logo

Cr trong kinh tế vĩ mô

Câu trả lời chính xác nhất:  Cr trong kinh tế vĩ mô là tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi.

Để hiểu rõ hơn về tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây.


1. Cr trong kinh tế vĩ mô là gì?

Cr trong kinh tế vĩ mô là tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi.


2. Tiền mặt là gì?

Tiền mặt hay còn gọi là hiện kim là tiền dưới hình thức vật thể của tiền tệ, chẳng hạn như tiền giấy và tiền kim loại. Trong sổ sách kế toán và tài chính, tiền mặt là tài sản hiện tại bao gồm tiền tệ hoặc thứ tương đương với tiền tệ có thể được lấy ra ngay lập tức hoặc gần như ngay lập tức (như trong trường hợp tài khoản thị trường tiền tệ). Tiền mặt được coi là một khoản dự trữ cho các khoản thanh toán, trong trường hợp dòng tiền âm có tổ chức hoặc ngẫu nhiên hoặc là một cách để tránh sự suy thoái trên thị trường tài chính.

>>> Tham khảo: Ms là gì trong kinh tế vĩ mô?

Cr trong kinh tế vĩ mô

Đặc điểm

- Trong mỗi doanh nghiệp đều có một lượng tiền mặt nhất định tại quĩ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của mình.

- Số tiền thường xuyên tồn quĩ phải được tính toán định mức hợp lí, mức tồn quĩ này tùy thuộc vào qui mô, tính chất hoạt động, ngoài ra doanh nghiệp phải gửi tiền vào ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác.

- Mọi khoản thu chi, bảo quản tiền mặt đều do thủ quĩ chịu trách nhiệm thực hiện.

Thủ quĩ không trực tiếp mua bán vật tư, hàng hóa, tiếp liệu hoặc không được kiêm nghiệm công tác kế toán.

Tất cả các khoản thu, chi tiền mặt đều phải có chứng từ hợp lệ chứng minh và phải có chữ kí của Kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị.

Sau khi thực hiện thu chi tiền, thủ quĩ giữ lại các chứng từ để cuối ngày ghi vào sổ quĩ kiêm báo cáo quĩ.


3. Hệ thống ngân hàng là gì?

Ngân hàng là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính chấp nhận tiền gửi và định kênh những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các thị trường vốn. Ngân hàng là kết nối giữa khách hàng có thâm hụt vốn và khách hàng có thặng dư vốn.

Do ảnh hưởng của chúng trong hệ thống tài chính và nền kinh tế, các ngân hàng bị quy định cao tại hầu hết các nước. Hầu hết các ngân hàng hoạt động theo một hệ thống được gọi là hoạt động ngân hàng dự trữ phân đoạn mà họ chỉ nắm giữ một dự trữ nhỏ của các khoản tiền gửi và cho vay phần còn lại để kiếm lời. Điều này nói chung là tùy thuộc vào các yêu cầu vốn tối thiểu được dựa trên một bộ tiêu chuẩn quốc tế về vốn, được gọi là Hiệp ước vốn Basel.

Hoạt động ngân hàng theo nghĩa hiện đại của nó đã phát triển từ thế kỷ 14 tại các thành phố giàu có của Ý thời Phục hưng nhưng trong nhiều cách là một sự tiếp nối của những ý tưởng và khái niệm của tín dụng và cho vay bắt nguồn từ thế giới cổ đại. Trong lịch sử hoạt động ngân hàng, một số triều đại ngân hàng đã đóng một vai trò trung tâm trong nhiều thế kỷ.

Cr trong kinh tế vĩ mô

Hệ thống ngân hàng gồm: ngân hàng trung ương và ngân hàng trung gian

+ Ngân hàng trung ương (có khi gọi là ngân hàng dự trữ, hoặc cơ quan hữu trách về tiền tệ) là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia/nhóm quốc gia/vùng lãnh thổ và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ. Mục đích hoạt động của ngân hàng trung ương là ổn định giá trị của tiền tệ, ổn định cung tiền, kiểm soát lãi suất, cứu các ngân hàng thương mại có nguy cơ đổ vỡ. Hầu hết các ngân hàng trung ương thuộc sở hữu của Nhà nước, nhưng vẫn có mức độ độc lập nhất định đối với Chính phủ.

+ Ngân hàng trung gian là một đơn vị kinh doanh có giấy phép của chính quyền (có tư cách pháp nhân) mà hoạt động chính là kinh doanh tiền tệ bằng việc nhân các khoản tiền gửi có lãi để thu hút vốn nhàn rỗi rồi dùng chính những khoản đó để cho vay lại đối với nền kinh tế.

>>> Tham khảo: Chứng minh rằng lý thuyết kinh tế của Keynes là cơ sở hình thành kinh tế vĩ mô.


4. Một số câu hỏi trắc nghiệm bổ sung thêm kiến thức

Câu 1: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 30%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 10.000; Với số liệu trên, muốn tăng cung tiền thêm 1 tỉ đồng, NHTW cần?

A. Mua 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ.

B. Bán 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ.

C. Mua 500 triệu đồng trái phiếu chính phủ.

D. Không phải các kết quả trên.

Đáp án đúng: C.  Mua 500 triệu đồng trái phiếu chính phủ.

Câu 2: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 3.000; Với số liệu trên, muốn giảm cung tiền 3 tỉ đồng, NHTW cần?

A. Mua 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ.

B. Bán 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ.

C. Mua 750 triệu đồng trái phiếu chính phủ.

D. Bán 750 triệu đồng trái phiếu chính phủ

Đáp án đúng: B. Bán 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ.

Câu 3: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 6.000; Với số liệu ở trên và giả sử các NHTM luôn dự trữ đúng mức bắt buộc. Muốn tăng cung tiền, NHTW cần?

A. Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10%.

B. Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 20%.

C. Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 30%.

D. Không phải các kết quả trên.

Đáp án đúng: A. Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10%.

Câu 4: Tỉ lệ tiền ngoài ngân hàng hệ thống so với tiền gửi (cr) 20%; Tỷ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 6.000; Với số liệu trên, số nhân tiền là:

A. 3

B. 4

C. 5

D. Không phải là kết quả trên.

Đáp án đúng: A. 3

Câu 5: Tỉ lệ tiền ngoài ngân hàng hệ thống so với tiền gửi (cr) 10%; Tỷ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Với số liệu trên, số nhân tiền là:

A. 5

B. 5,5

C. 10

D. Không phải là kết quả trên.

Đáp án đúng: B. 5,5

------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về câu hỏi Cr là gì trong kinh tế vĩ mô? Chúng tôi hi vọng bài viết này hữu ích với các bạn, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 30/09/2022 - Cập nhật : 30/09/2022