logo

Chọn phát biểu sai về ion

Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Chọn phát biểu sai về ion” kết hợp với những kiến thức mở rộng về liên kết hóa học là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.


Trắc nghiệm: Chọn phát biểu sai về ion

A. Ion là phần tử mang điện.

B. Ion  âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.

C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.

D. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.

Trả lời:

Đáp án đúng:  B. Ion  âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.

Liên kết hóa học là một trong những kiến thức hóa học hay, giúp các bạn bổ sung kiến thức hóa học vô cơ . Mời các bạn cùng Top lời giải  tham khảo qua phần tóm tắt dưới đây .


Kiến thức mở rộng về liên kết hóa học.


I. Khái niệm về liên kết hóa học

1. Khái niệm về liên kết

Trừ trường hợp các khí hiếm, ở điều kiện bình thường các nguyên tử của các nguyên tố không tồn tại ở trạng thái tự do, riêng rẽ mà liên kết với các nguyên tử khác nhau tạo thành phân tử hay tinh thể.

=> Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử để tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.

[ĐÚNG NHẤT] Chọn phát biểu sai về ion

2. Quy tắc bát tử (8 electron)

Theo quy tắc bát tử thì các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt cấu hình vững bền của các khí hiếm với 8 electron (hoặc 2 electron với heli) ở lớp ngoài cùng.


II. Sự tạo thành anion, cation

1. Liên kết ion.

a) Các nguyên tử kim loại có 1, hoặc 2, hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng nên khi đi vào liên kết nó có xu hướng nhường hết số electron lớp ngoài cùng để cho lớp sát cùng trở thành bão hòa và sau khi nhường electron thì phần còn lại trở thành phần tử mang điện tích dương gọi là ion dương (hay cation)

b) Các nguyên tử phi kim có số electron ở lớp ngoài cùng là 5 hoặc 6 hoặc 7 nên khi biến động có xu hướng thu thêm 1, 2, 3 electron vào lớp ngoài cùng để có vỏ electron giống khí hiếm. sau khi nhận thêm electron thì nó trở thành phần tử mang điện âm, gọi là ion âm (hay anion).

Liên kết ion: Là liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu

- Điều kiện hình thành liên kết ion:

+ Liên kết được hình thành giữa các nguyên tố có tính chất khác hẳn nhau (kim loại điển hình và phi kim điển hình).

+ Quy ước hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử liên kết ≥ 1,7 là liên kết ion (trừ một số trường hợp).

- Dấu hiệu cho thấy phân tử có liên kết ion:

+ Phân tử hợp chất được hình thành từ kim loại điển hình (kim loại nhóm IA, IIA) và phi kim điển hình (phi kim nhóm VIIA và Oxi).

Ví dụ: Các phân tử NaCl, MgCl2, BaF2, …đều chứa liên kết ion, là liên kết được hình thành giữa các cation kim loại và anion phi kim.

+ Phân tử hợp chất muối chứa cation hoặc anion đa nguyên tử.

Ví dụ: Các phân tử NH4Cl, MgSO4, AgNO3,… đều chứa liên kết ion, là liên kết được hình thành giữa cation kim loại hoặc amoni và anion gốc axit.

Đặc điểm của hợp chất ion: Các hợp chấy ion có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao, dẫn điện khi tan tròn nước hoặc nóng chảy.

- Ion được chia thành cation và anion:

  • Cation: Ion dương
  • Anion: Ion âm

2. Sự tạo thành cation

- Ion mang điện tích dương gọi là ion dương hay cation.

- Nếu các nguyên tử nhường bớt electron khi tham gia phản ứng hóa học nó sẽ trở thành các phần tử mang điện tích dương hay còn gọi là cation.

Ví dụ: Sự hình thành Cation của nguyên tử Li(Z=3)

Cấu hình e: 1s22s1

1s22s→ 1s2 + 1e

(Li)        (Li+)

Hay: Li → Li+ 1e

Li+ gọi là cation liti

3. Sự tạo thành anion

- Ion mang điện tích âm được gọi là ion âm hay anion.

- Nếu các nguyên tử nhận thêm electron trong khi tham gia phản ứng hóa học thì nó sẽ trở thành các phần tử mang điện tích âm (anion). 

Cấu hình e: 1s22s22p5

1s22s22p5 + 1 e → 1s22s22p6

    (F)                       (F )

Hay: F + 1e → F)

F- gọi là anion florua

4. Ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử

+ Ion đơn nguyên tử là các ion tạo nên từ một nguyên tử: VD: Li+, Na+ , S2-

+ Ion đa nguyên tử là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm. VD: NH4+, OH-

[ĐÚNG NHẤT] Chọn phát biểu sai về ion (ảnh 2)

III. Tinh thể ion

- Tinh thể ion rất bền vững vì lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu trong tinh thể ion rất lơn. Các hợp chất ion đều khá rắn, khó bay hơi, khó nóng chảy

VD: Tinh thể NaCl 

[ĐÚNG NHẤT] Chọn phát biểu sai về ion (ảnh 3)
icon-date
Xuất bản : 15/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022