logo

Cảm nhận về hình ảnh dòng sông trong đoạn thơ Dòng sông mới điệu làm sao

Bằng ngòi bút tài năng và tình yêu quê hương, đất nước da diết của mình, Nguyễn Trọng Tạo đã vẽ nên cho độc giả thấy được vẻ đẹp lung linh, huyền ảo nhưng cũng thật giản dị, mộc mạc của dòng sông quê. Dòng sông ấy đã được tác giả nhân hóa như một thiếu nữ rất duyên dáng và xinh đẹp. Sau đây mời thầy cô và các bạn cùng tham khảo bài văn mẫu Cảm nhận về hình ảnh dòng sông trong đoạn thơ Dòng sông mới điệu làm sao 


Dàn ý cảm nhận về hình ảnh dòng sông trong đoạn thơ Dòng sông mới điệu làm sao

I. Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Trọng Tạo, tác phẩm “Dòng sông mặc áo”.

- Dẫn dắt vào vấn đề cần triển khai là cảm nhận về hình ảnh dòng sông trong đoạn thơ Dòng sông mới điệu làm sao. 

II. Thân bài 

1. Khái quát

- Trình bày hiểu biết các thông tin về tác giả ( quê quán, tiểu sự cuộc đời, con đường sự nghiệp, phong cách nghệ thuật,..) và tác phẩm ( Hoàn cảnh sáng tác, đề tài thể loại, …).

2. Phân tích

- Nhan đề “Dòng sông mặc áo” : tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa => Ví dòng sông giống như một thiếu nữ yêu kiều, điệu đà, thích làm duyên.

- Vẻ đẹp, sự duyên dáng của dòng sông

+ Nắng lên: mặc trên mình bộ áo “lụa đào thiết tha”.

+ Trưa về mặc một màu áo xanh biếc trông như là áo mơi may.

+ Buổi chiều khoác lên mình màu áo “hây hây ráng vàng”.

+ Đêm về, dòng sông giản dị mặc màu áo đen điểm thêm trên ngực bằng chiếc ghim cài “vầng trăng”, e ấp núp sau rừng bưởi.

=> Ca ngợi vẻ đẹp đồng thời nhà văn cũng bọc lộ tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng giữa mình với dòng sông quê.

3. Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

4. Nhận xét tình cảm của tác giả dành cho con sông quê

III. Kết bài

Nêu suy nghĩ và tình cảm của em dành cho tác phẩm “ Dòng sông mặc áo”.

Dàn ý Cảm nhận về hình ảnh dòng sông trong đoạn thơ Dòng sông mới điệu làm sao

Cảm nhận về hình ảnh dòng sông trong đoạn thơ Dòng sông mới điệu làm sao

 “Dòng dông mặc áo” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của tác giả Nguyễn Trọng Tạo. Bài thơ này đã để lại cho em niềm thương mến và mê mẩn vô bờ bến đối với vẻ đẹp yêu kiều, duyên dáng của dòng sông.

“Dòng sông mặc áo

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng Lên mặc áo lựa đào thiết tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

Chiều trôi thơ thẩn nắng vàng

Cài Lên màu áo hây hây ráng vàng

Đêm thêu trước ngực vầng trăng

Trên nền mà trăm ngàn sao lên

Khuya rồi sông mặc áo đen

Nép trong rừng bưởi lặp yên đôi bờ”.

Tác phẩm “Dòng sông mặc áo“ gồm có 14 câu thơ được viết theo thể lục bát. Bằng ngòi bút tài năng và tình yêu quê hương, đất nước da diết của mình, Nguyễn Trọng Tạo đã vẽ nên cho chúng ta thấy được vẻ đẹp lung linh, huyền ảo nhưng cũng thật giản dị, mộc mạc của dòng sông quê. Dòng sông ấy được tác giả nhân hóa như một thiếu nữ rất duyên dáng và xinh đẹp. Tác giả đã rất tinh tế và tỉ mỉ quan sát đồng thời cũng miêu tả rất chi tiết, từng sắc màu, nét đẹp khi nước sông thay đổi theo các thời điểm diễn ra từ sáng sớm cho tới lúc đêm muộn. 

Cảm nhận về hình ảnh dòng sông trong đoạn thơ Dòng sông mới điệu làm sao

Dưới ánh nắng lung linh, huyền ảo, dòng sông “điệu đà làm sao”, nó khoe chiếc áo đẹp  “thướt tha” được may bằng chất liệu “lụa đào” cao cấp. Khi trưa về, giữa khoảng trời rộng bao la, dòng sông đã thay sang màu “áo xanh” cứ ngỡ như là “mới may”. Đến lúc chiều tà, nó khoác lên mình “màu áo hây hây ráng vàng”. Đó là chiếc áo lụa mang màu mỡ gà quý phái. Đêm đêm, sông lặng lẽ, nép mình sau lưng vườn bưởi, giờ đây nó khoác trên mình chiếc áo màu đen giản dị và cài lên giữa ngực một vầng trăng sáng. Qua đoạn thơ trên, Nguyễn Trọng Tạo đã giúp cho người đọc thấy vẻ đẹp của dòng sông quê hương, dòng sống ấy cũng thật điệu đà làm sao!   

Qua bài thơ “Dòng sông mặc áo” Nguyễn Trọng Tạo đã bộc lộ rất rõ ràng và thắm thiết tình yêu thương da diết quê hương, yêu đất nước và nhất là tình yêu đối với dòng sông nơi chôn nhau cắt rốn của bản thân tác giả. Và không chỉ riêng Nguyễn Trọng Tạo, có rất nhiều tác giả cũng đã bộc lộ tình yêu của mình dành cho những con sông thương nhớ qua các vầng thơ. Tiêu biểu trong đó phải nhắc tới Nguyễn Khoa Điềm, trong bài thơ Đất Nước nhà văn đã ca ngợi sự gắn bó giữa những con sông và đồng bào dân tộc Việt Nam: 

“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về đến Đất Nước mình thì bắt lên câu hát

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”…

---------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cung cấp cho các bạn bài dàn ý và bài văn mẫu Cảm nhận về hình ảnh dòng sông trong đoạn thơ Dòng sông mới điệu làm sao. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong các kì thi sắp tới.

icon-date
Xuất bản : 28/01/2023 - Cập nhật : 03/07/2023
/* */ /* */
/*
*/