logo

Các loại đường đa phổ biến?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Các loại đường đa phổ biến?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Hóa học 10 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Các loại đường đa phổ biến? 

A. Glucôzo, fructôzo, xenlulozo.

B. Glucôzo, lactôzo, fructôzd.

C. Tinh bột, xenlulozo, glicogen

D. Tinh bột, saccarôzo, galactôzơ.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Tinh bột, xenlulozo, glicogen

Các loại đường đa phổ biến là tinh bột, xenlulozo, glicogen


Kiến thức tham khảo về tinh bột, xenlulozo, glicogen


1. Tinh bột

a. Khái niệm

- Tinh bột tiếng Hy Lạp là amidon (CAS# 9005-25-8, công thức hóa học: (C6H10O5)n) là một polysacarit carbohydrate  chứa hỗn hợp amyloza và amylopectin, tỷ lệ phần trăm amiloza và amilopectin thay đổi tùy thuộc vào từng loại tinh bột, tỷ lệ này thường từ 20:80 đến 30:70. Tinh bột có nguồn gốc từ các loại cây khác nhau có tính chất vật lý và thành phần hóa học khác nhau. Chúng đều là các polyme cacbohydrat phức tạp của glucose (công thức phân tử là C6H12O6). Tinh bột được thực vật tạo ra trong tự nhiên trong các quả, củ như: ngũ cốc. Tinh bột, cùng với protein và chất béo là một thành phần quan trọng bậc nhất trong chế độ dinh dưỡng của loài người cũng như nhiều loài động vật khác. Ngoài sử dụng làm thực phẩm ra, tinh bột còn được dùng trong công nghiệp sản xuất giấy, rượu, băng bó xương. Tinh bột được tách ra từ hạt như ngô và lúa mì, từ rễ và củ như sắn, khoai tây, dong là những loại tinh bột chính dùng trong công nghiệp.

[ĐÚNG NHẤT] Các loại đường đa phổ biến?

- Thuốc thử tinh bột là Iod. Dung dịch Iod tác dụng với hồ tinh bột cho màu xanh lam đặc trưng.

b. Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên

- Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội

- Trong nước nóng từ 65oC trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo (hồ tinh bột)

- Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc, củ (khoai, sắn), quả (táo, chuối)...

c. Tính chất hóa học

* Phản ứng thủy phân

- Thủy phân nhờ xúc tác axit: Dung dịch tinh bột không có phản ứng tráng bạc nhưng sau khi đun nóng với axit vô cơ loãng ta được dung dịch có phản ứng tráng bạc. Nguyên nhân tinh bột bị thủy phân hoàn toàn cho glucozơ:

[ĐÚNG NHẤT] Các loại đường đa phổ biến? (ảnh 2)

- Thủy phân nhờ enzim: Phản ứng thủy phân tinh bột cũng xảy ra nhờ một số enzim. Nhờ enzim α- và β – amilaza (có trong nước bọt và trong mầm lúa) tinh bột bị thủy phân thành đextrin (C6H10O5)x (x < n) rồi thành mantozơ, mantozơ bị thủy phân thành glucozơ nhờ enzim mantaza.

* Phản ứng màu với dung dịch iot

- Thí nghiệm: Nhỏ dung dịch iot vào ống nghiệm dựng dung dịch iot vào ống nghiệm đựng dung dịch hồ tinh bột hoặc vào mặt cắt của củ khoai.

- Hiện tượng: Dung dịch hồ tinh bột đựng trong ống nghiệm cũng như mặt cắt củ khoai lang đều nhuốm màu xanh tím. Khi đun nóng, màu xanh tím biến mất, khi để nguội màu xanh tím lại xuất hiện.

- Giải thích: Phân tử tinh bột hấp phụ iot tạo ra màu xanh tím. Khi đun nóng, iot bị giải phóng ra khỏi phân tử tinh bột làm mất màu xanh tím đó. Khi để nguội, ion hấp phụ trở lại làm dung dịch có màu xanh tím. Phản ứng này được dùng để nhận ra tinh bột bằng iot và ngược lại.


2. Xenlulozo

a. Khái niệm

– Công thức phân tử (C6H10O5)n.

– Công thức cấu tạo: do các gốc β-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glicozit tạo thành mạch thẳng, mỗi gốc chỉ còn lại 3 nhóm OH tự do nên có thể viết công thức cấu tạo ở dạng [C6H7O2(OH)3]n.

- Cellulose không tan trong nước ngay cả khi đun nóng và các dung môi hữu cơ thông thường. Tan trong một số dung dịch acid vô cơ mạnh như: HCl, HNO3,… một số dung dịch muối: ZnCl2, PbCl2,…

b. Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên

- Xenlulozơ là chất rắn hình sợi, màu trắng, không mùi, không vị, không tan trong nước và trong dung môi hữu cơ thông thường như benzen, ete

- Là thành phần chính tạo nên lớp thành tế bào thực vật, giúp cho các mô thực vật có độ bền cơ học và tính đàn hồi. Cellulose có nhiều tập trung trong bông (95-98%), đay, gai, tre, nứa, gỗ… (Cellulose chiếm khoảng 40-45% trong gỗ).

