logo

Câu hỏi: Khi một vật dao động điều hòa thì

Câu hỏi: Khi một vật dao động điều hòa thì

A. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở VTCB.

B. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

C. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ.

D. vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

Trả lời:

Đáp án: D. vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

Các em cùng Toploigiai tìm hiểu thêm các kiến thức về giao động điều hoà nhé!


1. Khái niệm

- Dao động cơ: là chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng ( vị trí hợp lực tác dụng lên vật bằng không). VD: chuyển động đung đưa của chiếc lá,...

- Dao động tuần hoàn: là dao động cơ mà sau những khoảng thời gian bằng nhau vật trở lại vị trí cũ theo hướng cũ. Khi vật trở lại vị trí cũ theo hướng cũ thì vật thực hiện được một dao động toàn phần. Thời gian vật thực hiện một dao động toàn phần là một chu kỳ T. Số dao động toàn phần vật thực hiện được trong 1s là tần số f.

[CHUẨN NHẤT] Câu hỏi: Khi một vật dao động điều hòa thì

- VD: dao động của con lắc đồng hồ. Vị trí B: là vị trí cân bằng của con lắc.

[CHUẨN NHẤT] Câu hỏi: Khi một vật dao động điều hòa thì (ảnh 2)

       +) Quá trình từ B → C → B: vật trở về cùng một vị trí nhưng không cùng chiều nên không phải là một dao động toàn phần.

       +) Quá trình B → C → B → A → B: là một dao động toàn phần.

Dao động điều hòa: là dao động trong đó li đô (vị trí) của vật là một hàm côsin (hay sin) của thời gian.


2. Cách biểu diễn phương trình dao động điều hòa bằng một vecto quay.

[CHUẨN NHẤT] Câu hỏi: Khi một vật dao động điều hòa thì (ảnh 3)
x = A cos⁡(ωt + φ)
[CHUẨN NHẤT] Câu hỏi: Khi một vật dao động điều hòa thì (ảnh 4)
Biên độ A
[CHUẨN NHẤT] Câu hỏi: Khi một vật dao động điều hòa thì (ảnh 5)
Tần số góc ωQuay đều với tốc độ góc ω
Pha dao động ωt + φGóc hợp bởi vectơ và trục Ox

3. Cách xác định các đại lượng đặc trưng trong dao động điều hòa hay, chi tiết

3.1. Phương pháp

Xác định các đại lượng như biên độ A, vận tốc góc ω, chu kỳ, tần số, pha ban đầu, ... bằng cách đồng nhất với phương trình chuẩn của dao động điều hòa.

- Dao động điều hòa là dao động mà li độ của vật được biểu thị bằng hàm cosin hay sin theo thời gian.

Hoặc là nghiệm của phương trình vi phân: x’’ + ω2x = 0 có dạng như sau:

x = Acos(ωt + φ)

Trong đó:

x: Li độ, li độ là khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng ( Đơn vị độ dài)

A: Biên độ (li độ cực đại) ( Đơn vị độ dài)

ω: Vận tốc góc (rad/s)

ωt + φ: Pha dao động (rad/s) tại thời điểm t, cho biết trạng thái dao động của vật ( gồm vị trí và chiều )

φ: Pha ban đầu (rad) tại thời điểm t = 0s, phụ thuộc vào cách chọn gốc thời gian, gốc tọa độ.

φ, A là những hằng số dương;

- Phương trình vận tốc v (m/s)

v = x’ = v = - Aωsin(ωt + φ) = ωAcos(ωt + φ + π/2 )

→ vmax = ωA Tại vị trí cân bằng x = 0

vmin = 0 Tại 2 biên x = 2 hoặc x = -2.

Nhận xét: Trong dao động điều hoà vận tốc sớm pha hơn li độ góc π/2.

- Phương trình gia tốc a (m/s2)

a = v’ = x’’ = a = - ω2Acos(ωt + φ) = - ω2x = ω2Acos(ωt + φ + π/2)

→ amax = ω2A tại 2 biên

amin = 0 tại vtcb x = 0

Nhận xét: Trong dao động điều hoà gia tốc sớm pha hơn vận tốc góc π/2 và ngược pha với li độ.

- Chu kỳ: 

[CHUẨN NHẤT] Câu hỏi: Khi một vật dao động điều hòa thì (ảnh 6)

Trong đó (t: thời gian; N là số dao động thực hiện trong khoảng thời gian t)

“Thời gian để vật thực hiện được một dao động hoặc thời gian ngắn nhất để trạng thái dao động lặp lại như cũ.”

- Tần số: 

[CHUẨN NHẤT] Câu hỏi: Khi một vật dao động điều hòa thì (ảnh 7)

“Tần số là số dao động vật thực hiện được trong một giây (số chu kỳ vật thực hiện trong một giây).”

3.2. Ví dụ

Ví dụ 1: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 4cos(2πt + π/2) cm. Xác định biên độ, chu kỳ và vị trí ban đầu của vật?

Hướng dẫn:

Đồng nhất phương trình với phương trình chuẩn dao động điều hòa x = Acos(ωt + φ), ta được:

[CHUẨN NHẤT] Câu hỏi: Khi một vật dao động điều hòa thì (ảnh 8)

Thời điểm ban đầu là lúc t = 0, thay vào phương trình, được x = 4cos (π/2) = 0, thời điểm ban đầu vật đang ở vị trí cân bằng.

Ví dụ 2: Một vật dao động điều hòa với biên độ 10 cm. Trong khoảng thời gian 90 giây, vật thực hiện được 180 dao động. Lấy π2 = 10.

a) Tính chu kỳ, tần số dao động của vật.

b) Tính tốc độ cực đại và gia tốc cực đại của vật.

Hướng dẫn:

a) Ta có Δt = N.T → T = Δt/N = 90/180 = 0,5 s

Từ đó ta có tần số dao động là f = 1/T = 2 (Hz).

b) Tần số góc dao động của vật là

[CHUẨN NHẤT] Câu hỏi: Khi một vật dao động điều hòa thì (ảnh 9)

Tốc độ cực đại, gia tốc cực đại của vật được tính bởi công thức:

[CHUẨN NHẤT] Câu hỏi: Khi một vật dao động điều hòa thì (ảnh 10)
icon-date
Xuất bản : 07/08/2021 - Cập nhật : 07/08/2021