logo

Chuyên đề 5: Phát triển chương trình giáo dục mầm non của khối lớp

Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN hạng III - Chuyên đề 5: Phát triển chương trình giáo dục mầm non của khối lớp

CHUYÊN ĐỀ 5:

 PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CỦA KHỐI LỚP

(Lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN hạng III)

NHÓM HỌC VIÊN

TT

Họ tên

Ngày, tháng, năm sinh

Đơn vị công tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu hỏi:

Câu 1: Phân tích tầm quan trọng của phát triển chương trình giáo dục mầm non của khối lớp.

Câu 2: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động tự do với đồ vật cho trẻ 24- 36 tháng tuổi dưới hình thức hoạt động tự do (hoạt động góc). Tự chọn chủ đề.

BÀI LÀM

Câu 1:

Chương trình Giáo dục mầm non là căn cứ để triển khai và chỉ đạo công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non trong cả nước, đồng thời là căn cứ để đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non, tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảo các điều kiện thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non có chất lượng

Phát triển chương trình là một quá trình liên tục phát triển và hoàn thiện chương trình giáo dục –  đào tạo hoà quyện trong quá trình giáo dục nói chung, quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ nói riêng, để đảm bảo chương trình trở nên có ý nghĩa hơn, có hiệu quả hơn đối với sự phát triển nhân cách của người học - của trẻ nhỏ.

Phát triển chương trình giáo dục mầm non của khối lớp là quá trình liên tục, bao gồm việc rà soát, lập kế hoạch, thực hiện và duy trì chương trình cho từng khối, lớp dựa trên chương trình khung và tình hình thực tế của từng khối lớp.

Tầm quan trọng của phát triển chương trình giáo dục mầm non của khối lớp

Phát triển chương trình giáo dục mầm non là một quá trình liên tục và chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trước hết phát triển chương trình giáo dục mầm non nhằm đáp ứng quan điểm chung về đổi mới, phát triển nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong Thông báo Kết luận “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục- đào tạo đến năm 2020” của Bộ Chính trị (khóa X) đã đưa ra “tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục. Rà soát loại toàn bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông, khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành, chưa khuyến khích đúng mức tính sáng tạo của người học; chuẩn bị xây dựng và triển khai thực hiện bộ chương trình giáo dục phổ thong mới, theo hướng hiện đại, phù hợp và có hiệu quả...”.

Phát triển chương trình giáo dục mầm non Việt Nam của khối lớp cũng không thể nằm ngoài xu hướng phát triển chung của giáo dục mầm non trên thế giới và trong khu vực. Cần tăng cường nghiên cứu và đẩy mạnh việc ứng dụng các quan điểm, phương pháp giáo dục mầm non hiện đại, học hỏi chương trình giáo dục mầm non của các nước nhằm thúc đẩy sự phát triển của chương trình giáo dục mầm non Việt Nam. Qua đó, thực hiện mục tiêu hội nhập theo xu thế toàn cầu hóa của đất nước.

Trong quá trình đó, chương trình của từng khối lớp cần đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm văn hóa, kinh tế, xã hội và đặc điểm tâm –sinh lý của trẻ em Việt Nam. Giáo dục mầm non của nước ta đang trên đà phát triển với những sự thay đổi nhiều lần về chương trình. Với một số khác biệt về con người, về cơ sở vật chất và truyền thống văn hóa nên không thể áp dụng hoàn toàn những tư tưởng giáo dục mầm non trên thế giới mà không có sự chọn lọc. Cần xem xét tính khả thi trong việc vận dụng phù hợp với thực tiễn giáo dục mầm non Việt Nam, đặc biệt

          Đối với giáo viên mầm non, phát triển chương trình cho từng khối lớp giúp giáo viên chủ động trong công việc, thể hiện khả năng sáng tạo của bản thân với các kế hoạch riêng cho khối, lớp của mình. Giáo viên căn cứ trên khả năng thực của trẻ và điều kiện thực tiễn của lớp mình để qua đó xây dựng chương trình cụ thể.

