logo

Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với

icon_facebook

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về ngành dịch vụ tiêu dùng là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với

A. Các trung tâm công nghiệp.

B. Các ngành kinh tế mũi nhọn.

C. Sự phân bố dân cư.

D. Các vùng kinh tế trọng điểm.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Sự phân bố dân cư.

Giải thích:

Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư. (Địa lí 10 bài 35)


Kiến thức tham khảo về Ngành dịch vụ tiêu dùng


1. Dịch vụ là gì?

Theo kinh tế học, dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Philip Kotler cho rằng: “Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất”.


2. Dịch vụ tiêu dùng là gì?

- Dịch vụ tiêu dùng là dịch vụ dành cho thị trường tiêu dùng gồm: Dịch vụ tiêu dùng phổ thông, dịch vụ tiêu dùng mua sắm, dịch vụ tiêu dùng đặc biệt, dịch vụ tiêu dùng thụ động. Cụ thể hơn dịch vụ tiêu dùng sẽ liên quan tới bán buôn, bán lẻ, giáo dục, y tế và thể thao

- Dịch vụ tiêu dùng phổ thông

Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với

 

+ Dịch vụ tiêu dùng phổ thông được sản xuất nhằm phục vụ những nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng như ăn, uống, giặt giũ, vệ sinh, nấu nướng, sinh hoạt...

+ Bên cạnh lượng nhu cầu cao, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào thị trường này cũng không phải là ít. Ví dụ: Bột giặt; Thực phẩm; Dịch vụ Internet dành cho cá nhân và hộ gia đình

- Dịch vụ tiêu dùng mua sắm

+ Dịch vụ mua sắm không chỉ mang đến những công dụng, giá trị vốn có của dịch vụ dành cho người tiêu dùng mà còn đáp ứng các nhu cầu về giải trí, thể hiện phong cách, cá tính riêng, hay mang lại cảm giác thỏa mãn khi chi tiêu. 

+ Đặc trưng của dịch vụ này là tùy vào thời điểm và khả năng tài chính của người tiêu dùng mà nhu cầu sử dụng dịch vụ sẽ tăng lên hoặc giảm xuống

+ Một số ví dụ về dịch vụ tiêu dùng mua sắm:Spa; Du lịch; Làm đẹp

- Dịch vụ tiêu dùng đặc biệt

+ Đây là dịch vụ chỉ dành cho số lượng người tiêu dùng nhất định. Dịch vụ này sẽ đáp ứng các nhu cầu chuyên biệt trong công việc, giải trí, vận chuyển,...

+ Ví dụ: Dịch vụ đặt và giao đồ ăn; Internet banking giúp lưu giữ tiền và giao dịch online

- Dịch vụ tiêu dùng thụ động

+ Đây là loại hình dịch vụ cung cấp giải pháp dự trù cho người tiêu dùng để đề phòng các trường hợp xảy đến trong tương lai. Cụ thể là: Dịch vụ y tế


3. Hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng là gì?

- Hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (Consumer goods and services) là những loại hàng hóa hữu hình và vô hình được tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng.

- Hàng hóa nhu cầu hàng ngày (hàng hóa tiện lợi)

+ Đây là những hàng hóa được mua thường xuyên và không có kế hoạch chuẩn bị, thường là những hàng hóa với một mức giá tương đối thấp, được hỗ trợ bởi một chiến lược tiếp cận thị trường đại chúng của các nhà buôn. Các mặt hàng này có thể được mua tại nhiều địa điểm, bao gồm: bánh mì, xăng dầu, sách báo, giấy, vv... thường là những hàng tiêu thụ nhanh.

- Hàng hóa mua sắm (hàng hóa giá trị cao)

+ Những hàng hóa được mua ít hơn và có giá cao hơn hàng hóa của nhu cầu hàng ngày. Khi mua một món trị giá cao, khách hàng luôn có sự so sánh và chọn lựa, cũng như kế hoạch chuẩn bị, tiết kiệm để dồn tiền. Hàng hóa sẽ được tiếp thị bằng các chiến dịch quảng cáo của nhà sản xuất và các đại lý và thường được bán trong các cửa hàng đặc biệt, ví dụ: nước hoa, thương hiệu vật dụng nội thất, thương hiệu quần áo, ...

- Sản phẩm đặc biệt và đặc sản (hàng hóa đặc sản)

+ Đây là những mặt hàng xa xỉ, mà chỉ có rất ít thương hiệu tương đương khác trên thị trường. Vì vậy, đối với những hàng hóa xa xỉ có thể có một mức giá rất cao. Số hàng này được quảng cáo với các chiến lược tiếp thị độc quyền. ví dụ, đồng hồ sang trọng, pha lê quý, rượu vang, xe hơi hạng sang...

- Hàng hóa theo nhu cầu thụ động

+ Kinh doanh hàng tiêu dùng thụ động thường có nhiều rủi ro. Bởi hàng tiêu dùng này chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn , có tuổi thọ rất ngắn. Những mặt hàng này thường không được mua nhiều lần. Ví dụ như tấm kính chắn mặt, kính bảo vệ,…

- Hàng tiêu dùng nhanh

+ Đây là nhóm hàng tiêu dùng lớn nhất và kinh doanh nhiều nhất là nhóm hàng tiêu dùng nhanh. Bởi phân khúc này bao gồm các hàng hóa không bền như thực phẩm và đồ uống. Các công ty và nhà bán lẻ thích phân khúc mặt hàng này vì chúng bán chạy và có thời gian lưu trữ thấp. Và các sản phẩm cũng cần thiết hàng ngày.

icon-date
Xuất bản : 09/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads