logo

Dàn ý phân tích 16 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Tham khảo Dàn ý phân tích 16 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay nhất. Qua các dàn ý sau đây sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính và cách triển khai các luận điểm nhằm hoàn thiện bài viết một cách hoàn chỉnh nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!


Dàn ý phân tích 16 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Mẫu số 1

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích

- Tác giả: Đặng Trần Côn sinh ra Hà nội.

Dàn ý phân tích 16 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

- Tác phẩm: Tình cảnh lẻ loi người chinh phụ viết về cảnh và tâm trạng người phụ nữ phải sống trong cô đơn, buồn khổ, trong thời gian đợi chồng đi đánh giặc trở về, không có tin tức.

- 16 câu đầu: Tình cảm cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ.

2. Thân bài

a. Phân tích nỗi cô đơn, sầu tủi của người chinh phụ

Hành động lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, vô vị.

- “Thầm reo từng bước”: Bước chân lặng lẽ dạo trên hiên vắng.

- “Rủ thác đòi phen”: Vào trong phòng cuốn rèm, buông rèm

→ Hành động lặp lại đi lặp lại một cách vô thức, thể hiện sự bần thần, bất định của người chinh phụ

- Chữ “vắng, thưa”: Không chỉ gợi sự vắng lặng của không gian mà còn cho thấy nỗi trống vắng trong lòng người người chinh phụ

b. Thao thức ngóng trông tin chồng

- Ban ngày:

+ Người chinh phụ gửi niềm hi vọng vào tiếng chim thước – loài chim khách báo tin lành.

+ Nhưng thực tế “thước chẳng mách tin”: Tin tức chồng vẫn bặt vô âm tín.

- Ban đêm:

+ Người chinh phụ thao thức cùng ngọn đèn hi vọng đèn biết tin tức về chồng, san xẻ nỗi lòng cùng nàng.

+ Thực tế: “Đèn chẳng biết” “lòng thiếp riêng bi thiết” Câu thơ có hình thức đặc biệt khẳng định rồi lại phủ định, ngọn đèn có biết cũng như không vì nó chỉ là vật vô tri không thể san sẻ nỗi lòng cùng người chinh phụ.

+ So sánh với bài ca dao “khăn thương nhớ ai”, bài ca dao cũng có xuất hiện hình ảnh ngọn đèn. Nếu “đèn” trong bài ca dao là tri âm tri kỉ với người phụ nữ thì ở đây ngọn “đèn” lay lắt lại cứa sâu thêm nỗi đau trong lòng người.

- Hình ảnh so sánh “hoa đèn” và “bóng người”.

+ “Hoa đèn” đầu bấc ngọn đèn, thực tế là than. Cũng giống như ngọn đèn cháy hết mình để rồi chỉ con hoa đèn tàn lụi, người phụ nữ đau đáu hết lòng chờ chồng nhưng cuối cùng nhận lại sự cô đơn, trống trải.

+ Liên hệ với nỗi cô đơn của Thúy Kiều sau khi từ biệt Thúc Sinh trở về với chiếc bóng năm canh:

“Người về chiếc bóng năm canh/Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”

c. Cảm nhận khác thường của người chinh phụ về ngoại cảnh.

- Lòng người buồn tủi, nỗi sầu thương nhuốm lên cả vị thời gian, màu không gian:

+ Tiếng gà "eo óc" đếm thời gian trong đêm lạnh.

+ Bóng hòe "phất phơ rủ bóng" ngẩn ngơ bốn bề.

+ Thiên nhiên có thanh, có sắc mà chẳng có lấy chút niềm vui dù là nhỏ bé

- Mỗi khắc thời gian trôi qua đều nặng nề, khó khăn tựa như một năm dài.

- Trong nỗi buồn tủi, sầu muộn, cô độc đến cùng cực ấy, người chinh phụ cố vực dậy tinh thần mình bằng việc tìm đến những thú vui đời thường. Nhưng trớ trêu thay, mọi thứ dường như đều trở nên gượng gạo, bất lực trước tâm trạng chinh phụ.

d. Nội dung: 

Khắc họa tâm trạng cô đơn, lẻ loi, trống vắng của người phụ nữ, ẩn sau đó thái độ cảm thông, chia sẻ của tác giả đối với nỗi đau khổ của con người.

e. Nghệ thuật:

+ Giọng thơ trầm buồn, khắc khoải, da diết, trầm lắng

+ Khắc họa nội tâm nhân vật tài tình, tinh tế thông qua hành động nhân vật, yếu tố ngoại cảnh, độc thoại nội tâm

+ Các biện pháp tu từ: So sánh, điệp từ, từ láy.

3. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

- Liên hệ 


Dàn ý phân tích 16 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Mẫu số 2

1. Mở bài : 

- Giới thiệu tác giả Đặng Trần Côn và dịch giả Đoàn thị Điểm: tên tuổi, con người, sự nghiệp văn chương

- Giới thiệu tác phẩm Chinh phụ ngâm (hoàn cảnh sáng tác) và đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (vị trí, nội dung đoạn trích).

2. Thân bài:

a. Hành động lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, vô vị

- “Thầm reo từng bước”: Bước chân lặng lẽ dạo trên hiên vắng.

- “Rủ thác đòi phen”: Vào trong phòng cuốn rèm, buông rèm

- Chữ “vắng, thưa”: Không chỉ gợi sự vắng lặng của không gian mà còn cho thấy nỗi trống vắng trong lòng người người chinh phụ

b. Thao thức ngóng trông tin chồng

– Ban ngày:

+ Người chinh phụ gửi niềm hi vọng vào tiếng chim thước – loài chim khách báo tin lành.

+ Nhưng thực tế “thước chẳng mách tin”: Tin tức chồng vẫn bặt vô âm tín.

– Ban đêm:

+ Người chinh phụ thao thức cùng ngọn đèn hi vọng đèn biết tin tức về chồng, san sẻ nỗi lòng cùng nàng.

+ Thực tế: “Đèn chẳng biết” “lòng thiếp riêng bi thiết” Câu thơ có hình thức đặc biệt khẳng định rồi lại phủ định, ngọn đèn có biết cũng như không vì nó chỉ là vật vô tri không thể san sẻ nỗi lòng cùng người chinh phụ.

+ So sánh với bài ca dao “khăn thương nhớ ai”, bài ca dao cũng có xuất hiện hình ảnh ngọn đèn. Nếu “đèn” trong bài ca dao là tri âm tri kỉ với người phụ nữ thì ở đây ngọn “đèn” lay lắt lại cứa sâu thêm nỗi đau trong lòng người.

– Hình ảnh so sánh “hoa đèn” và “bóng người”.

+ “Hoa đèn” dầu bấc ngọn đèn, thực tế là than. Cũng giống như ngọn đèn cháy hết mình để rồi chỉ con hoa đèn tàn lụi, người phụ nữ đau đáu hết lòng chờ chồng nhưng cuối cùng nhận lại sự cô đơn, trống trải.

+ Liên hệ với nỗi cô đơn của Thúy Kiều sau khi từ biệt Thúc Sinh trở về với chiếc bóng năm canh:

c. Cảm nhận khác thường của người chinh phụ về ngoại cảnh.

+ “Gà gáy”, “sương”, “hòe”: Là những hình ảnh gắn với cuộc sống thôn quê bình dị, yên ả

+ Từ láy “eo óc, phất phơ”: Cực tả vẻ hoang vu, ớn lạnh đến ghê rợn của cảnh vật.

→ Dưới con mắt trống trải cô đơn cả người chinh phụ, những cảnh vật vốn gắn với cuộc sống yên bình, êm ả nay trở nên khác thường, hoang vu, ớn lạnh. Đó là cách nói tả cảnh để ngụ tình.

d. Cảm nhận khác thường của người chinh phụ về thời gian.

+ “Khắc giờ đằng đẵng”, “mối sầu dằng dặc”: Thể hiện sự dàn trải của nỗi nhớ miên man không dứt.

+ Biện pháp so sánh kết hợp với các từ láy giàu giá trị gợi hình gợi cảm “dằng dặc, đằng đẵng” cho thấy sự cảm nhận khác thường về thời gian, mỗi phút mỗi giờ ngắn ngủi trôi qua mà nặng nề như một năm dài, thời gian càng dài mối sầu càng nặng nề hơn.

