Câu hỏi: Có bạn học sinh cho rằng : “Con đường từ nhà đến trường của mỗi bạn học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở mỗi cuối con đường ấy đều giống nhau Ở đó, có một ngôi trường đầy tình thân và sự san sẻ”
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Biết vận dụng kĩ năng nghị luận chứng minh để làm sáng tỏ quan niệm đã cho.
- Kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận cứ tiêu biểu, lập luận thuyết phục; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn nghị luận chứng minh và vốn hiểu biết, học sinh làm sáng tỏ quan niệm đã cho. Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
- Dẫn dắt vấn đề và nêu được quan niệm cần làm sáng tỏ: Con đường từ nhà đến trường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗi con đường ấy đều giống nhau: ở đó, có một ngôi trường đầy tình thân và sự san sẻ.
- Nêu lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ của quan niệm:
+ Diễn giải nội dung của quan niệm: Con đường đến trường của học sinh tuy khác nhau ở điểm xuất phát nhưng giống nhau ở điểm đến; ngôi trường là “mái nhà chung”.
+ Chứng minh sự khác nhau của con đường từ nhà đến trường: mỗi em đều có một mái nhà riêng, một hoàn cảnh sống riêng…
+ Chứng minh sự giống nhau ở điểm cuối con đường đến trường: nơi ấy là ngôi trường.
+ Chứng minh ngôi trường là mái nhà chung: nơi ấy là đích đến của người học sinh để trao dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tu dưỡng đạo đức; nơi ấy các em sẽ được sống trong tình yêu thương, dạy bảo của thầy cô giáo; trong tình thân ái, sự san sẻ của bạn bè.
- Khẳng định tính đúng đắn của quan niệm.
- Nêu ý nghĩa của quan niệm và vai trò của ngôi trường trong cuộc đời của mỗi con người
1. Mở bài:
nêu được quan niệm cần làm sáng tỏ Con đường từ nhà đếntrường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗicon đường ấy đều giống nhau: ở đó, có một ngôi trường đầy tình thân và sự san sẻ
2. Thân bài:
- Diễn giải nội dung của quan niệm: Con đường đến trường của học sinh tuy khác nhau ở điểm xuất phát nhưng giống nhau ở điểm đến; ngôi trường là “mái nhà chung”.
- Chứng minh sự khác nhau của con đường từ nhà đến trường: mỗi em đều có một mái nhà riêng, một hoàn cảnh sống riêng...
- Chứng minh sự giống nhau ở điểm cuối con đường là ngôi trường:
+ Ngôi trường là đích đến của người học sinh để trao dồi kiến thức, rènluyện kĩ năng, tu dưỡng đạo đức;
+ Ngôi trường là mái nhà chung của các em, là nơi các em sẽ được sống trong tình yêu thương, sự chăm sóc, dạy bảo của thầy cô giáo; được sống trong tình thân ái, sự đùm bọc, yêu thương, chia sẻ của bạn bè..
.
3. Kết bài:
- Khẳng định tính đúng đắn của quan niệm.
- Nêu ý nghĩa của quan niệm và vai trò của ngôi trường trong cuộc đời
Trên đời này, có hàng ngàn, hàng vạn con đường. những con đường ấy trải dài vô tận. không ai bt đích đến của nó, nhưng không có nghĩa là nó không có điểm dừng chân. con đường từ nhà đến trường, tùy thuộc vào khoảng cách xa hay gần, nhưng nó đều dẫn đến ngôi trường thân yêu.
Có lẽ ít ai thấy đc tình thân ở trường học. chỉ đơn giản vì con người ta ít ai muốn học tập, mà cho dù có muốn đi nữa thì con số ấy chẳng nổi 1 phần 5. những quan điểm như đi học chán hay là khổ cực đều đã từng có, nhiều hay ít ở trong con tim mỗi học sinh. thế nhưng, đến trường đâu chỉ để học, đến đấy còn để san sẻ tình thương giữa con người với nhau.
Khi 1 đứa trẻ vấp ngã, thầy cô sẽ là người nâng đỡ. khi ta phạm sai lầm, thầy cô cũng sẽ thay ta sửa đổi. đó chính là tình thân. hay, chúng ta cũng có những tình bạn. tình bạn trong những lần đạt điểm cao, trong những lần cùng nhau rèn luyện và học tập, khi ta vui sướng và khi ta đau khổ. đó là sự san sẻ.
Chúng ta có những câu nói' không thầy đố mày làm nên', 'học thầy không tày học bạn'. những điều đó chĩnh là những minh chứng rõ ràng nhất trong mối quan hệ thầy cô và bạn bè.
Xin bạn đừng bao giờ cảm thấy sợ hãi trường, vì nó là ngôi nhà thứ 2 của bạn. trong trái tim ta luôn có tình cảm, những người làm thầy làm cô, không ai không muốn học sinh mình thành tài, những lời mắng trách cũng vì muốn ta nên người. đừng bao h chỉ dùng 1 khía cạnh để quan sát mọi thứ xung quanh. hãy dùng tình cảm để nhìn về tương lai. hãy lắng nghe thật nhiều thứ xung quanh bạn, hãy quan sát những học sinh ngày ngày đến trường, rồi sau đó, bạn hãy nói cho tôi bt rằng, con đường từ nhà đến trường dù khác nhau nhưng chúng đều dẫn tới ngôi trường đầy tình thân và chia sẻ