          Phát triển chương trình giáo dục mầm non là tiền đề cần thiết, nhằm thực hiện mục tiêu góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ, hướng tới phát triển cho thế hệ tương lai của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của xã hội hiện đại. Quá trình phát triển chương trình giáo dục mầm non là quá trình lâu dài, huy động sự tham gia của tất cả các cấp, các cơ sở và các bộ phận liên quan để có được quan điểm thống nhất, đồng bộ và phù hợp với từng giai đoạn, từng vùng miền cụ thể.

Câu 2: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động tự do với đồ vật cho trẻ 24- 36 tháng tuổi dưới hình thức hoạt động tự do

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GÓC

Chủ đề: Bé thích đi bằng phương tiện giao thông nào

Đối tượng: Trẻ 24- 36 tháng tuổi

Số lượng: 15 trẻ

Thời gian:  20- 25 phút

Ngày dạy:

Giáo viên dạy:

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên góc chơi và biết được một số đồ dùng, đồ chơi ở góc trẻ tham gia.

- Trẻ biết cách lấy và sử dụng đồ dùng ở góc trẻ chơi.

2. Kỹ năng

- Trẻ biết chọn góc chơi mà trẻ thích, biết tự chọn đồ chơi để chơi.

- Rèn kĩ năng bế em, cho em ăn, ru em ngủ.

- Rèn kĩ năng xếp, xếp cạnh, xếp chồng.

- Rèn trẻ kĩ năng xoay tròn, ấn dẹt.

- Rèn trẻ kĩ năng đi trong đường gập gồ.

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.

- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định khi chơi xong.

- Trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi với bạn.

II. Chuẩn bị

- Phòng học sạch sẽ, rộng rãi.

- Môi trường nhóm lớp: Trang trí theo chủ đề “Bé thích đi bằng phương tiện giao thông nào”.

- Góc hoạt động với đồ vật: Các khối vuông, chữ nhật.

- Góc thao tác vai: Búp bê, giường, bộ đồ chơi nấu ăn: Bát, đĩa, thìa, cốc,…

- Góc vận động: 1 con đường gập gồ làm bằng chai nhựa, các phương tiện giao thông đồ chơi, một số khối làm bằng vỏ hộp giấy.

- Góc nghệ thuật: đất nặn, bảng con, đĩa, khăn lau tay đủ cho trẻ.

III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức:

- Xúm xít, xúm xít.

- Các con ơi hôm nay bố mẹ đưa con đi học bằng xe gì?

- Các con nhớ khi ngồi trên xe các con phải ngồi ngoan hai tay bám chắc vào bố mẹ để không bị ngã các con nhé!

2. Nội dung:

* Giới thiệu góc chơi- Thỏa thuận trước khi chơi

- Hôm nay, cô đã chuẩn bị cho các con rất nhiều đồ chơi ở các góc đấy. Các con có thích không?

- Vậy còn chần chừ gì nữa chúng mình cùng lên ô tô đến xem các góc chơi nào!

- Góc hoạt động với đồ vật: Các con nhìn xem cô đã chuẩn bị cái gì đây?

- Các con sẽ chơi trò chơi gì với những khối gỗ này?

Bạn nào thích xếp ô tô. Bạn nào thích xếp tàu hỏa?

- Con xếp như thế nào?

- Hôm nay các bạn sẽ xếp thật nhiều ô tô, tàu hỏa, đường đi thật đẹp để tí nữa cô và các bạn đến tham quan nhé!

- Chúng mình cùng lên tàu để đến góc chơi tiếp theo nào!

- Góc thao tác vai: Ở đây cô đã chuẩn bị nhiều bạn búp bê đấy. Bạn nào thích chơi với em búp bê nào?

- Là một người chị thì con sẽ làm gì cho em búp bê?

- Các con bế em như thế nào?

- Một lúc nữa các anh các chị sẽ về chơi với em nhé!

