logo

"Nhất bái thiên địa nhị bái cao đường phu thê giao bái" là gì?

Câu trả lời chính xác nhất: "Nhất bái thiên địa nhị bái cao đường phu thê giao bái" là ba lễ trong nghi lễ Tam bái đường của người Trung Quốc. Nguồn gốc của nghi lễ này xuất phát từ một truyền thuyết về Nữ Oa nương nương. Bà đã tạo ra 1 người đàn ông nhưng sau một thời gian anh ta sống quá cô đơn nên cầu xin có người sống chung, thế là Nguyệt Lão hiện ra, tạo một nương tử cho người này, sau đó se duyên cho hai người nên vợ chồng. Khi thành thân, cặp vợ chồng sẽ lạy tạ trời đất vì đã tạo ra mối nhân duyên cho họ, lạy tạ Nguyệt lão đã tác thành họ với nhau, và cuối cùng là lạy tạ người bạn đời để thể hiện tình cảm và sự tôn trọng. Tuy nhiên về sau, bái thiên địa cũng là bái cả Nguyệt lão nên người Hoa đã thay đổi lễ thứ hai thành bái thân phụ thân mẫu, hay còn gọi là bái cao đường. Từ đó nghi lễ “Tam bái đường” ra đời và còn tồn tại mãi đến ngày hôm nay.

Để hiểu rõ hơn về "Nhất bái thiên địa nhị bái cao đường phu thê giao bái", mời các bạn cùng Toploigiai đến với phần nội dung dưới đây.


1. "Nhất bái thiên địa nhị bái cao đường phu thê giao bái" là gì?

Nhất bái thiên địa nhị bái cao đường phu thê giao bái là ba lễ trong nghi lễ Tam bái đường của người Trung Quốc. Nguồn gốc của nghi lễ này xuất phát từ một truyền thuyết về Nữ Oa nương nương. Bà đã tạo ra 1 người đàn ông nhưng sau một thời gian anh ta sống quá cô đơn nên cầu xin có người sống chung, thế là Nguyệt Lão hiện ra, tạo một nương tử cho người này, sau đó se duyên cho hai người nên vợ chồng. Khi thành thân, cặp vợ chồng sẽ lạy tạ trời đất vì đã tạo ra mối nhân duyên cho họ, lạy tạ Nguyệt lão đã tác thành họ với nhau, và cuối cùng là lạy tạ người bạn đời để thể hiện tình cảm và sự tôn trọng. Tuy nhiên về sau, bái thiên địa cũng là bái cả Nguyệt lão nên người Hoa đã thay đổi lễ thứ hai thành bái thân phụ thân mẫu, hay còn gọi là bái cao đường. Từ đó nghi lễ “Tam bái đường” ra đời và còn tồn tại mãi đến ngày hôm nay.

>>> Tham khảo: Những câu nói hay về kỷ niệm ngày cưới

Nhất bái thiên địa nhị bái cao đường phu thê giao bái là gì

2. Văn hóa cưới hỏi của người Trung Quốc

Lễ cưới của người Trung Quốc phải trải qua nhiều lễ nghi khác nhau, cụ thể đó là 6 lễ nghi như nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thỉnh kỳ, thân nghinh. Sáu lễ nghi này đều có một nghi thức khác nhau:

- Lễ Nạp Thái: Hay còn gọi là lễ làm mối, tức là nhà trai sẽ mời bà mối đến nhà gái để đề nghị kết thông gia. Nếu như nhà gái đã đồng ý thì nhà trai sẽ tiến hàng chuẩn bị lễ vật đến nhà gái để có thể cầu hôn.

- Lễ Vấn Danh: Lễ Vấn Danh tức là xem bát tự, nghi lễ này sẽ được diễn ra bằng việc bà mối sẽ hỏi ngày tháng năm sinh của cô dâu và họ tên của cô dây để có thể xin ngày lành tháng tốt diễn ra đám cưới.

- Lễ Nạp Cát: Đây là nghi lễ được diễn ra sau khi nhà trai đã chọn được ngày lành, nhà trai sẽ nhờ người đến báo cho nhà gái về ngày lành tháng tốt sẽ diễn ra đám cưới.

- Lễ Nạp Tệ: Đây là nghi lễ nhà trai chọn ngày lành đến nhà gái để tiến hành đính hôn.

- Lễ Thỉnh Kỳ: Lễ Thỉnh Kỳ tức là nghi lễ xin ngày giờ để cử hành hôn lễ (lễ cưới).

- Lễ Thân Nghinh: Đây là nghi lễ được xem là quan trọng nhất trong sáu lễ, vào ngày diễn ra đám cưới đã định thì chú rể sẽ tự mình đến nhà gái để rước cô dâu về nhà mình. Trong lễ nghi này thì chú rể có thể đi bộ hoặc ngồi kiệu đến rước cô dâu về, thông thường sẽ có tám người khiêng kiệu.

Phong tục khi đón dâu.

Sau khi đến nhà chồng, cô dâu phải bước qua chậu lửa trong sân để xóa bỏ những điều xui xẻo. Sau đó cô dâu chú rể sẽ cùng nhau thực hiện các nghi lễ thành hôn:

- Bái thiên địa – lạy tạ trời đất.

- Bái cao đường – lạy tạ cha mẹ.

- Phu thê giao bái – vợ chồng lạy tạ nhau.

Trước khi động phòng, cô dâu và chú rể cùng nhau uống rượu giao bôi, và cắt một nhúm tóc của nhau. Sau đó để lẫn với nhau cất đi làm tín vật. Đây chính là bằng chứng của việc hai người đã trở thành phu thê kết tóc se tơ (结发妻子).

>>> Tham khảo: Lưu ý khi xách vali cho cô dâu

Nhất bái thiên địa nhị bái cao đường phu thê giao bái là gì

3. Văn hóa cưới hỏi ở Trung Quốc thời nay

Ngày nay, hôn lễ của người Trung Quốc hiện đại đã lược bỏ bớt một số nghi lễ rườm rà của thời xưa, tuy nhiên vẫn giữ lại phần lớn những tập tục, lễ nghi truyền thống. Yêu cầu của người Trung Quốc với cô dâu trong lễ cưới không còn quá khắt khe như trước. Ngày nay phần lớn các cô gái đều cùng cha mẹ đến nhà trai để tìm hiểu tình hình, có một số vùng nông thôn ở Bắc Kinh, nếu như cô gái và cha mẹ đã lại nhà trai ăn cơm thì có nghĩa là đồng ý.

Ngoài ra, cùng với sự phát triển và giao lưu văn hóa, cũng có rất nhiều người không muốn tổ chức hôn lễ theo nghi thức truyền thống, mà thay vào đó họ tổ chức hôn lễ theo kiểu phương Tây.

---------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về "Nhất bái thiên địa nhị bái cao đường phu thê giao bái" là gì? Chúng tôi hi vọng bài viết này hữu ích với các bạn, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 12/10/2022 - Cập nhật : 12/10/2022