→ Câu thơ cực tả nỗi cô đơn tột cùng tột độ trong lòng người chinh phụ

e. Hoạt động gắng gượng duy trì nếp sống hằng ngày.

- Điệp từ “gượng”: nhấn mạnh sự cố gắng gò ép mình của người chinh phụ

- Mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm:

+ Đốt hương tìm sự thanh thản nhưng tình cảm lại mê man theo những suy nghĩ viển vông, khắc khoải, những dự cảm chẳng lành

+ Soi gương nhưng chỉ thấy hiện lên đó gương mặt đau khổ đầm đìa nước mắt.

+ Gượng gảy đàn sắt đàn cầm để ôn lại kỉ niệm vợ chồng nhưng lại lo lắng có điềm gở. Sự lo lắng không chỉ cho thấy nỗi cô đơn mà còn cho thấy niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.

3. Kết bài: 

Khái quát lại giá trị nội dung của đoạn thơ đối với đoạn trích: Khắc họa tâm trạng cô đơn, lẻ loi, trống vắng của người phụ nữ, ẩn chứa thái độ cảm thông, chia sẻ của tác giả đối với nỗi đau khổ của con người.


Dàn ý phân tích 16 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Mẫu số 3

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

+ Tác giả: Đặng Trần Côn sinh ra Hà nội.

+ Tác phẩm: Tình cảnh lẻ loi người chinh phụ viết về cảnh và tâm trạng người phụ nữ phải sống trong cô đơn, buồn khổ, trong thời gian đợi chồng đi đánh giặc trở về, không có tin tức

a.Tác giả:

- Đặng Trần Côn (?-?), sống vào khoảng thế kỉ XVIII.

- Quê: làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì (nay là quận Thanh Xuân, Hà Nội).

- Tác phẩm chính: Chinh phụ ngâm, thơ và một số bài phú chữ Hán.

* Dịch giả:

Nguyên tác “Chinh phụ ngâm” có rất nhiều bản dịch nhưng bản dịch hay nhất và được lưu hành rộng rãi thì chưa biết chính xác dịch giả. Đa số ý kiến cho rằng dịch giả là Đoàn Thị Điểm. Một số thuyết cho rằng đó là Phan Huy Ích. Nhưng chúng ta theo truyền thống khẳng định: bản dịch này là của Đoàn Thị Điểm.

- Đoàn Thị Điểm (1705-1748)

+ Hiệu là Hồng Hà nữ sĩ

+ Quê: Kinh Bắc (nay là tỉnh Hưng Yên).

+ Nổi tiếng là thông minh xinh đẹp.

+ Lấy chồng năm 37tuổi, vừa cưới xong chồng bà đi sứ. Nên có thể bà dịch “Chinh phụ ngâm” trong thời gian này.

+ Sáng tác: ngoài Chinh phụ ngâm còn có Truyền kì tân phá.

- Phan Huy Ích (1750-1822)

+ Tự là Dụ Am.

+ Quê: Thiên Lộc, Nghệ An (nay là Hà Tĩnh).

+ 26tuổi đổ tiến sĩ.

+ Sáng tác: Dụ Am văn tập, Dụ Am ngâm lục.

b. Tác phẩm “Chinh phụ ngâm”.

* Hoàn cảnh sáng tác:

Chinh phụ ngâm ra đời trong bối cảnh phong trào nông dân khởi nghĩa chống triều đình phong kiến nửa đầu thế kỷ 18 đang dâng lên mạnh mẽ, đã trở thành tiếng nói đề cập đến cuộc chiến tranh phi nghĩa do nhà nước phong kiến Lê – Trịnh phát động lúc bấy giờ nhằm đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân

* Thể thơ:

- Nguyên tác chữ Hán: viết theo thể trường đoản cú (câu thơ dài ngắn xen lẫn), gồm 476 câu.

- Bản diễn Nôm: viết theo thể song thất lục bát, gồm 412 câu.

* Nội dung:

- Nói lên sự oán ghét chiến tranh phi nghĩa.

- Khắc họa tâm trạng cô đơn, lẻ loi, trống vắng của người phụ nữ, ẩn sau đó thái độ cảm thông, chia sẻ của tác giả đối với nỗi đau khổ của con người.

