logo

Công thức tính tư bản khả biến

Tư bản khả biến là khái niệm dùng để chỉ về một bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động (trả lương, thuê mướn công nhân), đại lượng của nó thay đổi trong quá trình sản xuất và tạo ra giá trị thặng dư (được ký hiệu là v). Bài viết này tổng hợp công thức tính tư bản khả biến và các kiến thức về tư bản khả biến. 

Câu hỏi: Công thức tính tư bản khả biến

Trả lời:

Tư bản khả biến

Đối với bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì trong quá trình sản xuất, bằng lao động trừu tượng của mình, người công nhân tạo ra một giá trị mới không chỉ bù đắp đủ giá trị sức lao động của công nhân mà còn tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Như vậy, bộ phận tư bản này đã có sự biến đổi về lượng và được gọi là tư bản khả biến

Tư bản khả biến được Marx ký hiệu là v. Tư bản khả biến có thể tạo ra sự biến đổi về giá trị. Tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó, vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên.

Công thức tính tư bản khả biến

- vv : Tư bản khả biến (tiền lương thuê công nhân) - giá trị lao động 

Công thức tính tư bản khả biến

Một số ký hiệu liên quan

- c=c1+c2c=c1+c2 : Tư bản bất biến

(c1c1 tiền mua máy móc, nhà xưởng, đất, ..v.v)

(c2c2 tiền mua nguyên, nhiên vật liệu)

- c1c1 : Tư bản cố định

- c2+vc2+v : Tư bản lưu động

- k=c+vk=c+v : Tư bản ứng trước (chi phí sản xuất-tư bản đầu tư)-giá trị tư bản

- mm : Giá trị thặng dư (GTTD)

- m′m′ : Tỷ suất GTTD

- PP : Lợi nhuận tư bản

- P′P′ : Tỷ suất lợi nhuận

- tt : Thời gian lao động tất yếu (Công nhân tạo ra lượng giá trị ngang sức lao động)

- t′t′ : Thời gian lao động thặng dư (Công nhân tạo ra giá trị thặng dư, đem lại lãi cho nhà sản xuất)

--------------------------------

Trên đây Toploigiai đã đưa ra các thông tin về Công thức tính tư bản khả biến. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 02/12/2022 - Cập nhật : 04/07/2023