Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Hồ Chí Minh đã tiếp thu những yếu tố nào của phật giáo?” kết hợp với những kiến thức mở rộng về Những yếu tố mà Hồ Chí Minh tiếp thu về phật giáo là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.
A. Lòng thương người
B. Tinh thần cứu khổ, cứu nạn
C. Tinh thần từ bi, bác ái
D. Cả a, b, c
Trả lời:
Đáp án đúng: D. Cả a, b, c
Hồ Chí Minh đã tiếp thu những yếu tố: Lòng thương người, tinh thần cứu khổ, cứu nạn, tinh thần từ bi, bác ái của phật giáo
Tư tưởng Hồ Chí Minh có cội nguồn từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Khi tôn vinh Người là danh nhân văn hóa kiệt xuất và Anh hùng giải phóng dân tộc, tổ chức UNESCO đã ghi nhận: Nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh là kết tinh của truyền thống văn hóa ngàn năm của dân tộc Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau…
Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những giá trị truyền thống tốt đẹp và cao quý.
Trước hết đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước. Đây là một trong những tài sản có giá trị nhất trong hành trang của Hồ Chí Minh lúc ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. Nó là cơ sở xuất phát, là động lực, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã có quá trình lịch sử hàng ngàn năm với nội dung phong phú và sâu sắc như: Yêu nước gắn liền với yêu quê hương, yêu con người Việt Nam, yêu truyền thống văn hóa quý giá. Thời kỳ phong kiến, yêu nước có nội dung trung quân ái quốc, lợi ích giai cấp thống trị phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động trong sự nghiệp chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.
Hồ Chí Minh đã làm phong phú nội dung của chủ nghĩa yêu nước. Yêu nước đối với Người là gắn liền với yêu nhân dân. Người nói, lòng thương yêu nhân dân và nhân loại của Người không bao giờ thay đổi… Người có một ham muốn tột bậc là làm sao nước ta được độc lập, dân ta có cơm ăn, áo mặc và được học hành. Người đã nêu ra chuẩn mực “trung với nước, hiếu với dân” và phát triển những nội dung mới của chủ nghĩa yêu nước. Đó là yêu nước dựa trên quan điểm giai cấp công nhân, yêu nước mở rộng ra thành tình yêu vô cùng rộng lớn đối với nhân dân lao động, những người cùng khổ, đối với giai cấp công nhân các nước trên thế giới. Trên cơ sở tư tưởng của giai cấp công nhân, Người đã nêu ra nội dung mới: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì chỉ có chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mới ngày một ấm no thêm, Tổ quốc ngày một giàu mạnh thêm.
Hồ Chí Minh là người con của xứ Nghệ, trưởng thành tại xứ Huế, ở một đất nước Phật giáo du nhập từ sớm và là thành tố cấu thành nên giá trị văn hóa Việt Nam. Bởi vậy Phật giáo có những đóng góp quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của Người. Và chính Hồ Chí Minh nói rằng, từ trong chiều sâu lịch sử dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã góp phần hình thành nên những giá trị tích cực, nhân bản. Những giá trị và chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lối sống mà Phật giáo đã hội nhập vào cuộc sống và được duy trì cho tới ngày nay. Việc nghiên cứu Hồ Chí Minh với Phật giáo tuy đã có nhiều công trình nhưng chưa có công trình nào tập trung đi sâu vào chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh về giá trị Phật giáo. Vì thế từ lý luận và thực tiễn đặt ra yêu cầu nghiên cứu vấn đề này đầy đủ và hệ thống như đã nói ở trên. Hơn nữa chúng ta còn thấy trong di thảo Hồ Chí Minh nhấn mạnh đó là tư tưởng về phát huy tinh thần từ bi, hỷ xả, vô ngã vị tha; tư tưởng về phát huy các giá trị đạo đức, nhân văn và tinh thần đoàn kết trong Phật giáo.
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giá trị tinh thần “từ bi, hỷ xả”, “vô ngã, vị tha” trong Phật giáo
Xuất thân của Người ở miền Trung, sống trong một quốc gia có nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng đan xen, hòa quyện với nhau, nhưng vai trò Phật giáo dường như đứng ở vị trí nối kết dung thông, khoan hòa, khoan dung trong đời sống tâm linh. Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến tư tưởng về giá trị của Phật giáo ở Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh sớm nhận thấy giá trị Phật giáo là một bộ phận cấu thành của văn hóa và là di sản của văn hóa của con người Việt Nam. Người lý giải rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [6, tr 431].
Hồ Chí Minh với sự tinh tế trong tâm hồn, sâu sắc trong trí tuệ, lịch lãm trong trải nghiệm đã sớm nhận ra những giá trị Phật giáo cấu thành văn hóa phong phú của dân tộc. Người cũng thấy được nỗi khổ của người dân mất nước, mất tự do về tín ngưỡng tôn giáo và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân như là noi theo dấu chân đi tìm đường cứu khổ của Phật Thích ca Mâu ni.
