logo

Dàn ý nghị luận về lời xin lỗi

Lời xin lỗi là một trong những lời nói cơ bản mà ai cũng nên biết nói trong cuộc sống. Bài viết dưới đây là các mẫu Dàn ý nghị luận về lời xin lỗi cùng bài nghị luận về vấn đề đó.


Dàn ý nghị luận về lời xin lỗi


a. Mở bài

- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận.


b. Thân bài

* Giải thích vấn đề cần nghị luận

- Xin lỗi: Là cách con người nhận thức được vấn đề của bản thân và bày tỏ sự hối hận, áy náy đến người khác.

- Lời xin lỗi: Là lời nói phát ra từ tận đáy lòng khi nhận thức được cái sai của bản thân.

* Bàn luận về vấn đề

- Biểu hiện của người biết nói lời xin lỗi:

+ Luôn chủ động và không ngần ngại nói lời xin lỗi khi mắc sai lầm.

+ Nhận ra lỗi sai của mình và thấy áy náy, luôn muốn tìm cách khắc phục.

- Ý nghĩa của việc biết nói lời xin lỗi

+ Giúp cho các mối quan hệ tốt đẹp hơn.

+ Khi biết nói lời xin lỗi, bạn sẽ trở thành một người được mọi người yêu quý và trân trọng hơn.

+ Xin lỗi là một việc rất đơn giản và là một phép lịch sử tối thiểu nên biết việc biết nói lười xin lỗi sẽ giúp bạn trở nên lịch sự hơn và là con người có đạo đức tốt.

+ Lời xin lỗi sẽ hàn gắn những hận thù và ghen ghét bấy lâu.

+ Khi biết nói lời xin lỗi, mình sẽ là người làm gương được cho những người nhỏ hơn.

* Bài học nhận thức và hành động:

- Nên biết nhận lỗi một cách chân thành, không nên có thái độ cưỡng ép khi xin lỗi. 

- Xin lỗi đúng lúc, đúng hoàn cảnh sẽ khiến người tha lỗi cảm thấy dễ tha thứ hơn. 

- Có cách xin lỗi phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi.


c. Kết bài

- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống.

Dàn ý nghị luận về lời xin lỗi

Nghị luận về lời xin lỗi

      “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Thật đúng như vậy! Lời nói chả có gì khó để thực hiện và những lời cảm ơn, lời xin lỗi, lời chào đều là những lời nói cơ bản, là phép lịch sự tối thiểu mà ai cũng nên nói trong cuộc sống.

       Xin lỗi là cách con người nhận thức được vấn đề của bản thân và bày tỏ sự hối hận, áy náy đến người khác. Lời xin lỗi là lời nói phát ra từ tận đáy lòng khi nhận thức được cái sai của bản thân. Lời xin lỗi thường là lời nói nhưng nó cũng có thể là một hành động như một cái ôm, một cái bắt tay, hay tặng nhau một món quà. Đã là người có lỗi thì việc nói lời xin lỗi là không thể thiếu.

      Người biết nói lời xin lỗi là người có đạo đức và phép lịch sự tối thiểu. Người đó sẽ là người luôn chủ động và không ngần ngại nói lời xin lỗi khi mắc sai lầm. Và khi nhận ra lỗi sai của mình và thấy áy náy thì họ luôn muốn tìm cách khắc phục, sửa sai. Người biết nói lời xin lỗi sẽ được mọi người yêu quý và trân trọng hơn, từ đó giúp cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn. Là một người biết nói lời xin lỗi thì bạn sẽ biết cách dạy người khác nói lời xin lỗi và làm gương cho các em nhỏ. Lời xin lỗi sẽ hàn gắn những hận thù và ghen ghét bấy lâu và làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

      Tuy nhiên, xin lỗi cũng phải biết cách cho phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ. Nên biết nhận lỗi một cách chân thành, không nên có thái độ cưỡng ép, thiếu chân thành khi xin lỗi. Khi xin lỗi đúng lúc, đúng hoàn cảnh sẽ khiến người tha lỗi cảm thấy dễ tha thứ hơn. Nên có cách xin lỗi phù hợp với từng độ tuổi. Đối với người lớn tuổi nên có cách xin lỗi chân thành, nghiêm túc, đứng đắn. Đối với người trẻ tuổi hơn có thể xin lỗi chân thành nhưng xen thêm chút hài hước để xóa tan bầu không khí.

      Lời xin lỗi đơn giản là thế nhưng nhiều người không biết cách nói lời xin lỗi một cách chân thành và đúng nhất. Nhiều người có lòng tự trọng quá cao và đề cao bản thân mình, khi mắc sai lầm luôn tìm cách rũ bỏ trách nhiệm và không chịu xin lỗi. Ngoài ra, có một số người xin lỗi những với thái độ không chân thành, cưỡng ép, cợt nhả. Việc đó khiến người nghe lời xin lỗi thấy không thoải mái và khó chịu hơn, dẫn đến rạn nứt tình cảm.

      Cuộc sống không ai là không mắc sai lầm nên việc nói lời xin lỗi chả có gì lạ hay hiếm gặp để không biết cách xin lỗi đúng. Mỗi người nên biết nói lời xin lỗi một cách chân thành và phù hợp nhất để lời giá trị trở nên có ý nghĩa và giá trị hơn.

>>> Xem thêm: Trình bày suy nghĩ về lời cảm ơn và xin lỗi

------------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cùng các bạn Dàn ý nghị luận về lời xin lỗi. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể có được thêm nhiều kiến thức cho mình và học tập tốt nhé!

icon-date
Xuất bản : 07/02/2023 - Cập nhật : 29/06/2023

Tham khảo các bài học khác