logo

Cảm nhận về nhân vật lão Hạc ngắn gọn, hay nhất

Tuyển tập các bài văn mẫu 8 chọn lọc hay nhất, gồm 500 bài với các chủ đề phân tích, dàn ý, cảm nhận, nghị luận, thuyết minh. Cùng xem Cảm nhận về nhân vật lão Hạc để hiểu rõ hơn nội dung tác phẩm các bạn nhé.


Mở bài Cảm nhận về nhân vật lão Hạc

      Trong tất cả các tác giả văn học chuyên viết truyện ngắn và chủ đề chính là xã hội phong kiến xưa không thể quên nhắc đến tác giả Nam Cao. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm mang lại giá trị to lớn, góp phần làm phong phú hơn cho nền văn học truyện ngắn Việt Nam và 1 trong số đó có truyện ngắn "Lão Hạc" là tiêu biểu nhất. Trong quá trình phát triển nhân vật, nhân vật lão Hạc đã để lại cho người đọc trong lòng những dư âm khó quên.


Thân bài Cảm nhận về nhân vật lão Hạc

Cảm nhận về nhân vật lão Hạc

      Truyện ngắn "Lão Hạc" được đăng báo năm 1943 và được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu của khó tàng truyện ngắn hiện thực. Truyện đã ngầm phản ánh và tố cáo được phần nào về hiện thực của xã hội phong kiến xưa đối với cuộc sống lam lũ, vất vả của người nông dân trong thời kì  Cách mạng tháng Tám. Lão Hạc là một nhân vật biểu tượng cho hình ảnh của những người nông dân nghèo, lão Hạc có hoàn  cảnh không mấy tốt đẹp, vợ lão đã bỏ cha con lão mà ra đi từ sớm lão phải chịu cảnh gà trống nuôi con. Anh con trai của lão do không đủ tiền cưới vợ nên quẫn chí bỏ đi làm ở đồn điền cao su. Sau khi con trai của lão đi đồn điền, lão Hạc một thân một mình sống  với con chó của lão đặt tên là cậu Vàng để bầu bạn. Do mất mùa, bị ốm, và không có việc làm, sợ tiêu vào số tiền dành dụm cho con, lão Hạc đành đau lòng bán chó Vàng đi. Sau khi bán chó, lão gửi ông giáo mảnh vườn nhờ trông hộ cùng với đó là 30 đồng bạc nhờ lỗ ma chay. Lão Hạc lại tiếp tục một cuộc sống khốn khó, thiếu thốn nhưng những khó khăn của lúc này hơn khi xưa nhiều  nhưng lão vẫn quyết luôn từ chối mọi sự  giúp đỡ từ người khác. Nhưng đến cuối câu chuyện, lão Hạc đã tự kết liễu cuộc đời  khổ đau của mình bằng bả chó trước sự chứng kiến của bao bà con hàng xóm. Trong truyện, nhân vật lão Hạc dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó, khổ sở nhưng lão vẫn giữ được cho mình những đức tính tốt.

       Lão Hạc là một người cha yêu thương con hết mực, nguyện vì con mà hy sinh. Lão thương con lắm, lão cố gắng kiếm tiền để cho con trai lấy vợ nhưng dù cố đến mấy thì lão vẫn không lo được. Cũng vì thế mà con trai lão bỏ đi làm ở đồn điền cao su -cái nơi ấy đi thì dễ mà về thì khó, anh còn trai vì thế mà biền biệt một năm ròng không có tin tức gì.Lão chỉ biết sống đơn độc một mình với kỷ vật mà đứa con trước khi đi đã để lại cho lão là một con chó và lão coi nó như con người và xưng hô bằng cái tên gần gũi là "cậu Vàng", khi buồn thì lão có cậu Vàng là người để tâm sự. Lão Hạc cố gắng tìm việc làm, kiếm chút tiền để sống  qua ngày, cố sống cho đến khi con trai về, lập gia đình và lão mong được sống bên con bên cháu vui vẻ. Nhưng đời đâu cho lão mong muốn gì được điều đấy, lão ngày càng tiều tụy, yếu đi ghê lắm sau trận ốm kéo dài. Số tiền lão dành dụm bấy lâu cũng sắp cạn kiệt. Không việc làm, rau màu thì bị bão quật đổ hết, mùa màng thì thất thu khiến cho cuộc sống của lão Hạc ngày càng khó khăn. Nhưng dù cho cuộc sống của lão Hạc có khó đến đâu thì lão cũng không hề dùng đến 1 đồng nào trong số tiền lão đã cố gắng dành dụm cho đứa con trai và chờ nó về. Cuối cùng, lão đành đưa ra quyết định đau lòng là bán cậu Vàng đi, bán con chó mà lão coi nó như người thân và nó đã bầu bạn với lão khi cô đơn. Sau khi bán chó, lão Hạc sang nhờ ông giáo giữ hộ mảnh vườn 3 sào mà khi xưa vợ lão phải thắt lưng buộc bụng giữ lại cho người con trai và cùng đó là 30 đồng bạc lo ma chay cho chính lão.

