logo

Dàn ý Phân tích “Em ơi em Hãy nhìn rất xa...”

Đất nước là hai tiếng thiêng liêng nhất của mỗi dân tộc. Chính vì vậy, đây là đề tài sáng tác muôn thuở cho thơ văn. Bài thơ Đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ nổi tiếng, trong đó đoạn thơ “Em ơi em Hãy nhìn rất xa...” là đoạn thơ nổi bật. Các bạn hãy đến với bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về đoạn thơ này nhé.


Dàn ý Phân tích "Em ơi em Hãy nhìn rất xa.." – Mẫu 1

Dàn ý Phân tích “Em ơi em Hãy nhìn rất xa...”

a. Mở bài: 

- Đất nước là hai tiếng gọi thiêng liêng của mỗi người con của dân tộc

- Có rất nhiều tác phẩm chọn đất nước làm chủ đề sáng tác

- Tiêu biểu trong số đó là tác phẩm Đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

- Bài thơ nằm ở chương V của Trường ca mặt đường khát vọng, được sáng tác năm 1971 khi tác giả ở chiến khu Trị - Thiên

=> Trong bài thơ Đoạn thơ từ câu “Em ơi Hãy nhìn rất xa...Có nội thù thì vùng lên đánh bại” là một đoạn thơ nổi bật, nói lên vai trò quan trọng của nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

b. Thân bài:

- 3 câu thơ đầu tiên của đoạn:

“Em ơi em

Hãy nhìn rất xa

Vào bốn ngàn năm Đất Nước”

+ Em ơi em: Tiếng gọi thân thương, gần gũi, như lời tâm sự với các người em ruột thịt của mình, là thế hệ trẻ đại diện cho tương lai đất nước

+ Tiếng gọi đó để đưa người đọc nhìn lại 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam

- 15 câu thơ tiếp theo:

“Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

...

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”

+ Trong bất kì một giai đoạn lịch sử nào của nước ta, nhân dân luôn đông đảo với “người người lớp lớp lao động, sản xuất chăm chỉ để sống và gây dựng đất nước.

+ Tuy là những người dân bình dị là vậy, ngày ngày bán lưng cho trời, bán mặt cho đất nhưng khi Tổ quốc cần đến mình, họ lại trở thành lực lượng chiến đấu hùng mạnh, mỗi người một việc trao thì “ra trận”, gái thì “nuôi cái cùng con” tạo hậu phương vững chắc cho chồng. 

=> Đây như một công việc bình thường đối với bao lớp người dân Việt Nam, coi bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm hiển nhiên của mình, nhưng quả thật đó lại là những công việc khó khăn, phi thường, nhưng dân ta bao đời nay đều làm, có lẽ chính là do tinh thần yêu nước nồng nàn.

+ Thậm chí “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, tinh thần yêu nước đã thức tỉnh tất cả con dân nước Việt trở nên mạnh mẽ dù là bất kì ai.

+ Từ những người nông dân bình phàm, với lòng yêu nước họ đã chiến đấu anh dũng bảo vệ quê hương, trong số đó, có người đã trở thành “anh hùng”, được rất nhiều người biết đến. 

+ Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã giúp chúng ta có cái nhìn khái quát hơn, nhìn sâu hơn, trong các cuộc chiến bảo vệ đất nước, lực lượng đóng vai trò lớn nhất chính là nhân dân, họ bảo vệ đất nước thuộc về họ mà không được nhớ mặt đặt tên.

=> Họ đã sống và chết đều thật “bình tâm”, họ không mong cầu gì cho mình, chỉ mong sức của mình góp lại để bảo vệ được đất nước => Nhân dân chính là những người anh hùng không có áo choàng, họ thầm lặng hi sinh vì tiếng đất nước linh thiêng

=> Khẳng định: Những tầng lớp nhân dân vô danh, không ai rõ tên, tuổi là người thực sự làm nên đất nước.

- Còn lại:

+ Nhân dân không chỉ góp sức mình xây dựng và bảo vệ đất nước từ truyền thống lao động và đánh giặc, mà còn cả trong truyền thống văn hóa

+ Ở đoạn thơ này, tác giả dùng biện pháp lập từ “Họ”trong các câu thơ, thể hiện số lượng người ở đây vô cùng đông đảo và không rõ họ có nguồn gốc, lai lịch ra sao, nhưng tất cả đều là con dân Việt Nam qua từng thế hệ

+ Họ đã làm việc để xây dựng nên nền móng cho đất nước. Họ truyền cho con đời sau nghề trồng lúa nước, họ truyền cả hòn than con cúi để đem lửa cho mọi người, họ truyền tiếng nói dân tộc cho con cái, họ “gánh”, bảo vệ tên làng, xã của mình khi di dân, luôn nhớ về quê hương gốc gác, họ vất vả đắp đê bờ để đời sau có cuộc sống ấm no hơn.