Bởi vậy lúc Người còn sống và ngày nay trong tâm thức đông đảo người dân Việt Nam, Người là hiện thân cho đức Phật sống của đất nước, giống như tấm gương Phật tổ. Nhận thức được sự đau khổ nơi trần gian, mong muốn được giải thoát và cầu giải thoát, Đức Phật đã xuất gia tìm con đường giác ngộ và xuất gia tìm đạo. Người nói: “Ta không muốn sống trong cung vàng điện ngọc, ta không muốn sống trong cảnh vương giả trị vì thiên hạ, hưởng cuộc đời sung sướng cao sang trên mồ hôi nước mắt của lê dân. Ta không muốn sống trong xã hội bất công mà ta đã chứng kiến. Ta quyết định ra đi, dù phải xông pha trên gió bụi lao lung, ta cố tìm ra mối đạo giải thoát cho nhân loại muôn loài” [11, tr 33].
Hồ Chí Minh nói rằng, giá trị lớn trong giáo lý đạo Phật là từ bi hỷ xả, vô ngã vị tha, cứu khổ cứu nạn. Đây là ước vọng muôn đời của nhân loại muốn nhổ tận gốc rễ của mọi khổ đau và giải thoát con người khỏi khổ đau trong cuộc sống, hướng con người tới cuộc sống an vui, tự tại. Phật tổ hướng mục đích của việc tu hành là sự “kết tinh bằng từ bi, trí tuệ, dũng mãnh, hướng dẫn chúng sinh đạt tới mục đích giác ngộ và giải thoát, chuyển cõi sa đà này thành cõi Tịnh độ và cuộc đời cơ cực này thành nếp sống cực lạc” [12, tr 318]. Trong hoàn cảnh Việt Nam khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn nhận vấn đề Phật giáo rất bình dị và thiêng liêng, gắn chặt với nhu cầu cuộc sống của con người nơi trần thế, Người viết: “Tôn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm” [13, tr 39].
Trước nỗi đau mất nước, cả dân tộc đặt dưới ách đô hộ của chế độ thực dân phong kiến, chủ nghĩa đế quốc, Người đã quyết tâm ra đi tìm được cứu nước, mong cầu giải phóng dân tộc, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Tầm nhìn của người vượt xa qua không gian và thời gian đương thời. Ngày 5/1/1946, tại chùa Bà Đá, Người đã nói: “Trước Phật đài tôn nghiêm, trước quốc dân đồng bào có mặt tại đây, tôi xin thề hy sinh đem thân phấn đấu để giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc. Hy sinh, nếu cần đến hy sinh cả tính mạng, tôi cũng không từ” [14, tr12]. Noi theo tinh thần vô ngã vị tha Hồ chí Minh đã giành cả cuộc đời hy sinh, đấu tranh cho độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân và tình thương yêu con người vô bờ bến. Người nói: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên” [1, tr2]; điều này giống với tinh thần “vô ngã” của đạo Phật, không nghĩ đến bản thân mình, luôn quên mình vì mọi người.
Trải nghiệm nhiều nền văn hóa phong phú, thấu hiểu các tôn giáo phương Đông, phương Tây Hồ Chí Minh cho rằng, mục đích của tôn giáo nói chung cũng như Phật giáo nói riêng và mục đích của Hồ Chí Minh có thể nói là giống nhau, cùng mưu cầu sự hạnh phúc của con người. Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành" [8, tr161-162].
Cốt lõi của giáo lý đạo Phật khẳng định: “Nhân thị tối thắng” (con người cao hơn tất cả), còn với cốt lõi tư tưởng Hồ Chí Minh cho rằng: “Trong bầu trời không có gì tốt đẹp vẻ vang bằng phục vụ lợi ích cho nhân dân”, “việc gì có lợi cho nhân dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh” [14, tr 12]. Chẳng thế mà, trong cách mạng Việt Nam, khi trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Người luôn trăn trở suy tư sao cho ít đổ máu hy sinh nhất, kể cả ta và địch.
2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giá trị tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phẩm chất con người của Phật giáo
Hồ Chí Minh hiểu rõ tác dụng sức lan tỏa của các giá trị đạo đức cao cả, khoan dung trong các tín ngưỡng, tôn giáo đối với giáo dục nhân cách, nhất là tinh thần khoan dung Phật giáo nhằm xây dựng đạo đức cho đồng bào nói chung. Từ đó phát triển yêu cầu, nâng cao nêu gương đạo đức, giáo dục cho đội ngũ cán bộ cách mạng. Người đã kế thừa có bổ sung, phát triển nhiều khái niệm của Phật giáo như vô thường, vô ngã, từ bi,… rất nhiều khái niệm, phạm trù của đạo đức Công giáo như “kính chúa yêu người’’ “công bằng bác ái’’, đặc biệt là của Nho giáo như “trung”, “hiếu”, “nhân”,… Song, Người đổi mới căn bản về nội dung cho phù hợp với yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng. Trong đó, Người đã vượt qua được giới hạn của lịch sử, của thiên kiến, hạn chế lập trường giai cấp cứng nhắc hướng về giá trị đích thực đạo đức con người trong các tôn giáo để kế thừa, nâng cao đổi mới nhằm phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc và nhân loại.
Hồ Chí Minh đã thật hiểu giáo lý, bản chất tình thương con người của Công giáo để thể hiện tình cảm, quan niệm của mình. Bài học cho ta thấy phải hiểu rộng, sâu, hiểu để nắm được bản chất tôn giáo mới có thể có đối thoại văn hóa.