logo

Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương bao gồm hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương - SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo.

Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương


I. Khái quát tác phẩm Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương


1. Xuất xứ

- Văn bản được in trong Sân khấu cải lương ở Hồ Chí Minh, NXB Tổng hợp - NXB Văn hóa Sài Gòn, năm 2007, trang 58-59, theo Nguyễn Thị Minh Ngọc, Đỗ Hương


2. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu...son,la,si): Lịch sử đàn ghi - ta phím lõm

- Phần 2 ( còn lại): Giá trị của đàn ghi -ta phím lõm

>>> Xem thêm: Soạn bài Đàn Ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương SGK 10 trang 126 - Văn Chân trời sáng tạo


3. Giá trị nội dung

- Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin về đàn ghi ta phím lõm lịch sử ra đời, quá trình du nhập và Việt Nam, âm điệu với nhiều sắc thái

- Văn bản cho thấy tầm quan trọng của đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc và sự đón nhận của dàn nhạc cải lương đối với đàn ghi-ta phím lõm

Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

4. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn từ rõ ràng, mạch lạc

- Văn phong dễ hiểu, minh bạch, cung cấp thông tin một cách khách quan


5. Tác phẩm Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương

Trong đàn nhạc tài tử!, hay dàn nhạc cải lương” ngày nay, cây ghi-ta phím lõm có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là nhạc cụ chính, giữa song loan” và “bao sân“ cho cả đàn nhạc. Ghi-ta phím lõm là hiện thân của sự kết hợp tỉnh hoa âm nhạc phương Tây và Việt Nam, để tạo nên một yếu tố nghệ thuật không thể thiếu của cải lương.

Đàn ghi-ta có lịch sử lâu đời với nhiều thiết kế khác nhau, nhưng đã được người Tây Ban Nha cải tiến lại để có hình đáng và cấu trúc như ngày nay (vì thế đàn còn có tên là Tây Ban cảm). Người Việt Nam biết đến nó vào đầu thế kỉ XX. Cảm nhận được âm vực rộng và âm sắc phong phú của cây ghi-ta, các nghệ nhân Việt Nam đã khai thác và cải tiến cây đàn, khoét lõm các cung đàn trên cần để tạo nên hiệu ứng ngân rung đặc biệt, phù hợp với thang âm của âm nhạc Việt. Đàn mang tên là ghi-ta phím lõm, nhưng thực sự là cung lõm phím lỗi, khác vói ghi-ta thường phím không lõm. Trở thành cây ghi-ta phím lõm, nghĩa là cây ghi-ta Việt Nam đã xướng lên bằng ngôn ngữ âm nhạc Việt (hò, xự, xang, xê, cống') mà không còn là ngôn ngữ âm nhạc Tây phương (đô, rê, mi, pha, son, la, si).

Ghi-ta phím lõm đảm bảo được âm độ rộng, từ thấp, trung đến cao, âm sắc phong phú, phím cung sâu nhấn nhá rất đa dạng. Ở loại hơi và thể điệu nào, đàn cũng thể hiện một cách xuất sắc, điều này không phải nhạc cụ nào cũng làm được. Nó còn có thể thay thế các nhạc cụ khác, dù hiệu quả có thể không bằng khi “ngũ giọng“ nhạc cụ cùng phối hợp.

Khoảng những năm 1934 - 1935, ghi-ta phím lõm đã nhanh chóng có mặt trong, đàn nhạc cải lương của nhiều đại ban? như Phụng Hảo, Phước Cương, Trần Đắc,... Thành công của những danh cầm!, những giọng ca vàng cải lương Sài Gòn hầu như luôn gắn với sự hỗ trợ của cây đàn ghi-ta phím lõm, như danh cầm Văn Vĩ đàn cho nghệ sĩ Út Trà Ôn, danh cầm Năm Cơ, rồi sau đó là Văn Giỏi, Bảy Dư, Hoàng Thành, Văn Mách,...

Trước 1975 đã có một thời kỳ cây đàn kìm được coi là nhạc cụ chính và giữ song loan, song có thể nói từ ngày được Việt Nam hoá đến nay, cây ghi-ta phím lõm vẫn luôn luôn đóng vai trò chủ chốt. Suốt một thế kỷ tổn tại, cây ghi-ta phím lõm từ chế là nhạc cụ bổ sung ban đầu nay đã trở thành nhạc cụ trụ cột không thể thay thế của đàn nhạc tài tử và cải lương.

(Theo Nguyễn Thị Minh Ngọc, Đỗ Hương, in trong Sân khấu cải lương ở

Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Tổng hợp - NXB Văn hoá Sài Gòn, 2007, tr. 58 - 59)


6. Sơ đồ tư duy

Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy) (ảnh 2)

II. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương

Câu 1: Vẽ sơ đồ các ý chính trong văn bản trên. Có thể tham khảo mô hình như sau. Mỗi khía cạnh của thông tin trong bài gắn với những hình ảnh minh họa nào?

Lời giải:

Mỗi khía cạnh của thông tin trong bài gắn với hình ảnh minh họa 1,2,3

+ Khía cạnh 1: Hình ảnh 1

+ Khía cạnh 2: Hình ảnh 2,3

Câu 2: Ngoài nghệ thuật cải lương, bạn có biết bộ môn nghệ thuật nào ở Việt Nam có tiếp nhận những yếu tố hiện đại từ nước ngoài trên nền tảng nghệ thuật cổ truyền hay không? Bạn đánh giá như thế nào về sự tiếp nhận này?

Lời giải:

Ngoài nghệ thuật cải lương bộ môn nghệ thuật Đờn ca tài tử ở Việt Nam có tiếp nhận những yếu tố hiện đại từ nước ngoài trên nền tảng nghệ thuật cổ truyền.

Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt). Về sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. 

Đây là một sự tiếp nhận khá bổ ích cho nghệ thuật ở Việt Nam. Chọn và học hỏi những cái hay của nước ngoài và đem về cải tiến, nâng cao các loài hình nghệ thuật nước nhà

Câu 3: Nêu tác dụng của sơ đồ nhánh đính kèm ( hình 2) trong bài

Lời giải:

Giúp liệt kê rõ ràng các nhạc cụ phổ biến trong dàn nhạc cải lương. Từng loại nhạc cụ được chia thành những bộ như thế nào, giúp người đọc hiểu rõ hưn về nhạc cụ trong dàn nhạc cải lương

Câu 4: Em hiểu thế nào về cải lương?

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc xưa cổ

Giải thích chữ "cải lương" theo nghĩa Hán Việt, giáo sư Trần Văn Khê cho rằng: "Cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn", thể hiện qua sân khấu biểu diễn, đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản. Ở đây là đã cải lương (cải cách, đổi mới) nghệ thuật hát bội. Từ 1 động từ theo nghĩa thông thường đã trở thành 1 danh từ riêng. Sau khi cải lương thì nghệ thuật Cải Lương đã khác hẳn với nghệ thuật hát bội cả về nội dung và hình thức.

Về thời gian ra đời, theo Vương Hồng Sển: tuy "có người cho rằng cải lương đã manh nha từ năm 1916, hoặc là 1918", nhưng theo ông thì kể từ ngày 16 tháng 11 năm 1918, khi tuồng Gia Long tẩu quốc được công diễn tại Nhà hát Tây Sài Gòn, cách hát mới lạ này mới "bành trướng không thôi, mở đầu cho nghề mới, lấy đờn ca và ca ra bộ ra chỉnh đốn, thêm thắt mãi, vừa canh tân, vừa cải cách...nên cải lương hình thành lúc nào cũng không ai biết rõ..."

Đa số các nhà nghiên cứu hiện nay đều thống nhất về việc giải thích 2 từ cải lương theo nghĩa: Cải là cải cách, lương là lương truyền. Có nghĩa là làm mới thể loại âm nhạc dân tộc để qua đây lương truyền tuồng tích, các vấn đề muốn gửi gắm đến khán giả, nhân dân và nhiều thế hệ hôm nay, mai sau.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương trong bộ SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 18/09/2022 - Cập nhật : 18/09/2022