logo

Các tiêu chí chấm Speaking Ielts


4 tiêu chí chấm IELTS Speaking là gì?

Dưới đây là những tiêu chí mà giám khảo coi thi sẽ dựa vào đó đánh giá bài nói của thí sinh:

[CHUẨN NHẤT] Các tiêu chí chấm Speaking Ielts

Dưới đây là những criteria mà các em phải đạt được để đạt những Band mà các em mong muốn

[CHUẨN NHẤT] Các tiêu chí chấm Speaking Ielts (ảnh 2)

Phân tích các tiêu chí chấm Speaking Ielts

1. Fluency & Coherence

[CHUẨN NHẤT] Các tiêu chí chấm Speaking Ielts (ảnh 3)

Độ trôi chảy và mạch lạc (Fluency and Coherence) chính là:

- Khả năng nói những câu dài

- Khả năng sử dụng từ nối (discourse markers); liên từ (conjunctions),… để tạo nên những câu ghép

- Câu văn mạch lạc: Sự mạch lạc ở đây tức là khả năng bạn nói logic, kết hợp ý 1 cách chặt chẽ, trả lời được trọng tâm câu hỏi, không hỏi một đằng trả lời một nẻo. Cùng với đó là cách mở rộng câu trả lời của bạn như thế nào cũng được đánh giá

- Tốc độ nói ổn định, không ngắt quãng: Tốc độ nói là yếu tố hàng đầu khi xét tiêu chí trên. Nói chậm rãi giúp giám khảo dễ dàng nghe câu trả lời của bạn. Hơn thế nữa, nói mạch lạc và trôi chảy cũng rất quan trọng. Bạn cần có khả năng nói liên tục trong khoảng thời gian dài trả lời câu hỏi mà ít khi bị vấp, sử dụng uhm, uh..nhiều.

- Số lần tự sửa lỗi (self-correction)

2. Lexical Resource

[CHUẨN NHẤT] Các tiêu chí chấm Speaking Ielts (ảnh 4)

Ở tiêu chí Lexical Resource, các bạn cần phải chú ý:

- Khả năng sử dụng từ vựng tập trung vào Topic mà bạn gặp khi đi thi (Topic Vocabulary)

- Khả năng giải thích khái niệm mà bạn không biết bằng tiếng Anh 

- Khả năng Paraphrase 

Nên việc học và soạn từ vựng cho những Topic mà thường gặp trong IELTS SPEAKING là rất quan trọng! Nếu dùng vocab cao siêu, những từ không liên quan đến Topic cũng không được tính điểm. Bên cạnh đó phải học thêm kĩ năng Paraphrase và sử dụng từ đồng nghĩa!

3. Grammatical range & Accuracy

[CHUẨN NHẤT] Các tiêu chí chấm Speaking Ielts (ảnh 5)

Tiêu chí này đánh giá các cấu trúc câu mà bạn dùng khi trả lời câu hỏi của giám khảo. Điểm quan trọng nhất cần chú ý ở tiêu chí Grammartical Range and Accuracy

- Sử dụng các cấu trúc câu hợp lí 

- Không nên dùng toàn câu đơn, mà nên sử dụng câu phức 

- Tránh các lỗi về thì, và ngữ pháp cơ bản 

LƯU Ý:

- Dùng các từ liên kết giữa các câu sẽ khiến bài nói mạch lạc và chặt chẽ hơn.

- Những câu có thể dùng thể bị động thì không nên dùng ở thể chủ động, những câu trái sự thật ở hiện tại thì không dùng thì hiện tại đơn, có thể dùng câu đảo ngữ thì không nên dùng cấu trúc câu thông thường, nếu có thêm mệnh đề phụ thì không nên dùng câu đơn, và thêm trạng ngữ vào câu nếu có thể.

- Nên dùng cụm từ thay cho những tính từ hoặc động từ mà bạn khó phát âm và cũng để giúp bài nói lưu loát hơn.

Ví dụ:

Sử dụng câu: I may fit in the local life very smoothly 

Thay vì: I may adapt to the local life very smoothly.