-Thể hiện tâm trạng khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.

c .Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”

Tình cảnh và tâm trạng của người chinh phụ. Nàng phải sống cô đơn buồn khổ trong thời gian dài chồng đi đánh trận không tin tức, không rõ ngày về.

Dàn ý phân tích 16 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (ảnh 2)

2. Thân bài:

Đoạn I: Nổi cô đơn, lẻ loi, sầu muộn.

a. Ngoại cảnh:

- Từ ngữ diễn tả ngoại cảnh: hiên vắng, rèm thưa, đèn, hoa đèn, bóng hoè phất phơ và các âm thanh: tiếng gà gáy, tiếng trống cầm canh.

- Diễn giải:

  • Không gian:

+ Hiên vắng, rèm thưa: không gian tẻ nhạt, vắng vẻ, đượm buồn, một nỗi buồn cô đơn, trống vắng.

+ Ngọn đèn:

 Bạn duy nhất của người chinh phụ. Song, vật vô tri này có hiểu được nổi lòng của chinh phụ không? Hay “Thiếp lòng riêng bi thiết mà thôi”.

 Khối buồn đau riêng người chinh phụ chịu đựng, không có ai cùng chia sẻ, giải tỏa nổi lòng. Đối diện với ngọn đèn trong đêm tối cô quạnh, bóng người chinh phụ vò võ trong đêm thể hiện sự khát khao đồng cảm chia sẽ, giải bày tâm sự.

Hình ảnh người phụ nữ vò võ trong đêm tối cũng từng xuất hiện trong ca dao xưa:

“Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt”.

(Ca dao)

Dùng để tả không gian tối tăm mênh mông. Giữa đêm tối ngập tràn, ánh sáng ngọn đèn không đủ để tỏ sáng cả không gian. Mà đó chỉ là một điểm sáng loe loét giữa màn đêm u tối. 

+ Hoè phất phơ: gợi cảm giác hoang vắng của vùng đất sâu và xa.

  • Âm thanh: tiếng gà gáy và tiếng trống.

Âm thanh xuất hiện báo hiệu trời đã khuya. Đồng thời, sự xuất hiện này cũng không làm tan biến cái vẻ tĩnh lặng mà nó làm tăng thêm sự tịch mịch của không gian, tạo ấn tượng về một đêm thanh vắng lạnh người. Bởi âm thanh phát ra rồi chìm dần vào bóng tối

  • Thời gian:

“Khắc giờ đằng đẳng như niên

Mối sầu dằng dặt tựa miền biển xa”

+ Biện pháp nghệ thuật so sánh phóng đại: khắc giờ như niên, mối sầu như biển. 

+ Kết hợp với các từ láy “đằng đẳng, dằng dặt”: diễn tả tâm trạng nặng nề, dai dẳng.

Sự cảm nhận thời gian của nhân vật cho thấy nàng trong tâm trạng sầu muộn, lo âu, chờ đợi, khắc khoải. Đồng thời, ôm trong lòng nổi buồn đau nặng trĩu, dai dẳng theo thời gian

Ngoại cảnh trong bài được tác giả miêu tả khá kĩ. Sự lựa chọn từ ngữ để diễn tả không gian, thời gian và âm thanh rất phù hợp với tâm trạng nhân vật. Các từ: hiên vắng, rèm thưa, đèn, gà eo óc, hoè phất phơ đều giống nhau ở nét nghĩ vắng và lặng. Người đọc có thể cảm nhận được, thị giác được nổi lòng của người chinh phụ. Ở đây, tác giả đã lấy cái hữu hình để tả cái vô hình. Quả thật: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu-Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

b. Cử chỉ, hành động,:

- Từ ngữ diễn tả hành động:

 “Dạo, gieo từng bước; ngồi, rủ thác đòi phen”:

Diễn giải hành động: Người chinh phụ đi đi lại lại ở hiên nhà. Rồi vào phòng, nàng ngồi kéo rèm lên xuống trông tin của chim thước nhưng chẳng thấy.Sự lo lắng, nhớ mong, ngóng trông tin tức của chồng. Sự lặp lại của hành động cho thấy sự tù túng, bế tắt của người chinh phụ.

