logo

Cứ 1 tạ thóc thì xay xát được 60kg gạo hỏi có 300kg thóc thì xay xát được bao nhiêu kilôgam gạo?

Câu trả lời chính xác nhất:

Đổi 1 tạ thóc = 100kg

Có 300kg thóc thì xay được số kg gạo là:

300:100x60=180(kg)

Vậy có 300kg thóc thì xay được 180kg gạo.

Đáp số: 180 kg

Cùng Toploigiai tìm hiểu lý thuyết về các đơn vị đo khối lượng và bài tập vận dụng trong bài viết dưới đây


1. Bảng đơn vị đo khối lượng

Đơn vị đo khối lượng là kilôgam. Kí hiệu là kg

Các đơn vị khối lượng nhỏ hơn kilôgam thường gặp là:

- gam, kí hiệu là g.

- đềcagam, kí hiệu dag.

- héctôgam (còn gọi là lạng), kí hiệu là hg.

- miligam, kí hiệu là mg

Các đơn vị khối lượng lớn hơn kilôgam thường gặp là:

- yến

- tạ

- tấn, kí hiệu là t

Bảng đơn vị đo khối lượng:

cứ 1 tạ thóc thì xay xát được 60kg gạo hỏi có 300kg thóc thì xay xát được bao nhiêu kilôgam gạo

Nhận xét: Trong bảng đơn vị đo khối lượng, hai đơn vị đo liền nhau hơn (kém) nhau 10 lần, tức là:

+ Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé;

+ Đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn.

>>> Tham khảo: Bảng đơn vị đo khối lượng từ lớn đến bé


2. Dụng cụ đo khối lượng

Nhắc đến dụng cụ đo khối lượng, thì đây chính là những dụng cụ giúp chúng ta xác định nhanh độ nặng của vật. Những dụng cụ đo thường thấy như cân đồng đồ, cân cầm tay, cân tiểu ly,…

Những chiếc cân đều có cách vạch chia chỉ khối lượng của vật. Vạch chia nhỏ nhất trên cân chính là những vạch chia liên tiếp nhau. Giới hạn của cân, chính là vạch chia lớn nhất hoặc vạch chia chỉ số lớn nhất trong chiếc cân. Đơn vị đo khối lượng ở mỗi chiếc cân cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào giới hạn đo.

Cân tiểu ly thường có vạch chia liên tiếp rất nhỏ cũng như giới hạn cân nhỏ, dùng để cân các vật rất nhẹ. Cân tiểu ly được dùng nhiều nhất trong cân vàng, bạc, đá quý, kim cương. Chúng ta có thể hiểu rằng chiếc cân này sẽ giúp chúng ta xác định những khối lượng nhỏ nhất, chuẩn xác nhất.

Cân đồng hồ thông thường cũng được chia thành nhiều loại có giới hạn cân khác nhau. Có cân đồng hồ giới hạn 2kg, 20kg, 100kg. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà các gia đình có thể chọn lựa loại cân phù hợp. Những chiếc cân thông dụng trong cuộc sống thường có đơn vị đo khối lượng là kilogam.


3. Các dạng bài tập đo khối lượng

Dạng 1: Đổi các đơn vị đo khối lượng

- Phương pháp: Sử dụng bảng đơn vị đo khối lượng và nhận xét rằng với hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.

- Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

4kg500g = ….g

5hg = ….g

1 yến 6kg = ….kg

2 tấn 3 tạ = ….kg

1kg 5dag = ….g

65hg 17g = ….g

Lời giải:

4kg500g = 4500g

5hg = 500g

1 yến 6kg = 16kg

2 tấn 3 tạ = 2300kg

kg 5dag = 1050g

65hg 17g = 6517g

Dạng 2: Các phép tính với đơn vị đo khối lượng

Phương pháp:

+ Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo giống nhau, ta thực hiện các phép tính như bình thường.

+ Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện tính bình thường.

+ Khi nhân hoặc chia một đơn vị đo khối lượng với một số, ta nhân hoặc chia số đó với một số như cách thông thường, sau đó thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả.

Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 16kg + 33kg = ...kg b) 102g - 75g = ...g c) 3tấn + 8 yến = …yến
d) 41kg - 18hg = ...hg e) 28kg x 4 = ...kg f) 57g : 3 = ...g

Lời giải:

a) 16kg + 33kg = 49kg

b) 102g - 75g = 27g

c) 3 tấn + 8 yến = 300 yến +8 yến = 308 yến. Vậy 3 tấn + 8 yến = 308 yến

d) 41kg - 18hg = 410hg - 18hg = 392hg. Vậy 41kg - 18hg = ...hg

e) 28kg x 4 = 112kg

f) 57g : 3 = 19g

Dạng 3: So sánh các đơn vị đo khối lượng

Phương pháp:

+ Khi so sánh các đơn vị đo giống nhau, ta so sánh tương tự như so sánh hai số tự nhiên.

+ Khi so sánh các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện so sánh bình thường.

Ví dụ: Điền dấu >, <, = thích hợp vào chố chấm:

2 tạ 5kg …. 260kg

5hg 3g ……. 500g

2kg 6dag …….. 2060g

Lời giải:

2 tạ 5kg < 260kg

5hg 3g > 500g

2kg 6dag = 2060g

Dạng 4: Toán có lời văn

Ví dụ 1: Một cửa hàng buổi sáng bán được 6 yến gạo. Buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng 5kg gạo. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

Phương pháp:

+ Đổi 6 yến thành đơn vị kg .

+ Tìm số gạo bán được trong buổi chiều.

+ Tìm số gạo bán được trong cả hai buổi.

Lời giải:

Đổi 6 yến = 60kg gạo

Buổi chiều cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là:

60 - 5 = 55(kg)

Cả hai buổi cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là:

60 + 55 = 115(kg)

Đáp số: 115kg

Ví dụ 2: Cứ 1 tạ thóc thì xay xát được 60kg gạo. Hỏi có 300kg thóc thì xay xát được bao nhiêu kilôgam gạo?

Lời giải:

Đổi 1 tạ thóc = 100kg

Có 300kg thóc thì xay được số kg gạo là:

                             300:100x60=180(kg)

Vậy có 300kg thóc thì xay được 180kg gạo.

Ví dụ 3: Một cửa hàng trong 3 ngày bán được 1 tấn đường. Ngày đầu bán được 300kg. Ngày thứ hai bán được gấp 2 lần ngày đầu. Hỏi ngày thứ ba cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam đường ?

Phương pháp giải:

- Đổi 1 tấn = 1000kg.

- Tính số đường bán ngày thứ hai = số đường bán ngày đầu × 2.

- Số đường bán trong hai ngày đầu = số đường bán ngày thứ nhất + số đường bán ngày thứ hai

- Số đường bán ngày thứ ba = tổng số đường bán trong ba ngày - số đường bán trong hai ngày đầu.

Tóm tắt

Ba ngày: 1 tấn đường

Ngày đầu: 300 kg

Ngày thứ hai: gấp 2 lần ngày đầu

Ngày thứ ba: ... kg đường?

Lời giải

Đổi: 1 tấn =1000kg

Ngày thứ hai cửa hàng bán được số ki-lô-gam đường là:

300×2=600(kg)

Hai ngày đầu cửa hàng bán được số ki-lô-gam đường là:

 300+600=900(kg)

Ngày thứ ba cửa hàng bán được số ki-lô-gam đường là:

 1000−900=100(kg)

Đáp số: 100kg đường.

>>> Tham khảo: Đơn vị đo khối lượng là gì? Được kí hiệu như thế nào? 

------------------------------------

Trên đây Toploigiai vừa giúp bạn trả lời câu hỏi Cứ 1 tạ thóc thì xay xát được 60kg gạo. Hỏi có 300kg thóc thì xay xát được bao nhiêu kilôgam gạo? Hy vọng bài viết trên hữu ích cho bạn. Chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 10/10/2022 - Cập nhật : 10/10/2022