logo

Cảm nhận vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe qua hai đoạn thơ sau: "Không có kính, ừ thì ướt áo..." (5 mẫu)

icon_facebook

Tổng hợp dàn ý và những bài văn hay Cảm nhận vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe qua hai đoạn thơ sau: "Không có kính, ừ thì ướt áo..." ngắn gọn, hay nhất, giúp các bạn học tốt môn Ngữ văn. 

Cảm nhận vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe qua hai đoạn thơ sau:

"Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Và:

Không có kính, rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim."

(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, SGK Ngữ văn 9, Tập 1)


Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe qua hai đoạn thơ sau: "Không có kính, ừ thì ướt áo..."

a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

b. Thân bài: Nêu cảm nhận

* Khổ 1. Vẻ đẹp trong bức chân dung tinh thần của người lính trong bài thơ chính là tinh thần lạc quan, sôi nổi, bất chấp khó khăn, nguy hiểm.

Phạm Tiến Duật ghi lại những gian khổ mà người lính đã trải qua:

"Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi."

- Lại một lần nữa, người đọc bắt gặp hình ảnh người lính lái xe trong cái vẻ ngang tàn, chấp nhận mọi thử thách: “Ừ thì ướt áo” như một tiếng tặc lưỡi. Luôn luôn là thái độ bất cần, chất chấp hoàn cảnh. Khó khăn,gian khổ cũng không làm ảnh hưởng đến ý chí của họ, không có gì ngăn nổi bánh xe lăn. Nhiệt huyết cách mạng của người lái xe không còn là trừu tượng nữa mà được tính bằng cung đường “lái trăm cây số nữa”. Những cung đường ấy trong mưa bom bão đạn phải trả bằng mồ hôi xương máu. Gian khổ là vậy, nhưng hình ảnh người lính lái xe vẫn phơi phới niềm tin, tràn đầy nghị lực:

“Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi”

- Một câu thơ với cấu trúc khá đặc biệt, có bảy từ mà đến sáu thanh bằng góp phần diễn tả sự lâng lâng bay bổng. Trong hoàn cảnh nghiệt ngã không chỉ có mưa bom bão đạn của kẻ thù mà còn có “mưa rừng Trường Sơn” – những cơn mưa lũ xối xả, nhưng người lính lái xe vẫn không hề chùn bước, ngại ngùng. Trái lại,như thép đã tôi luyện, họ càng dày dạn, vững vàng, coi mưa gió là chuyện bình thường. Ngồi sau vô lăng, chạy xe trong mưa rừng. tranh thủ từng phút vượt qua cung đường dài đầy nguy hiểm để đưa hàng tới đích phục vụ tiền phương. Câu thơ không chỉ là miêu tả, không chỉ là lời tự động viên, mà còn là một tâm hồn yêu đời lạc quan, một tính cách trẻ trung đầy chất lính.

* Khổ 2. Hoàn thiện vẻ đẹp của người lính, đó là lòng yêu nước, ý chí chiến đấu giải phòng miền Nam:

"Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim."

- Giờ đây những chiếc xe không chỉ mất kính mà lại không đèn, không mui, thùng xe có xước. Chiếc xe đã biến dạng hoàn toàn. Người lính xế lại chất chồng khó khăn. Sự gian khổ nơi chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội lần nhưng không thể làm chùn bước những đoàn xe nối đuôi nhau ngày đêm tiến về phía trước.

- Nguyên nhân nào mà những chiếc xe tàn dạng ấy vẫn băng băng chạy như vũ bào? Nhà thơ đã lí giải: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

+ Câu thơ dồn dập cứng cáp hẳn lên như nhịp chạy của những chiếc xe không kính. Từ hàng loạt những cái “không có” ở trên, nhà thơ khẳng định một cái có, đó là “một trái tim”.

+ “Trái tim” là một hoán dụ nghệ thuật tu từ chỉ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa. Trái tim của họ đau xót trước cảnh nhân dân miền Nam sống trong khói bom thuốc súng, đất nước bị chia cắt thành hai miền.

+ Trái tim ấy dào dạt tình yêu Tổ quốc như máu thịt, như mẹ cha, như vợ như chồng… Trái tim ấy luôn luôn sục sôi căm thù giặc Mỹ bạo tàn.