Các em thấy là so với adapt to thì fit in dễ phát âm hơn nhiều nên việc chọn những từ nào để học đễ dễ dùng cũng rất quan trọng

4. Pronunciation   

[CHUẨN NHẤT] Các tiêu chí chấm Speaking Ielts (ảnh 6)

Điểm quan trọng nhất cần chú ý ở tiêu chí Pronunciation

- Khả năng phát âm các nguyên âm, phụ âm 

- Nhấn đúng trọng âm

- Có ngữ điệu 

- Không nói quá nhanh, hoặc quá chậm 

- Ngắt nghỉ đúng chỗ 

Bạn có thể sử giọng Anh hoặc Mỹ, tuy nhiên cần phải rõ ràng và dễ hiểu, phát âm các nguyên âm và phụ âm chính xác, đúng trọng âm và không nói đều đều mà nên có ngữ điệu, nhịp điệu lên xuống, không nói quá nhanh hay quá chậm và lưu ý ngắt nghỉ giọng đúng chỗ.


Yêu cầu của các tiêu chí IELTS Speaking khi chấm điểm

Dưới đây là những tiêu chí mà giám khảo sẽ đánh giá bài viết Writing Task 2 của thí sinh (phiên bản tiếng Việt dựa trên file công bố chính thức của Hội đồng chấm thi British Council & IDP)

Điểm

Độ trôi chảy và tính mạch lạc

Khả năng từ vựng

Tính chính xác và đa dạng ngữ pháp

Phát âm

9

+ Nói trôi chảy, gần như không bị lặp từ, sửa từ hoặc ngập ngừng để tìm ý.

+ Bố cục bài nói chắc chắn và trọn vẹn, phát triển đầy đủ ý và hợp lý.

+ Khả năng từ vựng linh hoạt và chính xác trên các chủ đề.

+Sử dụng thành ngữ chính xác và tự nhiên.

+ Sử dụng đa dạng các cấu trúc tự nhiên và phù hợp.

+ Sử dụng cấu trúc hoàn toàn chính xác, ngoại trừ các lỗi đặc trưng mà bài nói của người bản xứ cũng mắc phải.

+ Sử dụng các tiêu chí phát âm chính xác và khéo léo.

+ Sử dụng linh hoạt các tiêu chí, rất dễ hiểu.

8

+ Nói trôi chảy, hiếm khi bị lặp từ hoặc tự sửa lỗi, hiếm khi phải tạm dừng để tìm ý.

+ Bài nói có bố cục hợp lí và trọn vẹn

+ Vốn từ rộng và có khả năng diễn đạt chính xác ý tứ.

+ Biết sử dụng thành ngữ và từ ít gặp một cách thành thạo, hiếm khi bị sai.

+ Sử dụng diễn giải đồng nghĩa hiệu quả theo yêu cầu.

 

+ Sử dụng nhiều cấu trúc câu phức tạp.

+ Đa số câu nói đều không có lỗi ngữ pháp không phù hợp hoặc lỗi không hệ thống/ cơ bản.

+ Sử dụng đa dạng các tiêu chí phát âm.

+ Giữ vững các tiêu chí và sử dụng linh hoạt, hiếm gặp lỗi.

+ Bài nói dễ hiểu và không bị tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng đến giọng điệu.

7

+ Nói liền mạch mà không cần cố gắng quá sức hoặc thiếu mạch lạc.

+ Đôi khi còn ngập ngừng khi thiếu ý từ hoặc lặp từ hoặc tự sửa lỗi.

+ Sử dụng linh hoạt liên từ kết nối câu.

+ Đủ vốn từ để nói về nhiều chủ đề khác nhau.

+ Sử dụng được một số thành ngữ hoặc từ ít gặp, hiểu văn phong và cụm từ phù hợp dù còn mắc lỗi.

+ Diễn giải đồng nghĩa khá tốt.

+ Sử dụng linh hoạt một vài cấu trúc phức tạp.

+ Đa số câu không bị mắc lỗi dù vẫn có ít lỗi ngữ pháp.

+ Có tất cả các ưu điểm của thang điểm 6, nhưng chưa đủ ưu điểm của thang điểm 8.

6

+ Có cố gắng kéo dài bài nói, thỉnh thoảng thiếu tính mạch lạc do lặp từ, tự sửa lỗi hoặc ngập ngừng.

