logo

Đại từ là gì lớp 7


1. Đại từ là gì?

Đại từ là các từ ngữ được dùng để xưng hô hay dùng để thay thế các danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu, với mục đích tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần.

Đại từ là gì lớp 7

Ví dụ đại từ

Đại từ để trỏ người sự vật: Nó đã về chưa ?

Đại từ để trỏ số lượng: Chúng ta nên làm việc nghiêm túc.

Đại từ để hỏi số lượng: Có bao nhiêu sinh viên tham gia đại hội ?

Đại từ để hỏi hoạt động tính chất sự việc: Diễn biến câu chuyện ra sao ?


2. Phân loại đại từ

a. Phân loại theo ngữ pháp Tiếng Việt

– Đại từ nhân xưng: Còn được gọi là đại từ chỉ ngôi. Đại từ nhân xưng được dùng thay thế danh từ, chỉ  mình hoặc người khác khi giao tiếp. Gồm có 3 ngôi:

+ Trong ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,…

+ Trong ngôi thứ hai (chỉ người nghe): cậu, các cậu, …

+ Trong ngôi thứ ba (chỉ người không có trong giao tiếp nhưng được nhắc đến trong giao tiếp): họ, hắn, bọn nó, chúng nó,…

– Đại từ sử dụng với mục đích hỏi (nghi vấn). Như hỏi về người, vật (là ai, cái gì,…),hỏi về nơi chốn, hỏi về thời gian, hỏi về tính chất sự vật, hỏi về số lượng…

– Đại từ thay thế các từ khác nhằm tránh việc lặp từ hoặc không muốn đề cập trực tiếp.

* Bên cạnh các đại từ xưng hô phổ biến, thì tiếng việt còn sử dụng nhiều danh từ làm đại từ xưng hô (gọi là đại từ chỉ ngôi lâm thời), bao gồm: đại từ chỉ quan hệ gia đình, đại từ chỉ chức vụ nghề nghiệp.

+ Đại từ chỉ quan hệ gia đình – thân thuộc: Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, cháu,… Nguyên tắc để sử dụng các danh – đại từ này là dựa vào vị thế của các vai giao tiếp. Người đóng vai giao tiếp có quan hệ như thế nào thì sử dụng danh từ chỉ ngôi như vậy. Ví dụ, người giao tiếp là bà và cháu (có thể là bà – cháu theo quan hệ gia đình, hoặc bà – cháu theo nghĩa mở rộng) thì cần sử dụng đại từ “bà” và “cháu”. Như vậy, các danh – đại từ chỉ ngôi có thể được dùng trong gia đình hoặc dùng để xưng hô trong xã hội.

+ Đại từ chỉ chức vụ – nghề nghiệp đặc biệt: Bộ trưởng, thứ trưởng, bộ trưởng, bác sĩ, y tá, luật sư, giáo viên…

Cách xác định việc dùng đại từ: Để biết khi nào một danh – đại từ chỉ quan hệ gia đình, chỉ chức vụ nghề nghiệp, được dùng như danh từ chỉ đơn vị hoặc khi nào được dùng để xưng hô, thì cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng. Ví dụ:

+ Bà của em rất tốt bụng (“Bà” – chỉ quan hệ gia đình)

+ Bà Tư nấu ăn rất ngon (“Bà” là danh từ chỉ đơn vị)

+ Cháu chào bà ạ (“bà” là danh từ được dùng để xưng hô)

* Căn cứ vào chức năng thay thế sẽ chia thành:

– Đại từ thay thế cho danh từ.  Ví dụ như: chúng tôi, chúng mày, họ, chúng,…

– Đại từ thay thế động từ, tính từ. Ví dụ: thế, vậy, như thế, như vậy…

– Đại từ thay thế cho số từ. Ví dụ bao, bao nhiêu…

b. Phân loại theo sách ngữ văn lớp 7

Theo chương trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 thì đại từ được chia thành 2 loại gồm đại từ để trỏ và đại từ để hỏi.

Đại từ để trỏ

Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động…được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc trò chuyện. Loại này có 3 nhóm chính là:

- Đại từ để trỏ số lượng: gồm các từ như bao nhiêu, bấy nhiêu, nhiêu…

- Đại từ để trỏ người hoặc sự vật: Gồm các từ như Nó, tụi nó, tôi, tụi này, tụi kia…

- Đại từ chỉ hoạt động và tính chất: Gồm các từ như thế, vậy…

Đại từ để hỏi

Để hỏi nguyên nhân, lý do hay kết quả một sự việc, hành động mà mình đang thắc mắc. Loại này dùng câu hỏi nghi vấn, không phải câu trả lời hay khẳng định. 

Gồm các loại chính là:

- Đại từ để hỏi người, vật: Gồm các từ như ai, gì, đâu, sao…

- Đại từ để hỏi số lượng: Như Bao nhiêu, bấy nhiêu…

Kết luận: Đại từ thường dễ nhầm với danh từ, tuy nhiên nếu bạn tiếp xúc nhiều sẽ phân tích đươc đâu là đại từ. 


3. Vai trò ccủa đại từ trong câu

Các đại từ trong câu vừa có thể là chủ ngữ, vị ngữ, hoặc phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.

Đại từ cũng có thể trở thành thành phần chính trong câu , đại từ không làm nhiệm vụ định danh. Phần lớn các đại từ có chức năng trỏ và mục đích thay thế .


4. Bài tập đại từ

Bài 1 (trang 56 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Ngôi

Số ít

Số nhiều

1Tôi, tớ, mình, taChúng tôi, chúng tớ, chúng mình, chúng ta
2Anh, chị, màyCác anh, các chị, chúng mày
3Chúng, chúng nó

- Đại từ mình trong câu “Cậu giúp mình với nhé” Dùng để trỏ ngôi thứ nhất (chỉ người nói)

- Mình trong câu ca dao không trỏ ngôi thứ nhất mà trỏ ngôi thứ hai

Bài 2 (trang 56 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Ví dụ:

- Cháu chào ông ạ.

- Cháu mời ông bà xơi cơm.

- Bây giờ bố mới đi làm về.

- Chú kể chuyện cho cháu nghe được không.

- Cô ơi, cô đợi cháu nhé!

Bài 3 (trang 56 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Sao em không ăn chè sầu riêng?

- Ai nấy đều rất vui vì thành tích Thủy đạt được trong kì thi bắn súng vừa qua.

- Bao nhiêu năm công tác giờ chú ấy mới được nghỉ hưu.

Bài 4 (trang 56 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Việc xưng hô với các bạn cùng lớp tùy thuộc vào hoàn cảnh

- Khi thân mật, xã giao có thể xưng hô: mình- cậu, tớ- cậu, mình- bạn

- Khi suồng sã, đùa nghịch: mày- tao

- Khi nghiêm túc, trang trọng: tôi- bạn

Bài 5 (trang 56 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Trong Tiếng Việt, các đại từ mang sắc thái biểu cảm, bộc lộ thái độ một cách tương đối rõ

- Đối với tiếng nước ngoài thì không biểu thị sắc thái biểu cảm này.

icon-date
Xuất bản : 11/07/2021 - Cập nhật : 12/07/2021

Tham khảo các bài học khác