logo

Dàn ý phân tích đoạn đầu bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Hướng dẫn lập dàn ý phân tích đoạn đầu bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 


Dàn ý phân tích đoạn đầu bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Dàn ý phân tích đoạn đầu bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Mở bài:

– Tác giả: sinh năm 1943 tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên – Huế. Là nhà thơ thời kì chống Mĩ cứu nước, kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng.

– Tác phẩm: đoạn trích đất nước, phong phần đầu chương V của trường ca mặt đường khát vọng.

Thân bài:

* Cội nguồn đất nước có từ bao giờ?

– ta lớn lên + đất nc đã có rồi: đất nước luôn có trước, thời gian mơ hồ

– ngày xửa ngày xưa: có từ rất lâu đời

– miếng trầu: phong tục, bình dị quen thuộc

– trồng tre..giặc: gắn với truyền thống yêu nước

– gừng..mặn: nghĩa tình vợ chồng

– cái kèo, cái cột: truyền thống lao động

=> đất nước có rất lâu, được tạo từ điều bình dị, gắn với quá trình lao động, sản xuất, tập quán, lối sống.

* Đất nước là gì?

– đất nước định nghĩa từ bình diện không gian:

+ sinh hoạt hằng ngày

+ tình yêu đôi lứa

+ núi sông

+ sinh tồn, đoàn tụ của mỗi người Việt.

+ truyền thống đạo lí

* Đất nước trong mối quan hệ cá nhân với đất nước:

– đất nước có trong mỗi người

– đất nước lớn lên trong mối quan hệ cá nhân với cá nhân

– mối quan hệ cá nhân với đất nước

– cá nhân với cộng đồng

– “đất nước là máu xương của mình” trách nhiệm cá nhân với đất nước

=> đất nước toàn vẹn, to lớn hơn.

* Nghệ thuật: hình thức biểu đạt giàu suy tư, qua giọng thơ trữ tình – chính luận sâu lắng, thiết tha. Chất liệu văn hóa dân gian sử dụng nhuần nhị, sáng tạo, đem lại sức hấp dẫn cho đoạn trích.

Kết bài:

Khẳng định giá trị khổ thơ, nêu suy nghĩ bản thân.


Phân tích đoạn đầu bài thơ Đất nước - Bài mẫu

Dàn ý phân tích đoạn đầu bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm (ảnh 2)

    Có bao giờ ta tự hỏi, liệu đất nước mình xuất hiện từ bao giờ? Nguồn gốc đất nước có từ đâu, và vì sao lại có đất nước? Lí giải điều này, có nhiều tài liệu chuyên môn về lịch sử, địa lí, nhưng khi tìm hiểu một góc độ khác, ta lại chợt nhận ra nhiều ý nghĩa mới mẻ. Nhắc tới đây ta không thể quên tác phẩm thơ Mặt đường khát vọng, đặc biệt là bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, với khổ thơ đầu  đã cho ta cảm nhận rõ về điều đó.

   Vốn là một nhà thơ có chất trữ tình kết hợp chính luận sâu sắc, vận dụng nhuần nhuyễn điều này, Nguyễn Khoa Điềm đã giúp ta vẽ lên cội nguồn đất nước, với khổ thơ:

Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng cây mà đánh giặc

….

