logo

Chú ý không chủ định phụ thuộc nhiều nhất vào?

icon_facebook

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Chú ý không chủ định phụ thuộc nhiều nhất vào?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về  môn Tâm lí học là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Chú ý không chủ định phụ thuộc nhiều nhất vào?

A. Đặc điểm vật kích thích.

B. Xu hướng cá nhân.

C. Mục đích hoạt động.

D. Tình cảm của cá nhân.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Đặc điểm vật kích thích.

Chú ý không chủ định phụ thuộc nhiều nhất vào đặc điểm vật kích thích.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về hiện tượng tâm lý chú ý nhé!


Kiến thức mở rộng về hiện tượng tâm lý chú ý


1. Chú ý là gì?

- Chú ý là một trạng thái tâm lí thường “đi kèm” với các hoạt động tâm lí mà chủ yếu là các hoạt động nhận thức, bởi vì khi đi với quá trình xúc cảm thì cũng chính là chú ý nhận biết tâm hạng, trạng thái xúc động của bản thân, hoặc chú ý trong hành động là chú ý nhận biết (tri giác) những động tác kết quả của hành động. Chú ý tạo điều kiện cho các hoạt động đó phản ánh tốt nhất đối tượng. Chú ý không có đối tượng riêng, đối tượng của nó chính là đối tượng của hoạt động tâm lí mà nó “đi kèm”.

- Vì vậy chú ý được coi là “cái nền”, “cái phông”, là điều kiện tâm lí của hoạt động có ý thức.

- Cơ sở sinh lí của chú ý là phản xạ định hướng (phản xạ “cái gì thế”,) Phản xạ định hướng xuất hiện trong não bộ khi có kích thích mới lạ trong môi trường sống, nó có tác dụng định hướng và giúp cho cơ thể có thể phản ứng tốt nhất đối với vật kích thích. Phản xạ định hướng là phản xạ bẩm sinh, xuất hiện với bất cứ kích thích nào miễn là kích thích mới lạ, khác thường, nếu kích thích lặp đi, lặp lại thì phản xạ sẽ bị mất.

Chú ý không chủ định phụ thuộc nhiều nhất vào?

- Chú ý thường được biểu hiện ra bằng cả những dấu hiệu bên ngoài và bên trong như bằng những hình thức nhìn “chằm chằm”, “không chớp mắt”, “vểnh tai”, “há hốc miệng” khi nghe, kìm hãm những động tác thừa “ngồi im thin thít hoặc ngược lại cử động cơ thể theo những cử động hay chuyển động của đối tượng chú ý. Khi chú ý tập trung lâu dài, căng thẳng, hô hấp cơ thể thay đổi khi đó hô hấp trở nên nông hơn, thưa hơn, quan hệ giữa thời gian hít vào và thở ra thay đổi, thời gian hít vào ngắn và thở ra dài hơn.

- Tuy nhiên không phải lúc nào giữa chú ý và các biểu hiện của chú ý cũng đồng nhất, mà có lúc mâu thuẫn giữa biểu hiện bên ngoài và chú ý bên trong thường gọi là “vờ chú ý”. Vì vậy khi đánh giá chú ý vừa phải căn cứ vào hiệu quả của chú ý, đồng thời cũng phải thấy rằng có trường hợp chú ý tốt nhưng hiệu quả không cao do các nguyên nhân khác nhau của chủ thể.


2. Phân loại chú ý

a. Chú ý không chủ định

- Chú ý không chủ định là loại chú ý không có mục tiêu tự giác, không cần sự nỗ lực của bản thân, không sử dụng một giải pháp thủ pháp nào mà vẫn chú ý được vào đối tượng người dùng .

- Chú ý không chủ định đa phần do ảnh hưởng tác động bên ngoài gây ra, phụ thuộc vào vào đặc thù vật kích thích .
Vật kích thích mới lạ, mê hoặc về hình dáng, sắc tố.

+ Cường độ của vật kích thích.

+ Sự tương phản giữa vật kích thích và bối cảnh.

- Ngoài đặc thù của bản thân đối tượng người tiêu dùng vật kích thích, thì quan hệ của đối tượng người tiêu dùng với nhu yếu, hứng thú tình cảm của chủ thể cũng là nguyên do gây ra chú ý không chủ định. Chú ý không chủ định có đặc thù cơ bản : Không có mục tiêu đặt ra trước không có giải pháp để chú ý, không yên cầu sự cố gắng, nỗ lực ý chí, thế cho nên sẽ ít stress và không stress thần kinh nhưng đồng thời chú ý không chủ định kém bền vững và kiên cố .

Chú ý không chủ định phụ thuộc nhiều nhất vào? (ảnh 2)

b. Chú ý có chủ định

- Chú ý có chủ định là sự định hướng hoạt  động do  bản thân chủ thể đặt ra. Do  bản thân  xác  định mục  đích hành  động nên chú ý có  chủ định phụ  thuộc  nhiều  vào chính mục đích và nhiệm vụ  hành  động.  Loại  chú ý này  mang  tính bền vững cao hơn. Tuy nhiên do cần phải  có nỗ  lực ý chí nên nếu kéo dài  chú ý có chủ định thì dễ gây căng thẳng, mệt mỏi.


3. Các thuộc tính của chú ý

+ Sức tập trung chú ý: Là khả năng gạt bỏ những gìn không liên quan đến họat động, tập trung ý thức cao độ vào một phạm vi đối tượng tương đối hẹp, cần thiết cho họat động. Khái niệm sức tập trung chú ý liên quan đến khái niệm khối lượng chú ý.

+ Sự phân phối chú y là đồng thời cùng mốt lúc chú ý tới nhiều đối tượng hay nhiều họat động khác nhau một cách có chủ định. sự phân phối chú ý không phải là sự chia đều sức chú ý cho nhiều đối tượng, hoạt động

+ Sự di chuyển chú ý: Là sự chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác theo yêu cầu của hoạt động. Sư di chuyển chú ý là sức chú ý được thay thế có  thức

+ Sự bền vững chú ý: Là khả năng duy trì lâu dài vào một hay một số đối tượng của chú ý


4. Vai trò của chú ý

- Chú ý giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.

- Chú ý là điều kiện để hoạt động nhận thức diễn ra dưới các cấp độ khác nhau. Chú ý giúp ta tiếp cận, nắm bắt được đối tượng và làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức. 

- Sự chú ý đến các thuộc tính căn bản của sự vật, hiện tượng giúp ta cân nhắc đến các thuộc tính ấy một cách tốt nhất.

- Đặc biệt trong hoạt động tư pháp, chú ý có vai trò quan trọng, như: Chú ý ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc mà người cán bộ tư pháp tiến hành, giúp người cán bộ tư pháp tập trung nhận thức lên các tình tiết, thông tin cần thiết, qua đó có được cái nhìn tổng thể, khách quan, đúng đắn về vấn đề cần giải quyết. Trong hoạt động tố tụng, khi người cán bộ tư pháp biết định hướng sự chú ý của các chủ thể một cách phù hợp sẽ giúp cho việc đánh giá đúng đắn lời khai của họ, đảm bảo được tính chính xác trong các phán quyết.

icon-date
Xuất bản : 03/04/2022 - Cập nhật : 14/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads