logo

Đại Nam nhất thống toàn đồ được viết vào năm nào?

Câu trả lời chính xác nhất: Đại Nam nhất thống toàn đồ là bản đồ địa lý Đại Nam do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn ấn hành. Đại Nam nhất thống toàn đồ được viết vào năm 1838. Các địa danh của bản đồ này được ghi bằng chữ Hán.

Để hiểu rõ hơn về cuốn Đại Nam nhất thống toàn đồ, Toploigiai mời bạn cũng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.


1. Nguồn gốc của cuốn Đại Nam nhất thống toàn đồ

Đại Nam nhất thống toàn đồ là bản đồ địa lý Đại Nam do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn ấn hành. Các địa danh của bản đồ này được ghi bằng chữ Hán.

Trong cuốn sách trắng về Hoàng Sa và Trường Sa của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, công bố năm 1975, đề cập tấm bản đồ này và nói là bản đồ của Phan Huy Chú xuất bản vào khoảng năm 1838.

>>> Tham khảo: Ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí


2. Đại Nam nhất thống toàn đồ được viết vào năm nào?

Tấm bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ được viết vào năm 1838 theo phương nằm ngang, triều Minh Mạng (1820-1841). Trên bản đồ có ghi rõ tên Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. Như trên bản đồ thể hiện, chúng ta thấy rõ đường bờ biển hình cong như chữ S, giống hệt như bản đồ hiện đại, tuy nhiên bản đồ vẫn chưa có hệ thống đường kinh tuyến và vĩ tuyến. Đại Nam nhất thống toàn đồ đã tham khảo nhiều bản đồ khác nhau của các nhà hàng hải và địa lý Âu tây. Địa danh của Đại Nam nhất thống toàn đồ đều ghi bằng Hán văn.

đại nam nhất thống toàn đồ được viết vào năm nào

Bản đồ ĐNNTTĐ ghi các địa danh đã cập nhật đương thời: 29 tên tỉnh, 47 tên hải môn hải đảo, 25 địa danh vương quốc và vùng phụ thuộc. Tổng cộng khoảng 92 địa danh. Riêng hình vẽ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Vạn lý Trường Sa thì vẽ giống hệt các bản đồ Tây phương và đặt sát bờ bể Quảng Nam – Khánh Hòa hơn. Trên điểm địa lý này, ta thấy trong 4 thế kỷ XVI – XVII – XVIII – XIX các bản đồ thế giới Tây phương đều ghi vẽ quần đảo Paracel hay Pracel (Hoàng Sa và Trường Sa) ở giữa Biển Đông và bờ biển Paracel (Costa da Paracel) luôn đặt ở bờ biển Quảng Nam - Khánh Hòa. Chúng ta chưa hề thấy một bản đồ thế giới nào ghi bờ biển Paracel là ở nam Trung Hoa, ở Phi Luật Tân hay ở Mã Lai. Bản đồ chính thức của Việt Nam ĐNNTTĐ hoàn toàn thống nhất với các bản đồ thế giới trong suốt 5 thế kỷ qua, chủ yếu về địa lý Hoàng Sa – Trường Sa. Đại Nam Thống nhất toàn đồ là bản đồ có giá trị pháp lý rất cao trong việc khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

>>> Tham khảo: Hoàn cảnh sáng tác Hoàng Lê nhất thống chí?


3. Một số tài liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Có rất nhiều bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Về việc chứng minh chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, chúng tôi xin được mạn phép đưa ra bản đồ đầu tiên có tên gọi Thiên nam tứ chí lộ đồ thư, do Đỗ Bá (tự Công Tạo), soạn từ đời Chính Hòa (1680 – 1705), thời đại triều nhà Lê. Chú thích của bản đồ này có ghi địa danh bãi cát vàng bằng chữ Nôm, ở ngoài khơi phủ Quảng Ngãi. Bản đồ này được vẽ bằng mực tàu, kỹ thuật vẽ tay còn thô sơ, chưa có độ chính xác cao, nhưng phần nào đã thể hiện rõ được chủ quyền của nước ta với Hoàng Sa từ rất sớm.

Tiếp theo có thể kể đến là “An Nam hình thắng đồ phụ Nam Bắc xứ đồ” được vẽ bằng tay, ghi chép rất chi tiết bằng chữ Hán. Chắc chắn bản đồ này không có độ chính xác cao do trình độ khoa học kỹ thuật thời đó còn thấp. Trên bản đồ không xuất hiện hệ thống kinh tuyến và vĩ tuyến. Nhưng bản đồ này có giá trị cao trong việc khẳng định chủ quyền tối cao của nhà nước ta với quần đảo Hoàng Sa. Bản đồ này có tính thuyết phục cao bởi phần chú giải trên bản đồ có ghi Nhà nước phong kiến Việt Nam có lệ vào tháng cuối năm, đem 18 thuyền từ cửa Đại Chiêm ra Bãi Cát Vàng (mất có nửa ngày) để thu lượm đồ vật.” (tài liệu bản đồ này thuộc bản A. 3034, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội, Việt Nam).

Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ là bộ sách do triều thần nhà Nguyễn vâng mệnh vua ghi chép những việc làm của triều đình thuộc lục bộ về điển chương, pháp luật…. được hoàn thành trong khoảng thời gian từ năm 1843 đến năm 1851. Trong sách có đoạn chép về việc lập miếu, dựng bia, trồng cây ở Hoàng Sa và khảo sát, đo vẽ bản đồ toàn bộ khu vực, về cơ bản không khác so với Đại Nam thực lục chính biên.

Quốc triều chính biên toát yếu là bộ sử trích các phần quan yếu của Đại Nam thực lục chính biên, trong đó quyển III có các đoạn chép về việc xây miếu và dựng bia, đo vẽ bản đồ và việc cứu hộ tầu Anh bị mắc cạn ghé vào bãi biển Bình Định.

Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú là bộ bách khoa thư lớn nhất của thế kỷ XIX, được hoàn thành vào năm 1821 có phần Dư địa chí chép về bãi Hoàng Sa và đội Hoàng Sa cũng giống như Phủ biên tạp lục.

Dưới thời Nguyễn bên cạnh việc triển khai đo vẽ thực tế ở Hoàng Sa, Trường Sa là việc nhà nước cho hoàn thành nhiều bộ bản đồ quan trọng, trong đó tiêu biểu nhất là Đại Nam nhất thống toàn đồ hoàn thành trong khoảng từ năm 1838 đến năm 1840 dưới thời vua Minh Mệnh. Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong bản đồ được vẽ chung thành một cụm hình lưỡi dao kéo dài gồm khoảng ba chục đảo lớn, trong đó Hoàng Sa ở phía cực bắc được nối liền với Vạn Lý Trường Sa (tức Trường Sa) ở phía nam trong một chuỗi các đảo chưa có dấu hiệu phân tách. Thật ra vào năm 1830 cũng đã xuất hiện tấm Bản đồ vẽ theo phong cách này, nhưng đang còn ở dạng bản thảo và sau này thời Thiệu Trị có Đại Nam toàn đồ, dưới thời Tự Đức có Đại Nam nhất thống toàn đồ (Nam Bắc kỳ hội đồ) là sự tiếp nối của phong cách vẽ bản đồ hiện đại.

Xuất hiện trước và sau Đại Nam nhất thống toàn đồ có khá nhiều bản đồ khác vẽ Hoàng Sa, Trường Sa vẫn theo phương pháp tryền thống như Nam Việt bản đồ, Thiên tải nhàn đàm, An Nam dư địa chí, Khải đồng thuyết ước, Nam Việt địa dư trích lục, Nam Việt địa đồ cựu lục… Các bản đồ này tuy không cung cấp thông tin mới, nhưng lại xác nhận một thực tế là suốt trong thế kỷ XIX, Hoàng Sa, Trường Sa đã được đưa vào sách giáo khoa dạy cho học sinh hay dùng làm sách phổ biến kiến thức để mọi người dân Việt Nam ghi nhớ phần lãnh thổ không thể tách rời của nước Việt Nam thống nhất.

------------------------------

Trên đây Toploigiai vừa giúp bạn trả lời câu hỏi Đại Nam nhất thống toàn đồ được viết vào năm nào? Ngoài ra còn cung cấp chi tiết hơn về cuốn bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ. Hy vọng bài viết trên hữu ích cho bạn. Chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 10/10/2022 - Cập nhật : 10/10/2022