Đất nước có từ ngày đó…

     Nói về thời gian đất nước xuất hiện, không bằng dẫn chứng lịch sử khô khan, mà Nguyễn Khoa Điềm đi sâu vào cội nguồn đất nước. Đất nước mình tuy có từ rất lâu rồi, từ hồi “ngày xửa ngày xưa” ấy, những bài ca dao, câu hát than thân, cổ tích bước ra. Đất nước còn bắt nguồn từ những phong tục ngàn đời còn truyền lại cho thế hệ con cháu như tục nhau trầu, “miếng trầu” được ví như đầu câu truyện. Nó thể hiện một sự bình dị thân thương, nhưng rất đỗi gần gũi, như thói quen của con người ta hằng ngày. Đất nước với những nét văn hóa truyền thống chính là cội nguồn, khi “trồng tre mà đánh giặc” với truyền thống yêu nước thương dân, từ truyền thuyết thánh Gióng mãi lưu truyền. Cội nguồn ấy còn xuất phát từ tình nghĩa vợ chồng trong ca dao “gừng cay muối mặn” hay đến từ cuộc sống lao động vốn ngàn đời nay không ai không có “cái kèo, cái cột”. Vậy đấy, hóa ra đất nước, tuy có từ xưa rất xưa ấy, nhưng thực chất lại gần gũi thân thuộc với mỗi chúng ta biết bao nhiêu. Các từ ngữ “đất nước bắt dau” “đất nước lớn lên” “đất nước có từ ngày đó” đã thể hiện quá trình hình thành đất nước, sự lớn lên của đất nước ta. Nguyễn Khoa Điềm với vốn từ ngữ và vận dụng đắc địa các hình ảnh thân quen, như “miếng trầu” hay búi tóc, kèo hay cột, đã thể hiện đất nước gần gũi của nhân dân, do chính nhân dân ta làm nên, tạo ra, và bắt nguồn từ chính những điều đó, không đâu xa xôi.

Đất là nơi anh đến trường

 Nước là nơi em tắm

 Đất nước là nơi ta hò hẹn

 Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

….

 Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

 Làm nên đất nước muôn đời

     Tác giả tách đất nước thành hai từ đất và nước, trở thành hai khái niệm đối lập khiến ta có cảm nhận chi tiết, cụ thể. Với cấu trúc đất là, nước là kiểu câu định nghĩa mang tính chất giải thích và khẳng định, đất nước được định nghĩa trên phương diện không gian. Từ không gian sinh hoạt, đến tình yêu đôi lứa, còn là không gian núi sông hùng vĩ, không gian sinh tồn, đoàn tụ của mỗi người Việt. Đất nước được cảm nhận trên nhiều bình diện, với những truyền thống đạo lí “cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ” đó chính là sự thành kính truyền thống đạo lí thiêng liêng. Vì vậy, với ý thơ này, nguyễn Khoa Điềm còn nhấn mạnh đến khía cạnh mỗi cá nhân phải có trách nhiệm với đất nước, Đất nước vì vậy có trong mỗi người, lớn lên trong cá nhân với cán hân, đất nước lớn lên khi ta hòa chung cùng cộng đồng, điều đó tạo nên sự “vẹn tròn to lớn” của đất nước, “đất nước là máu xương” tức một phần thân thể, không thể tách rời, trách nhiệm san sẻ, gắn bó, sẻ chia, mục đích vì sự trường tồn của đất nước.

     Với Nguyễn Khoa Điềm đã lí giải cội nguồn, lí giải khái niệm đất nước một cách mới mẻ, đất nước không có gì xa vời, mà gắn liền với mỗi người, lớn lên trong chính mình, và vì vậy mỗi người cần phải có trách nhiệm cùng xây dựng đất nước, cùng chung tay vun đắt, cống hiến và lao động để đất nước của chính mình trường tồn, giữ vững.

    Bằng hình thức biểu đạt giàu suy tư, qua giọng thơ trữ tình chính luận sâu lắng, thiết tha, các chất liệu ngôn ngữ hình ảnh dân gian được thể hiện khắc họa đậm nét, nhuần nhị, sáng tạo và đem lại sức hấp dẫn rất lớn cho khổ thơ.Cảm ơn Nguyễn Khoa Điềm đã làm nên một khổ thơ thật đẹp, góp phần làm phong phú và khẳng định tình yêu đất nước, trách nhiệm đất nước lớn lao trong mỗi người. Dù thời gian có đổi thay, những vần thơ này sẽ sống mãi, như minh chứng cho sự trường tồn bất diệt của đất nước quê hương mình.

 ---/---

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay phân tích đoạn đầu bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021