 “Hương gượng đốt, gương gượng soi, sắt cầm gượng gãy”:

Người chinh phụ cố gắng gượng để thoát khỏi cảnh cô đơn, đau khổ bằng những hành động thường ngày như đốt hương, soi gương, gãy 

+ gượng đốt hương -> mê mải về quá khứ

+ gượng soi gương -> nước mắt tuôn trào

+ gảy đàn -> lo cho đứt dây đàn báo điềm chẳng lành.

- Người phụ nữ gắng gượng bản thân thoát nỗi cô đơn, nhưng càng bị bủa vây nỗi cô đơn đó, càng đau khổ tuyệt vọng.

Nàng không thoát được nổi cô đơn, lẻ loi trong đêm vắng mà lại thêm đau khổ.

Tâm trạng cô đơn, khắc khoải ngày càng sâu đậm và da diết khi người chồng đi chiến trận không biết khi nào trở về. Qua đó, ta thấy thái độ quan tâm, lo lắng cho chồng, khát khao vợ chồng như loan phượng có đôi, sắt cầm réo rắt.

Đoạn II: Nổi nhớ thương chồng triền miên da diết:

- Tứ thơ có sự chuyển động theo hướng mở rộng dần: từ ngoại cảnh xung quanh nhà núi non, trời đất.

Sau giây phút tuyệt vọng, tâm trạng của người chinh phụ dường như hửng sáng trong nỗi nhớ thương người chồng da diết:

"Lòng này gửi gió đông có tiện

Nghìn vàng xin gửi tới non Yên"

Hai câu thơ bộc lộ mong muốn của người chinh phụ là muốn gửi tấm lòng nghìn vàng thương nhớ đến người chồng nơi biên ải xa xôi để mong chồng thấu hiểu và được đoàn tụ sum vầy.

"Non Yên dù chẳng tới miền

...

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu"

Không gian được mở ra nhấn mạnh vào khoảng cách và sự chia cắt lớn rộng. Không gian cứ miên man vô tận, là nỗi nhớ nhung vô hạn cũng là sự vô vọng đến vô cùng.

Nỗi nhớ chồng càng được tô đậm:

"Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời"

"Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong"

- Nỗi sầu tủi

Người chinh phụ từ cõi nhớ trở về với cõi thực.

Câu thơ "cảnh buồn người thiết tha lòng" là sự khái quát về mối quan hệ tình cảnh và tâm cảnh, mạch thơ từ tình chuyển sang cảnh.

Bức tranh ấy có sương có mưa có tuyết có gió- ấn tượng về một không gian rộng lớn, lạnh lẽo, hoang vắng, rợn ngợp trong buổi đêm thanh tĩnh. Từ đó mà người chinh phụ đã thấm thía sự tàn phá khốc liệt của ngoại cảnh, tình cảnh đến tâm can của mình.

- Tâm trạng người chinh phụ được diễn tả một cách trực tiếp.

- Giữa “Truyện Kiều-Nguyễn Du” với “Chinh phụ ngâm-Đặng Trần Côn” đã có điểm chung: cảnh buồn ó người buồn àSự đồng điệu giữa thiên nhiên và con người.

“Cảnh buồn người thiết tha lòng”.

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

(Truyện Kiều)

- Sương, tiếng côn trùng, tiếng mưa phun: hình ảnh và âm thanh như chất xúc tác làm nổi buồn chà đi xát, da diết hơn diễn tả nổi nhớ thương đến đau đớn cõi lòng.

Gợi nổi nhớ nhung tha thiết và khôn nguôi, một nổi nhớ nhung luôn canh cánh bên lòng. Nó diễn tả chân thực tâm trạng người chinh phụ. Qua đó, bộc lộ khát khao tình yêu hạnh phúc lứa đôi.

 Nhà thơ mượn cảnh để tả tình, mượn thiên nhiên để thể hiện tâm trạng, đặt người chinh phụ vào không gian có tầm vóc vũ trụ. Đây là biện pháp ước lệ đặc trưng của thơ cổ điển.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Chiến tranh đã mang người chồng của nàng đến nơi xa không biết ngày về. Hình ảnh người vợ tựa cửa héo hon chờ chồng, đau đớn trong cô đơn, khắc khoải đã góp phần tố cáo chiến tranh đồng thời đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người.

---/---

Trên đây là Dàn ý phân tích 16 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 11/05/2022 - Cập nhật : 29/11/2022