logo

Dàn ý cảm nhận Khi con tu hú ngắn gọn nhất

Tham khảo Dàn ý cảm nhận Khi con tu hú ngắn gọn nhất. Qua các dàn ý sau đây sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính và cách triển khai các luận điểm nhằm hoàn thiện bài viết một cách hoàn chỉnh nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!


Dàn ý cảm nhận Khi con tu hú - Mẫu số 1

Dàn ý cảm nhận Khi con tu hú (ngắn gọn, hay nhất)

a) Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm:

+ Tố Hữu là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta trong giai đoạn 1930 - 1945.

+ Bài thơ “Khi con tu hú” là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Tố Hữu thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và khát khao tự do mãnh liệt của người tù cách mạng.

b) Thân bài

* Khái quát về bài thơ

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được Tố Hữu sáng tác trong khoảng thời gian bị giam tại nhà lao Thừa Phủ (Huế), trong không gian chật hẹp và tối tăm của nhà tù.

- Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện niềm tin yêu cuộc sống thiết tha và sự khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đầy.

* Luận điểm 1: Cảm nhận về bức tranh mùa hè yên bình, tươi đẹp (6 câu thơ đầu)

- Âm thanh:

+ Tiếng chim tu hú kêu

+ Tiếng ve ngân

+ Tiếng diều sáo vi vu trên trời

-> Âm thanh báo hiệu hè sang, như một bản nhạc sôi động đầu mùa.

- Màu sắc:

+ Màu vàng của lúa chín, của bắp ngô

+ Màu vàng hồng của nắng mới

+ Màu xanh thẳm của bầu trời

-> Gam màu tươi sáng, màu của sức sống, đó còn là những màu tượng trưng cho sự tự do.

=> Cả âm thanh và hương vị đều gợi lên khung cảnh của làng quê nông thôn Việt Nam khi vào hè.

- Hình ảnh: cánh đồng lúa chín, trái cây bắt đầu chín -> báo hiệu mùa hè, bước chuyển mình của thời gian từ xuân qua hạ.

- Đường nét: diều sáo “lộn nhào” giữa nền trời xanh thẳm -> cảnh vật, đường nét có đôi có cặp, thể hiện sức sống.

-> Báo hiệu mùa hè đến, thời điểm vụ mùa lúa chiêm chín vàng trên cánh đồng, trong vườn cây hoa trái đang chín ngọt thơm hương.

=> Bức tranh mùa hè tươi mới, sinh động, tràn đầy sức sống qua con mắt của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời. Phải vô cùng tinh tế mới có thể cảm nhận được từng bước chuyển của không gian và thời gian như vậy!

* Luận điểm 2: Cảm nhận về tâm trạng, cảm xúc của người tù cách mạng (4 câu thơ cuối)

- Trước khung cảnh tràn đầy sức sống của mùa hè, tâm trạng người tù cách mạng dường như đang bí bách, ngột ngạt hơn bao giờ hết.

+ Động từ mạnh: “đạp”, “ngột”, “chết uất”

+ Một loạt từ cảm thán: “ôi!”, “làm sao”, “thôi!”

+ Kết thúc bằng một câu cảm thán

+ Nhịp thơ thay đổi: 6/2, 3/3

- Hồi tưởng về những hình ảnh bình dị, thân thuộc nơi cuộc sống làng quê và rồi đẩy nỗi nhớ của mình lên cao độ.

-> Tâm trạng lên đến đỉnh điểm khiến nhà thơ phải liên tục thốt lên, nhớ về tiếng ve đặc trưng mỗi khi hè tới, tiếng ve râm ran làm cho cái nắng hè càng thêm lan tỏa, cái nắng đào hong khô những bắp rây phơi đầy sân vàng ruộm.

=> Tiếng ve réo rắt và râm ran như mang đầy tâm trạng của nhà thơ, đó là tâm trạng đầy bức bối và ngột ngạt, tù túng.

- Nhà thơ muốn phá tan xiềng xích, muốn được hòa mình vào không gian mùa hè, và hơn hết là muốn được tự do, khát khao tuổi trẻ cứ thế sục sôi hừng hực trong lòng tác giả.

