Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Bộ máy nhà nước tư sản?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về nhà nước tư sản do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo
- Trong điều kiện đấu tranh gay gắt, sự thống trị về kinh tế sẽ không đứng vững nếu không có sự thống trị về chính trị của giai cấp tư sản. Chính vì thế, bộ máy nhà nước với lực lượng cưỡng chế khổng lồ ra đời, nhằm duy trì sự thống trị của giai cấp tư bản đối với toàn xã hội, bảo vệ trật tự xã hội tư sản. Vì vậy, bộ máy nhà nước tư sản có những đặc trưng sau:
- Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực
+ Nguyên tắc này căn cứ theo học thuyết của Locker và Montesquieu – những người sáng lập ra thuyết phân quyền cho rằng cần hạn chế sự chuyên quyền, độc đoán bằng việc phân chia quyền lực nhà nước cho những cơ quan khác nhau, chứ không tập trung quá nhiều vào một cơ quan nhất định.
+ Theo họ, quyền lực nhà nước cần được phân thành ba quyền theo chiều ngang: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Quyền lập pháp giao cho Nghị viện do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Quyền hành pháp thuộc về Chính phủ và quyền tư pháp giao cho Tòa án.
+ Theo chiều dọc, quyền lực nhà nước được phân chia thành chính quyền trung ương và chính quyền địa phương.
- Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức theo nguyên tắc dân chủ, đa nguyên chính trị và đa đảng
+ Đây là một trong những nguyên tắc phổ biến của nền dân chủ tư sản.
+ Nguyên tắc đa nguyên chính trị cho phép công dân có quyền tự do chính kiến, công dân có quyền chỉ trích đường lối chính trị của chính phủ và công khai thể hiện quan điểm chính trị của mình mà không bị coi là phạm pháp.
+ Nguyên tắc đa nguyên chính trị còn cho phép sự tồn tại của nhiều đảng phái chính trị. Các đảng phái chính trị tự do tranh cử trong các cuộc bầu cử nghị viện và tổng thống.
→Như vậy, việc tồn tại chế độ đa nguyên chính trị và đa đảng mà các nước tư sản thừa nhận có đảng cầm quyền và đảng đối lập.
+ Từ thế kỷ XV – XVII, ở phương Tây, chế độ phong kiến lâm vào thời kỳ khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển. Giai cấp tư sản ra đời, là giai cấp tiến bộ, đại diện cho lực lượng sản xuất mới.
+ Giai cấp tư sản lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động, tiến hành cách mạng tư sản, lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản. Nhà nước tư sản ra đời thông qua ba hình thức sau:
– Nhà nước tư sản ra đời thông qua các cuộc cách mạng tư sản được tiến hành dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang, lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản là giai cấp tư sản nhưng lực lượng chủ yếu của cách mạng tư sản là giai cấp công nhân, nông dân và người lao động khác trong xã hội.
+ Bằng con đường bạo lực, cách mạng tư sản xóa bỏ khá triệt để chế độ và trật tự phong kiến, thiết lập nền dân chủ tư sản, điển hình có Hà Lan, Anh, đặc biệt là cuộc cách mạng tư sản Pháp.
– Thông qua các cuộc cải cách xã hội, nhà nước tư sản từng bước hình thành, trên cơ sở sự thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản đang lên và tầng lớp quý tộc phong kiến già nua, nhưng chưa hoàn toàn từ bỏ vị trí của mình trên trường chính trị.
+ Nhưng do áp lực của phong trào quần chúng cách mạng, giai cấp tư sản từng bước thâu tóm quyền lực. Những nhà nước tư sản ra đời bằng con đường này là Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản,…
– Sự hình thành các nhà nước tư sản ở những vùng đất mới như Hoa Kỳ, Canada, Ôxtrâylia diễn ra vào thế kỷ XVIII – XIX.
+ Ở những miền đất này, giai cấp tư sản hình thành từ những người châu Âu di cư, đã dùng vũ lực, cơ chế nhà nước tư sản tiêu diệt và lấn áp các thổ dân với chế độ thị tộc của họ và thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Bản chất của nhà nước tư sản do chính những điều kiện nội tại của xã hội Tư sản quyết định, đó chính là cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội và cơ sở tư tưởng .
- Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu tư bản về tư liệu sản xuất (chủ yếu dưới dạng nhà máy, hầm mỏ, đồn điền…), được thực hiện thông qua hình thức bóc lột giá trị thặng dư.
- Cơ sở xã hội của nhà nước tư sản là một kết cấu xã hội phức tạp trong đó có hai giai cấp cơ bản, cùng tồn tại song song có lợi ích đối kháng với nhau là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Trong hai giai cấp này giai cấp giữ vị trí thống trị là giai cấp tư sản, mặc dù chỉ chiếm thiểu số trong xã hội nhưng lại là giai cấp nắm hầu hết tư liệu sản xuất của xã hội, chiếm đoạt những nguồn tài sản lớn của xã hội. Giai cấp vô sản là bộ phận đông đảo trong xã hội, là lực lượng lao động chúnh trong xã hội. Về phương diện pháp lý họ được tự do, nhưng không có tư liệu sản xuất nên họ chỉ là người bán sức lao động cho giai cấp tư sản, là đội quân làm thuê cho giai cấp tư sản. Ngoài hai giai cấp chính nêu trên, trong xã hội tư sản còn có nhiều tầng lớp xã hội khác như: nông dân, tiểu tư sản, trí thức…
- Về mặt tư tưởng giai cấp tư sản luôn tuyên truyền về tư tưởng dân chủ – đa nguyên, nhưng trên thực tế luôn tìm mọi cách đảm bảo địa vị độc tôn của ý thức hệ tư sản, ngăn cản mọi sự phát triển và tuyên truyền tư tưởng cách mạng, tiến bộ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.