       Không chỉ có tình yêu thương, lo lắng cho con mà lão Hạc còn có tấm lòng giàu tình yêu thương cho dù đối phương là một con chó đi nữa. Tất cả bộc lộ quá chị tiết sau khi bán chó của lão Hạc. Lão thấy ăn năn, hối hận vì đã tự tay bán đi cậu Vàng mà lão mến. Ngày sau khi bán chó, lão sang nhà ông giáo để giãi bày nỗi đau, ân hạn trong lòng mình với dáng vẻ trông rất khổ sở "Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt phải chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít". Lão Hạc kể cho ông giáo nghe tâm sự của mình mà dường như lão còn tự trách mắng bản thân quá đỗi vô tâm,  phũ phàng với con chó- con vật thân thương của lão"A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à! Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu mà còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó.

       Lão Hạc là người nông dân tùy nghèo khổ, cuộc sống thiếu thốn nhưng vẫn luôn giữ được lòng tự trọng, tình nghĩa và trung thực. Lão Hạc không nhận sự giúp đỡ từ ông giáo, không chỉ thế lão còn tự chuẩn bị tiền làm ma chay cho mình và gửi ông giáo giữ hộ để khi cần thì ông giáo đưa ra coi như lão cũng có chút tiền lúc cần thiết và còn lại nhờ bà con hàng xom lộ hộ. Lão không muốn mắc nợ ai cả, lão tự lực cánh sinh làm nụng để có cái sống qua ngày mà không liên lụy đến người khác. Có lẽ do sự việc tự lão đã bán cậu Vàng thì lão cảm thấy bản thân đã rất cắn rứt lương tâm. Thế là lão Hạc bèn quá nhà Binh Tư để xin ít bả chó và với cái lý do đi bắt chó nhà khác, chính vì thế lão đã làm cho Binh Tư và cả ông giáo hiểu lầm rằng lão già bộ hiền lành. Mãi cho đến khi tận mắt chứng kiến cái chết do bả chó mà chính lão Hạc vừa xin được đó, một cái chết đau đớn, vật vã, lão khi sống đã sống cuộc sống khổ cực mà đến cái chết lão cũng không muốn tự chọn cho mình một cái chết yên bình, nhẹ nhõm, dễ chịu mà phải cố tình làm cho cái chết đau đớn, dằn vật về thể xác nhưng có lẽ trong thâm tâm lão đã yên tâm ra đi rồi. "Lão đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết...". Lão muốn tâm hồn mình trong sạch sau bao sự dằn vặt của lương tâm. Lão đi rồi, lão Hạc đã đi đến cái chết để không đụng vào tiền của con trai lão khi bất đắc dĩ, lão đi tìm cậu Vàng tạ lỗi vì quá nhẫn tâm. Lão Hạc, cho đến cuối đời, lão luôn là một người có trái tim trong sáng, thuần khiết, tấm lòng yêu thương con vật đáng trân trọng, thật đáng quý, ngưỡng mộ biết bao.


Kết bài Cảm nhận về nhân vật lão Hạc

      Qua truyện ngắn "Lão Hạc" tác giả Nam Cao đã thể hiện một cách chân thực, rõ nét về hình ảnh người nông dân trong xã hội xưa là hình ảnh của những con người lao động cần cù, chăm chỉ, thiện lương nhưng lại luôn phải chịu sự chèn ép, áp bức nặng nề của cả một xã hội thối nát. Chính sự tàn ác của tập đoàn phòng kiến đã dồn người dân vào bước đường cùng, đã khiến cho không ít người phải lựa chọn "thà chết trong còn hơn sống nhục" .

      Nhà văn Nam Cao đã khắc hoạ, tạo nên cho tác phẩm của ông một nhân vật lão Hạc sinh động, chân thật. Câu chuyện đã thể hiện được những suy nghĩ, tính cách, hành động của nhân vật một cách chi tiết qua những câu văn. Quan trọng hơn hết là ông đã cho người đọc những ấn tượng sâu sắc về lòng yêu thương con, sự trong sáng, trung thực và đức tính nhân hậu của lão Hạc.

Tham khảo thêm: Dàn ý cảm nhận về nhân vật Lão Hạc

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021