- Tiếng chim tu hú được lặp lại 2 lần ở câu mở đầu và câu kết thúc: kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo ra sự logic.

=> Tiếng chim tu hú hay chính là tiếng gọi của sự tự do, tiếng gọi của cuộc sống đang hối hả, dồn dập, thúc giục niềm khao khát tự do, thoát khỏi chốn ngục tù, và sâu xa hơn là khao khát đất nước được hòa bình độc lập đang cháy hừng hực nơi tâm hồn người chiến sĩ trẻ.

* Đặc sắc nghệ thuật

- Thể thơ lục bát giản dị, mềm mại, uyển chuyển

- Nhịp thơ thay đổi bất ngờ, diễn tả tâm trạng của tác giả

- Cảm xúc logic, giọng điệu thay đổi linh hoạt, khi vui tươi, hóm hỉnh, khi uất ức, dồn nén.

- Từ ngữ tự nhiên và gần gũi với đời thường.

c) Kết bài

- Nêu đánh giá, cảm nhận chung về bài thơ.


Dàn ý cảm nhận Khi con tu hú - Mẫu số 2

1. Mở bài

Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ “Khi con tu hú”:  Bài thơ “Khi con tu hú” được ông sáng tác trong khoảng thời gian bị giam tại nhà lao Thừa Phủ (Huế), trong không gian chật hẹp và tối tăm của nhà tù, tâm trạng của nhà thơ đã được bộc lộ rõ nét qua từng câu thơ.

2. Thân bài

-Cảm nhận về tiếng chim tu hú gợi nỗi nhớ trong lòng tác giả:

+ Tiếng chim tu hú báo hiệu cho mùa hè đến, thời điểm đó là vụ mùa lúa chiêm chín vàng trên cánh đồng, trong vườn cây hoa trái đang chín ngọt thơm hương.

+ Cả âm thanh và hương vị đều gợi lên khung cảnh của làng quê nông thôn Việt Nam khi vào hè, mọi cảnh vật đều được miêu tả ở trạng thái động “đương chín” và “ngọt dần”.

-Cảm nhận về hồi tưởng của tác giả về mùa hè:

+ Giữa chốn ngục tù tối tăm, ẩm thấp, chật hẹp và ngột ngạt, người tù cộng sản nhớ về tiếng ve đặc trưng mỗi khi hè tới, tiếng ve râm ran làm cho cái nắng hè càng thêm lan tỏa.

Xem thêm:  Vẻ đẹp lãng mạn và tính chất bi tráng của hình tượng người lính Tây tiến trong bài thơ cùng tên của Quang Dũng

+ Cái nắng đào hong khô những bắp rây phơi đầy sân vàng ruộm.

-Cảm nhận về hoàn cảnh của nhà thơ:

+ Tiếng ve réo rắt và râm ran như mang đầy tâm trạng của nhà thơ, đó là tâm trạng đầy bức bối và ngột ngạt, tù túng.

+ Nhà thơ hồi tưởng về những hình ảnh bình dị, thân thuộc nơi cuộc sống làng quê và rồi đẩy nổi nhớ của mình lên cao độ.

-Cảm nhận về khát khao tự do của nhà thơ:

+ Nhà thơ muốn phá tan xiềng xích, muốn được hòa mình vào không gian mùa hè, và hơn hết là muốn được tự do, khát khao tuổi trẻ cứ thế sục sôi hừng hực trong lòng tác giả.

+ Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú, khép lại bài thơ vẫn là tiếng chim, có thể thấy tiếng chim vừa gợi nhớ thương lại vưa giục giã nơi tâm hồn người chiến sĩ trẻ.

3. Kết bài

Nêu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu đã cho người đọc cảm nhận được một bức tranh thiên nhiên mùa hè rực rỡ thanh âm và sắc màu, bên cạnh đó là tâm hồn đầy nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và khát vọng tự do cháy bỏng của người tù cộng sản.

---/---

Trên đây là Dàn ý cảm nhận Khi con tu hú do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 19/03/2021 - Cập nhật : 21/03/2021