+ Có sử dụng nhiều liên từ kết nối nhưng chưa phù hợp.

 

+ Khả năng từ vựng đủ rộng để thảo luận các chủ đề và truyền đạt được đúng ý nghĩa cần nói dù còn sai sót.

+ Nhìn chung biết diễn giải đồng nghĩa.

+ Sử dụng hỗn hợp cấu trúc đơn giản lẫn phức tạp nhưng còn mắc lỗi nhiều.

+ Thường xuyên mắc lỗi với cấu trúc phúc tạp nhưng không gây khó hiểu cho người nghe.

 

+ Thể hiện được các tiêu chí phát âm nhưng còn sai sót.

+ Sử dụng hiệu quả một vài tiêu chí nhưng không duy trì lâu.

+ Nhìn chung dễ hiểu nhưng mắc lỗi phát âm về từ đơn hoặc đơn âm thỉnh thoảng gây khó hiểu.

5

+ Nhìn chung là mạch lạc nhưng hay tự lặp từ, sửa lỗi hoặc nói chậm để duy trì nhịp độ.

+ Có thể bị lặp đi lặp lại các liên từ và thán từ.

+ Có thể sử dụng thành thạo câu đơn nhưng chưa trôi chảy trong cấu trúc phức tạp.

 

+ Có thể nói các chủ đề thường gặp hoặc ít gặp nhưng vốn từ bị giới hạn.

+ Có cố gắng sử dụng diễn giải đồng nghĩa nhưng chưa thành công.

+ Nói được chính xác các câu đơn giản.

+ Hạn chế trong việc sử dụng các cấu trúc phức tạp, thường mắc nhiều lỗi và gây khó hiểu cho người nghe.

 

+ Có tất cả các ưu điểm của thang điểm 4 nhưng chưa đủ ưu điểm của thang điểm 6.

4

+ Không thể trả lời trôi chảy, thường xuyên ngập ngừng và nói chậm để giữ nhịp nói, thường xuyên lặp từ hoặc tự sửa lỗi.

+ Biết nối các câu đơn thành đoạn văn, nhưng liên từ được sử dụng một cách đơn điệu, bài nói khó hiểu.

+ Có khả năng nói về các chủ đề quen thuộc, nhưng chỉ đưa ra từ ngữ đơn giản khi gặp chủ đề lạ, hay chọn sai từ.

+ Gần như không sử dụng diễn giải đồng nghĩa.

 

+ Có khả năng nói được câu đơn và cấu trúc ngữ pháp đơn giản nhưng hiếm khi sử dụng được câu ghép.

+ Thường xuyên mắc lỗi dẫn tới khó hiểu cho người nghe.

+ Chỉ thể hiện được rất ít tiêu chí phát âm.

+ Thường xuyên phát âm sai làm cho người nghe rất khó nắm bắt.

 

3

+ Nói ngừng rất lâu, hạn chế trong việc kết nối câu đơn.

+ Chỉ đưa ra câu trả lời đơn giản và không thể đưa ra được các thông điệp đơn giản.

+ Sử dụng từ vựng đơn giản để đưa ra các thông tin.

+ Có rất ít từ vựng cho các chủ đề quen thuộc.

+ Có cố gắng trong việc sử dụng câu đơn nhưng ít thành công hoặc trả lời theo khả năng ghi nhớ.

+ Mắc rất nhiều lỗi, ngoại trừ việc ghi nhớ thuộc lòng.

 

+ Có tất cả các ưu điểm của thang điểm 2 nhưng chưa đủ ưu điểm của thang điểm 4.

2

+ Ngập ngừng trước hầu hết các câu nói.

+ Rất hạn chế trong giao tiếp

+ Chỉ sử dụng được từ đơn hoặc ghi nhớ thuộc lòng.+ Không thể dùng câu đơn ghép thành đoạn.+ Bài nói khó nắm bắt.

1

+ Không thể giao tiếp được.

+ Không đánh giá được khả năng ngôn ngữ.

   
  • Giám khảo chỉ chấm band điểm 0 trong trường hợp thí sinh không tham gia bài thi Speaking.
icon-date
Xuất bản : 21/07/2021 - Cập nhật : 23/07/2021