu tổng kết.

---/---

Dựa vào Dàn ý Phân tích hình ảnh Trần Quốc Tuấn trong Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn lớp 10 được Top lời giải sưu tầm được, hy vọng các em sẽ có thêm nhiều kiến thức và những gợi ý hay để có thể làm tốt bài văn của mình. Chúc các em học tốt!

icon-date
Xuất bản : 16/03/2021 - Cập nhật : 21/03/2021