[ĐÚNG NHẤT] Các loại đường đa phổ biến? (ảnh 3)

c. Tính chất hóa học

* Phản ứng của polisaccarit (thủy phân)

 - Xảy ra khi đun nóng xenlulozơ với dung dịch axit vô cơ

(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6

 - Phản ứng cũng xảy ra nhờ enzim xenlulaza (trong dạ dày trâu, bò…). Cơ thể con người không đồng hóa được xenlulozơ

* Phản ứng của ancol đa chức

- Với HNO3/H2SO4 đặc (phản ứng este hóa):

[C6H7O2(OH)3]n + nHNO3 (đặc) → [C6H7O2(OH)2ONO2]n + nH2

                                                                  Xenlulozơ mononitrat

[C6H7O2(OH)3]n + 2nHNO3 (đặc) → [C6H7O2(OH)(ONO2)2]n + 2nH2

                                                              Xenlulozơ đinitrat

[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 (đặc) → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

                                                            Xenlulozơ trinitrat

+ Hỗn hợp xenlulozơ mononitrat, xenlulozơ đinitrat được gọi là coloxilin. Coloxilin dùng để chế tạo chất dẻo xenluloit dùng để làm bóng bàn, đồ chơi…

+ Hỗn hợp chứa chủ yếu xenlulozơ trinitrat được gọi là piroxilin (làm chất nổ), dùng để chế tạo thuốc súng không khói. Phản ứng nổ xảy ra như sau:

2[C6H7O2(ONO2)3]n → 6nCO2 + 6nCO + 4nH2O + 3nN2 + 3nH2

- Với anhiđrit axetic (có H2SO4 đặc)

[C6H7O2(OH)3]n + 3n(CH3CO)2O → [C6H7O2(OCOCH3)3]n + 3nCH3COOH

+ Xenlulozơ triaxetat là một loại chất dẻo, dễ kéo thành tơ sợi

- Với CS2 và NaOH

[C6H7O2(OH)3]n + nNaOH → [C6H7O2(OH)2ONa]n + nH2O

[C6H7O2(OH)2ONa]n + nCS2 → [C6H7O2(OH)2OCS–SNa]n

                                                     Xenlulozơ xantogenat

+ Xenlulozơ xantogenat dùng để điều chế tơ visco

- Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2, nhưng tan được trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2 (nước Svayde) tạo chất lỏng nhớt dùng để tạo tơ đồng - amoniac.


3. Glycogen

a. Khái niệm

- Glycogen là một dạng carbohydrate được lưu trữ trong cơ thể. Glycogen tương tự như tinh bột, một polyme glucose có chức năng dự trữ năng lượng ở thực vật. Nó có cấu trúc giống với amylopectin (thành phần của tinh bột), nhưng có nhiều nhánh hơn và xếp khít nhau hơn so với tinh bột. 

b. Cấu trúc của glicogen

- Glycogen là một polyme sinh học phân nhánh chứa các mạch thẳng của phần cặn của glucose và cứ cách từ 8 đến 12 phân tử glucose thì có một mạch nhánh. Những chuỗi này sau đó lại tiếp tục liên kết với nhau tạo nên các hạt lớn gồm hơn 50.000 phân tử glucose. Glucose được liên kết thẳng với nhau thông qua liên kết glycosidic α (1→4) từ một glucose tới phân tử tiếp theo. Các nhánh liên kết với chuỗi polyme chính bằng liên kết glycosidic α (1→6) giữa glucose thứ nhất của nhánh mới với glucose trên mạch chính. Do quá trình sinh tổng hợp lên glycogen, mỗi hạt glycogen có một protein glycogenin ở lõi của nó. 

- Glycogen trong cơ, gan và tế bào béo được giữ dưới dạng hydrat hóa, (3 đến 4 phần nước) kết hợp với kali (0,45 mmol K/g glycogen). Những hạt glycogen này được lưu trữ cùng với nước và kali trong các tế bào cơ và gan, cho đến khi cơ thể phân hủy và sử dụng chúng để làm năng lượng.

[ĐÚNG NHẤT] Các loại đường đa phổ biến? (ảnh 4)
Hình dạng của 1 hạt glicogen

- Những sợi như sợi dây ruy bằng nhiều màu ở trung tâm đại diện cho một dạng protein chuyên biệt, đóng vai trò là điểm nối để tất cả các chuỗi glycogen gắn vào. Hạt glycogen lớn hơn khi ngày càng có nhiều chuỗi glycogen được gắn vào hạt nhân này, và nó bị thu nhỏ lại khi các sợi bị phá vỡ để sử dụng làm năng lượng.

icon-date
Xuất bản : 11/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022