logo

Đòn cân định phí là gì?

Câu trả lời chính xác nhất: Đòn cân định phí còn gọi là đòn bẩy vận hành hay còn gọi là đòn bẩy kinh doanh, nói lên mức tác động của định phí đối với kết quả sản xuất kinh doanh. Đòn cân định phí được xác định thông qua chỉ tiêu độ nghiêng đòn cân định phí.

Độ nghiêng của đòn cân định phí thể hiện quan hệ giữa tốc độ tăng (giảm) lợi nhuận so với tốc độ tăng (giảm) doanh thu.

Để hiểu rõ hơn về đòn cân định phí, mời các bạn cùng Toploigiai đến với phần nội dung dưới đây.


1. Đòn cân định phí là gì?

Đòn cân định phí còn gọi là đòn bẩy vận hành hay còn gọi là đòn bẩy kinh doanh, nói lên mức tác động của định phí đối với kết quả sản xuất kinh doanh. Đòn cân định phí được xác định thông qua chỉ tiêu độ nghiêng đòn cân định phí.

Độ nghiêng của đòn cân định phí thể hiện quan hệ giữa tốc độ tăng (giảm) lợi nhuận so với tốc độ tăng (giảm) doanh thu.

Đòn cân định phí là gì

2. Công thức tính đòn cân định phí

Công thức tính: DFc = TĐP/TĐDT

Trong đó:

TĐP: Tốc độ tăng của lợi nhuận. Cách xác định như sau:

TĐDT: Tốc độ tăng của doanh thu

Đòn cân định phí là gì

Từ đó độ nghiêng của đòn cân định phí ĐFc được tính như sau:

Hoặc tổng quát hơn độ nghiêng của đòn cân định phí ĐFc được xác định bằng công thức sau:

(DT – V – Fc): Là thu nhập chưa trừ lãi vay và chưa nộp thuế thu nhập (EBIT: Earning Before Interest and Tax)

Chỉ tiêu này cho thấy độ nhạy của kết quả kinh doanh với sự biến động của doanh thu. Khi doanh nghiệp có chi phí cố định cao (doanh nghiệp tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật làm cho tăng năng suất lao động nên mức biến phí một đơn vị sản phẩm) vượt qua được điểm hòa vốn thì chỉ cần tăng đôi chút doanh thu làm tăng đáng kể lợi nhuận.

Ngược lại doanh nghiệp có chi phí cố định thấp, điểm hòa vốn ở mức thấp hơn. Khi vượt qua điểm hòa vốn, mỗi khi tăng một một chút doanh thu không làm tăng đáng kể lợi nhuận.

>>> Tham khảo: Cho biết học thuyết kinh tế nào hạn chế bàn tay của nhà nước, học thuyết nào coi trọng cả hai bàn tay?


3. Đòn bẩy kinh doanh

Trong vật lý, đòn bẩy được hiểu là một công cụ để khuếch đại lực, từ một lực nhỏ thành một lực lớn hơn để tác động vào vật thể cần di chuyển nhờ vào cánh tay đòn và điểm tựa. Chính vì sức mạnh to lớn của đòn bẩy mà nhà vật lý Archimedes đã từng khẳng định: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng Trái đất lên”.

Đòn cân định phí là gì

Trong quản trị tài chính doanh nghiệp, thuật ngữ “đòn bẩy” được sử dụng để chỉ việc sử dụng các loại chi phí như chi phí cố định, chi phí biến đổi hoặc việc sử dụng vốn vay,…nhằm khuếch đại kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi có sự thay đổi về lượng hàng hóa bán ra hoặc doanh thu, doanh nghiệp đo lường sự thay đổi về lợi nhuận và lãi vay với công thức:

DOL = Tỷ lệ thay đổi của lợi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế / Tỷ lệ thay đổi của doanh thu hàng hóa

Cụ thể tại một mức doanh thu cố định DOL được tính như sau:

DOL = (ΔEBIT : EBIT0) / (ΔQ / Qo) = [Q x(p-v)] / [Qx(p-v) - F]

Trong đó:

- ΔEBIT = EBIT1 - EBIT0 thể hiện sự thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

- ΔQ = Q1 - Q0 cho thấy sự thay đổi của sản lượng bán ra.

- P là giá bán tính trên một đơn vị sản phẩm

- v đại diện cho chi phí biến đổi của một sản phẩm

- F là chi phí kinh doanh cố định (chưa tính lãi vay)

>>> Tham khảo: Những học thuyết kinh tế nào đã kế thừa và phát triển tư tưởng tự do kinh tế của A.Smith?


4. Rủi ro kinh doanh

Rủi ro trong kinh doanh theo định nghĩa đúng mực chính là tổng mức thiệt hại về vốn đầu tư, tài chính, thị trường,…mà doanh nghiệp phải gánh chịu toàn bộ tổn thất trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy trên thị trường có rất nhiều loại rủi ro khác nhau dẫn đến hậu quả khác nhau nhưng đa phần các doanh nghiệp thường mắc phải các rủi ro về tài chính là chủ yếu và thực trạng về hoạt động kinh doanh hiện nay.

Rủi ro kinh doanh nảy sinh bắt nguồn từ chính các yếu tố trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là sự dao động hay sự không chắc chắn về lợi nhuận trước lãi vay và thuế hoặc tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản.

Thước đo chủ yếu thường được sử dụng để đánh giá rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp là độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT).

Rủi ro kinh doanh có thể biến động từ ngành này sang ngành kia và thay đổi theo thời gian. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro kinh doanh của một doanh nghiệp như:

- Sự biến động của cầu về loại sản phẩm doanh nghiệp sản xuất

- Biến động giá của sản phẩm đầu ra

- Biến động giá các yếu tố đầu vào

- Khả năng điều chỉnh giá bán sản phẩm của doanh nghiệp khi giá của yếu tố đầu vào có sự thay đổi

- Mức độ đa dạng hóa sản phẩm

- Tốc độ tăng trưởng

- Cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh hay mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong quản trị tài chính doanh nghiệp, nhà quản trị cần phải biết phân tích, đánh giá để hạn chế, phòng ngừa và quản lý rủi ro kinh doanh.

--------------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về Đòn cân định phí là gì? Chúng tôi hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 06/10/2022 - Cập nhật : 06/10/2022