=> Họ đã truyền cho đời sau mọi giá trị văn hóa tốt đẹp cần được bảo vệ của dân tộc Việt Nam

+ Và song song với đó, họ vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu hết mình bảo vệ Tổ quốc, giữ đất nước Việt Nam ngàn đời thịnh thế. Nếu giặc ngoại xâm đến họ sẽ “chống ngoại xâm”, nếu nội phản làm loạn họ cũng sẽ đứng lên đánh bại. 

=> Nhân dân chính là chủ nhân của đất nước, vì họ là người đã dựng nên nước nhà và phát triển đất nước. Tất cả những điều họ làm cho đất nước thật thiêng liêng và cao cả.

c. Kết bài:

- Khái quát lại nội dung của đoạn thơ “Em ơi em Hãy nhìn ra xa...Có nội thù thì vùng lên đánh bại”: Vai trò quan trọng của nhân dân trong việc dựng nước và giữ nước

- Bài học cho thế hệ sau: Phải bảo vệ được thành quả cha ông đi trước đánh đổi bằng xương máu mới giữ được.


Dàn ý Phân tích “Em ơi em Hãy nhìn rất xa...” – Mẫu 2

a. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác phẩm Đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm 

- Giới thiệu nội dung của đoạn thơ “Em ơi em Hãy nhìn rất xa...Có nội thù thì vùng lên đánh bại”: Vai trò quan trọng của nhân dân trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

b. Thân bài:

- 6 câu thơ đầu: từ “Em ơi em Hãy nhìn rất xa...Cần cù làm lụng”

+ Bằng câu gọi thân thương “Em ơi em”, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện sự thân thiết, tâm tình đến thế hệ trẻ, thậm chí là tất cả người đọc nói chung. 

+ Nhà thơ đưa chúng ta về thăm lại lịch sử 4000 năm từ khi dựng nước để biết được đóng góp của nhân dân với đất nước lớn lao như thế nào

+ Trong suốt dọc đường lịch sử, luôn có “người người lớp lớp”, không kể gái trai, là một lực lượng đông đảo, họ luôn cần cù, chịu khó lao động, tạo ra của cải vật chất để sinh sống và góp sức tạo nên đất nước.

=> Nhân dân dựng nên đất nước từ truyền thống lao động, chăm chỉ chịu khó.

- 12 câu thơ tiếp theo: Từ “Khi có giặc người con trai ra trận...Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”

+ Hằng ngày những người nhân dân luôn hăng say lao động nhưng khi đất nước bị xâm lược, những người con trai sẽ ra trận, con gái sẽ về “nuôi cái cùng con”=> Họ biết việc bảo vệ Tổ quốc là công việc hiển nhiên của mình. 

+ Tình yêu nước biến thành sức mạnh, khi “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.

+ Nhiều người nhân dân đã trở thành anh hùng, được nhiều người biết đến. Nhưng còn đó là những người anh hùng không tên, không áo choàng, chính là toàn bộ nhân dân Việt Nam.

+ Họ khi sống hay chết, đều thật giản dị và trầm lặng, không cần được ghi danh, họ vẫn cố gắng bảo vệ đất nước

=> Nhân dân là chủ của đất nước, là người làm nên đất nước.

=> Họ xây dựng đất nước từ truyền thống đánh giặc anh dũng.

- Còn lại:

+ Nhân dân còn dựng xây nên đất nước từ truyền thống văn hóa bao đời

+ Từ họ được lặp lại để nhấn mạnh sự đông đảo của nhân dân Việt Nam qua các thời kì lịch sử.

+ Họ đã gìn giữ và truyền lại cho đời sau truyền thống trồng lúa nước, ngôn ngữ dân tộc, truyền lửa, gìn giữ gốc gác cội nguồn qua tên làng xã và họ chăm chỉ đắp đê để bảo vệ con cháu đời sau.

=> Nhân dân dựng xây nên đất nước qua cả truyền thống văn hóa

c. Kết bài:

- Khái quát lại nội dung đoạn thơ và gửi gắm bài học tới thế hệ hiện nay.

>>> Tham khảo: Phân tích Đất nước đoạn 2 học sinh giỏi

--------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn mẫu Dàn ý Phân tích “Em ơi em Hãy nhìn rất xa...”nằm trong bài thơ Đất nước. Qua đó khẳng định vai trò to lớn của nhân dân trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

icon-date
Xuất bản : 30/12/2022 - Cập nhật : 28/08/2023