- Chúng mình mau đến xem góc nghệ thuật nào!

- Góc nghệ thuật: Cô đã chuẩn bị cái gì đây?

- Các con thích nặn cái gì nào?

- Bạn nào thích nặn bánh xe?

- Con sẽ nặn như thế nào?

- Tí nữa các nghệ nhân sẽ nặn thật nhiều bánh xe đẹp nhé!

- Bây giờ chúng mình cùng lên máy bay để đến góc vận động nào!

- Góc vận động: Các con biết đây là gì không?

- Hôm nay ở góc vận động có 1 trò chơi rất hấp dẫn đấy! Đó là trò chơi “Đi siêu thị”. Muốn đến được siêu thị các con sẽ phải vượt qua con đường gập gồ mới đến được siêu thị đấy!

- Bạn nào thích chơi trò chơi này?

- Con sẽ đi như thế nào?

- Các con vừa chọn góc chơi cho mình rồi đấy, các con nhớ khi chơi phải đoàn kết với bạn, không được tranh giành đồ chơi của nhau không nói to không ném đồ chơi. Các con nhớ chưa nào!

- Bây giờ cô xin mời các con đi nhẹ nhàng về góc chơi mà mình vừa chọn nào!

* Quá trình trẻ chơi:

- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi và xử lý các tình huống xảy ra trong khi chơi.

- Cô đi đến từng góc chơi và hỏi trẻ :

- Con đang làm gì? Con làm như thế nào?

- Cô cùng chơi với trẻ và giúp đỡ trẻ, cô gợi ý cho trẻ liên kết các nhóm chơi.

- Cô chú ý nhiều hơn đến góc chơi mới

- Tạo tình huống cho trẻ xử lí khi cần thiết.

- Khuyến khích, động viên trẻ kịp thời.

* Nhận xét quá trình chơi:

- Cô đến các góc chơi để nhận xét: Góc nào trẻ hết hứng thú chơi trước thì cô nhận xét trước.

- Cô cho trẻ đến góc hoạt động với đồ vật. Cho trẻ nói về kết quả của mình:

- Hôm nay, các bác thợ đã lắp ráp được cái gì?

- Để lắp ráp được ô tô( tàu hỏa, đường đi) các bác phải dùng gì để lắp ráp?

- Hôm nay, cô thấy các bạn chơi ở các góc chơi, bạn nào chơi cũng rất giỏi và biết nhường nhịn nhau không tranh giành đồ chơi của bạn, không ném đồ chơi, không nói to Cô khen tất cả các con nào! Đặc biệt ở góc hoạt động với đồ vật các bạn đã xếp được nhiều ô tô tàu hỏa cho các bác tài xế, các bác lái tàu lưu thông trên đường đấy! Chúng mình hãy thưởng cho các bạn một tràng pháo tay thật to nào!

3. Kết thúc:

Cho trẻ chơi trò chơi “Máy bay” đi vòng quanh lớp 1- 2 vòng trên nền nhạc bài “Anh phi công ơi”

 - Trẻ lại gần cô.

- Xe đạp, xe máy…

- Trẻ lắng nghe

 - Con có ạ

 - Trẻ làm cùng cô

 - Các khối gỗ, gạch

 - Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Xếp chồng, xếp cạnh

 - Trẻ thực hiện cùng cô

- Trẻ trả lời

 - Bế em, ru em ngủ, cho em ăn…

- Bế bằng hai tay

- Trẻ lắng nghe

 - Đất nặn, bảng con…

- Nặn bánh xe

- Trẻ trả lời

- Xoay tròn, ấn dẹt

- Trẻ lắng nghe

- Ô tô, xe máy…

- Trẻ lắng nghe

 - Trẻ trả lời

- Đi trong đường

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ về góc chơi

- Trẻ chơi các trò chơi ở các góc mà trẻ chọn

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 - Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi trò chơi

 

icon-date
Xuất bản : 22/07/2021 - Cập nhật : 23/07/2021