logo

Cảm nhận về tình cảm của nhà thơ trong bài Thả diều

Trần Đăng Khoa là nhà thơ nổi bật của văn học Việt Nam, những tác phẩm của ông chủ yếu là thơ và thường viết thơ về thiếu nhi hay tuổi thơ, chính vì lẽ đó ông được mệnh danh là “thần đồng thơ trẻ”, tác phẩm Thả diều, một bài thơ được khắc họa rõ nét về vẻ đẹp thơ cũng như khắc họa chân thực tuổi thơ tươi đẹp.


Dàn ý Cảm nhận về tình cảm của nhà thơ trong bài Thả diều

* Mở bài:

- Những nét khái quát về tác giả Trần Đăng Khoa và bài thơ Thả diều

- Dẫn vào đề: Bài thơ Thả diều nổi bật là nhờ những tình cảm đầy ấm áp và thân thuộc của tuổi thơ

* Thân bài:

- Khái quát nội dung bài tho Thả diều

- Cảm nhận về tình cảm của tác giả qua từng câu thơ

- Đánh giá về tài năng của tác giả và ý nghĩ trong thơ Trần Đăng Khoa

* Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị tác phẩm và tài năng tác giả

- Suy nghĩ riêng của bản thân về tác phẩm và ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm.

Thả diều trên cánh đồng quê hương

Bài văn cảm nhận về tình cảm của nhà thơ trong bài Thả diều

      Tuổi thơ mỗi người là khoảng thời gian đẹp và yên bình nơi quê hương, những kỉ niệm đó là vẻ đẹp về cuộc sống sinh hoạt, đề tài đó được khá nhiều các nhà văn, nhà thơ đưa vào tác phẩm của mình, trong đó có Trần Đăng Khoa - một nhà thơ được mệnh danh là “Thần đồng thơ trẻ”, thơ của ông chứa chan vẻ đẹp trẻ trung và mới mẻ về quê hương, ông sáng tác nhiều những tập thơ đồ sộ, nổi bật như bài thơ “Hạt gạo làng ta” hay “Thả diều” đều xoay quanh tuổi thơ của những bạn nhỏ và kỉ niệm êm đẹp trên quê hương yêu dấu. Chính vì lẽ đó, tác giả có một niềm yêu thương quê hương đất nước vô bờ. Và đặc biệt, tình cảm của ông được khắc họa rõ nhất qua bài thơ “Thả diều”.

      Ở những câu thơ đầu tiên, tác giả đã khéo léo miêu tả thiên nhiên hay cảnh sắc sự vật nông thôn chân thực và bình dị qua hình ảnh cánh diều:

"Cánh diều no gió

Sáo nó thổi vang

Sao trời trôi qua

Diều thành trăng vàng

Cánh diều no gió

Tiếng nó chơi vơi

Diều là hạt cau

Phơi trên nong trời"

      Cánh diều khi đã gặp những cơn gió to và đủ để chúng có thể cất cánh trên bầu trời, tác giả sử dụng biện pháp điệp cú pháp câu văn để cho thấy được cánh diều bay cao trên bầu trời nhờ những cơn gió, “Cánh diều no gió” - cũng là một biện pháp nhân hóa mà tác giả sử dụng trong tác phẩm của mình, hình ảnh thơ đẹp của Trần Đăng Khoa như là một bức tranh toàn cảnh của thôn quê Việt Nam. Tiếng sáo đâu đó thổi ngân vang khắp làng quê, trên trời những đám mây thả trôi, cánh diều bay lượn tít tắp trên bầu trời. Cánh diều bay trên bầu trời cùng với gió là tiếng diều vi vu, tác giả sử dụng hình ảnh chiếc thuyền để nói lên tiếng diều vi vu trên bầu trời. Thông qua những hình ảnh cụ thể, tác giả đã nói lên tình cảm yêu thương của mình với quê hương đất nước. 

Các em nhỏ đang thả diều

"Trời như cánh đồng

Xong mùa gặt hái

Diều em – lưỡi liềm

Ai quên bỏ lại

 

Cánh diều no gió

Nhạc trời réo vang

Tiếng diều xanh lúa

Uốn cong tre làng"

       Đến những câu thơ tiếp theo, hình ảnh của làng quê Việt Nam bước vào ngày mùa, cánh đồng tít tắp trên bầu trời trong xanh, mùa gặt đang được diễn ra gần xong xuôi, chiếc diều như là lưỡi liềm trên bầu trời đầy, diều trên bầu trời vẫn tung cánh và sải cánh bay, cùng với đó những người nông dân, nhân vật trữ tình “em” vãn đang thầm lặng với công việc gặt lúa trên cánh đồng, cánh đồng đầy những hạt vàng của quê hương. Đó là hình ảnh đầy gần gũi và quen thuộc của quê hương Việt Nam, hình ảnh bình dị đó được tác giả khắc họa một cách vô cùng tự hào về quê hương của mình, Trần Đăng Khoa là vậy, thơ ông chân thật và giản dị vô cùng, lời thơ đầy ấm áp và bình dị nhưng diễn tả rất rõ cảm xúc khi sáng tác bài thơ và cảm nhận đã từng được sống những ngày tháng tuổi thơ tươi đẹp.

"Ơi chú hành quân

Cô lái máy cày

Có nghe phơi phới

Tiếng diều lượn bay?

 

Tiếng diều vàng nắng

Trời xanh cao hơn

Dây diều em cắm

Bên bờ hố bom…"

       Cánh diều thiên nhiên, cánh diều trong làng quê vẫn bay bổng trên bầu trời, công việc lao động của con người vấn đang diễn ra, tăng gia sản xuất, những chú bộ đội đang hành quân, cô nông dân lái máy cày, cuộc sống dù vẫn còn nhiều vất vả nhưng họ vẫn cố gắng miệt mài làm việc, đó là hình ảnh đẹp của con người luôn nỗ lực làm việc để xây dựng và bảo vệ quê hương tươi đẹp, đem cả những năm tháng tuổi thơ đầy quý báu của mình để cống hiến cho sự nghiệp phát triển của đất nước.

Qua bài thơ, tác giả Trần Đăng Khoa đã thể hiện rõ tình cảm của mình với quê hương đất nước qua bài thơ Thả diều. Có thể thấy, không chỉ có bài thơ này mà trong các tác phẩm về quê hương của ông cũng có thể thấy được những tình cảm lớn lao của ông dành cho quê hương đất nước thì tác phẩm thơ ca của Trần Đăng Khoa mới thành công đến vậy. Ông cũng muốn gửi đến bạn đọc những thông điệp về cuộc sống hãy yêu quê hương và yêu tuổi thơ của mình.

----------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Cảm nhận về tình cảm của nhà thơ trong bài Thả diều để được sống lại những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm khi thả diều trên những cánh đồng hay đê làng, đó là những kí ức đẹp gắn bó với tuổi thơ không thể nào quên.

icon-date
Xuất bản : 07/01/2023 - Cập nhật : 15/07/2023

Tham khảo các bài học khác