=> Yêu thương, căm thù chính là động lực thôi thúc những người chiến sĩ lái xe khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để ước mơ này trở thành hiện thực, chỉ có một cách duy nhất: vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. Vì thế thử thách ngày càng tăng nhưng tốc độ và hướng đi không hề thay đổi.

=> Đằng sau những ý nghĩa ấy, câu thơ còn muốn hướng con người về chân lý thời đại của chúng ta: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng.

=> Có thể coi câu thơ cuối là câu thơ hay nhất của bài thơ. Nó là nhãn tự, là con mắt thơ, bật sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe thời chống Mỹ.

c. Kết bài

- Khí thế quyết tâm giải phóng miền Nam của toàn dân toàn quân ta, khẳng định con người mạnh hơn sắt thép. Lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, của những người con đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc.

Cảm nhận vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe qua hai đoạn thơ sau: "Không có kính, ừ thì ướt áo..."

Cảm nhận vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe qua hai đoạn thơ sau: "Không có kính, ừ thì ướt áo..."- Mẫu 1

Với quan niệm “chủ yếu đi tìm cái đẹp từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống”, Phạm Tiến Duật đưa tất cả những chất liệu hiện thực của cuộc sống chiến trường vào trong thơ. Cách tiếp cận hiện thực ấy đã đem lại cho thơ Phạm Tiến Duật một giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, hóm hỉnh, tinh nghịch mà sâu sắc. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là tác phẩm đặc sắc và tiêu biểu nhất cho phong cách thơ của ông. Nổi bật trong bài thơ hình tượng người lính lái xe được khắc họa hết sức độc đáo, mang đậm phong cách thơ hóm hỉnh, tinh nghịch của phạm Tiến Duật.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính rút từ tập thơ Vầng trăng – Quầng lửa của tác giả. Bài thơ đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính, qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ờ Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, thái độ bất chấp khó khăn coi thường gian khổ hiểm nguy, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, trái tim yêu nước nồng nhiệt của tuổi trẻ thời chống Mỹ.

Chính hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi rõ hình tượng người lính lái xe ở Trường Sơn. Thiếu đi những điều kiện, phương tiện vật chất tối thiểu lại là một cơ hội để người lính lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ khó khăn.

"Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi."

Lại một lần nữa, người đọc bắt gặp hình ảnh người lính lái xe trong cái vẻ ngang tàn, chấp nhận mọi thử thách: “Ừ thì ướt áo” như một tiếng tặc lưỡi. Luôn luôn là thái độ bất cần, chất chấp hoàn cảnh. Khó khăn,gian khổ cũng không làm ảnh hưởng đến ý chí của họ, không có gì ngăn nổi bánh xe lăn. Nhiệt huyết cách mạng của người lái xe không còn là trừu tượng nữa mà được tính bằng cung đường “lái trăm cây số nữa”. Những cung đường ấy trong mưa bom bão đạn phải trả bằng mồ hôi xương máu. Gian khổ là vậy, nhưng hình ảnh người lính lái xe vẫn phơi phới niềm tin, tràn đầy nghị lực:

“Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi”

Một câu thơ với cấu trúc khá đặc biệt, có bảy từ mà đến sáu thanh bằng góp phần diễn tả sự lâng lâng bay bổng. Trong hoàn cảnh nghiệt ngã không chỉ có mưa bom bão đạn của kẻ thù mà còn có “mưa rừng Trường Sơn” – những cơn mưa lũ xối xả, nhưng người lính lái xe vẫn không hề chùn bước, ngại ngùng. Trái lại,như thép đã tôi luyện, họ càng dày dạn, vững vàng, coi mưa gió là chuyện bình thường. Ngồi sau vô lăng, chạy xe trong mưa rừng. tranh thủ từng phút vượt qua cung đường dài đầy nguy hiểm để đưa hàng tới đích phục vụ tiền phương. Câu thơ không chỉ là miêu tả, không chỉ là lời tự động viên, mà còn là một tâm hồn yêu đời lạc quan, một tính cách trẻ trung đầy chất lính.

"Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim."

Giờ đây những chiếc xe không chỉ mất kính mà lại không đèn, không mui, thùng xe có xước. Chiếc xe đã biến dạng hoàn toàn. Người lính xế lại chất chồng khó khăn. Sự gian khổ nơi chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội lần nhưng không thể làm chùn bước những đoàn xe nối đuôi nhau ngày đêm tiến về phía trước. Nguyên nhân nào mà những chiếc xe tàn dạng ấy vẫn băng băng chạy như vũ bào? Nhà thơ đã lí giải: 

Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

Câu thơ dồn dập cứng cáp hẳn lên như nhịp chạy của những chiếc xe không kính. Từ hàng loạt những cái “không có” ở trên, nhà thơ khẳng định một cái có, đó là “một trái tim”. “Trái tim” là một hoán dụ nghệ thuật tu từ chỉ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa. Trái tim của họ đau xót trước cảnh nhân dân miền Nam sống trong khói bom thuốc súng, đất nước bị chia cắt thành hai miền. Trái tim ấy dào dạt tình yêu Tổ quốc như máu thịt, như mẹ cha, như vợ như chồng… Trái tim ấy luôn luôn sục sôi căm thù giặc Mỹ bạo tàn. Yêu thương, căm thù chính là động lực thôi thúc những người chiến sĩ lái xe khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để ước mơ này trở thành hiện thực, chỉ có một cách duy nhất: vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. Vì thế thử thách ngày càng tăng nhưng tốc độ và hướng đi không hề thay đổi. Đằng sau những ý nghĩa ấy, câu thơ còn muốn hướng con người về chân lý thời đại của chúng ta: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng. Có thể coi câu thơ cuối là câu thơ hay nhất của bài thơ. Nó là nhãn tự, là con mắt thơ, bật sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe thời chống Mỹ.

Với hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, đậm chất khẩu ngữ kết hợp với giọng điệu tự nhiên, phóng khoáng, đa dạng, Phạm Tiến Duật đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ hiên ngang, dùng cảm, trẻ trung và những chiếc xe không kính ngộ nghĩnh giữa tuyến đường Trường Sơn lịch sử thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã góp phần hoàn thiện, hoàn mĩ bức tượng đài nghệ thuật bất tử về người lính Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cả bài thơ là lời nói, cảm xúc của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Thử thách ngày càng tăng, nhưng mức độ và hướng đi không thay đổi.Vẫn là khẳng định tinh thần bất khuất, quyết thắng của quân đội ta, nhưng Phạm Tiến Duật đã đem lại nhiều hình ảnh mới và giọng điệu mới: trẻ trung, tinh nghịch, ngang tàn mà kiên định. Bài thơ đâu chỉ nói về tiểu đội xe không kính,nó phản ánh cả khí thế quyết tâm giải phóng miền Nam của toàn quân và toàn dân ta, khẳng định rằng ý chí của con người mạnh hơn cả sắt thép.


Cảm nhận vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe qua hai đoạn thơ sau: "Không có kính, ừ thì ướt áo..."- Mẫu 2

Phạm Tiến Duật là một trong số những nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến khốc liệt của dân tộc bằng giọng thơ tự nhiên, sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, ngôn ngữ đời thường, giản dị, mộc mạc. Phạm Tiến Duật có nhiều tác phẩm đã đi sâu và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc và bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là một trong số những sáng tác như thế. Ra đời vào thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt, bài thơ đã xây dựng thành công hình tượng người lính lái xe một cách chân thực, rõ nét với nhiều phẩm chất đẹp đẽ, đáng trân quý.

Phạm Tiến Duật đã ghi lại những gian khổ mà người lính trải qua trong đoạn thơ:

"Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi."

Tác giả đã sử dụng hình ảnh "mưa" để diễn tả những khó khăn, gian khổ mà những người lính phải trải qua. Dẫu có thật nhiều những khó khăn nhưng những người lính ấy đã thể hiện thái độ coi thường, bất chấp hết tất cả mọi thứ. Thái độ, tinh thần ấy của họ đã được tác giả thể hiện rõ nét qua việc sử dụng cấu trúc câu "không có ... ừ thì..." cùng kết cấu phủ định "chưa cần ...". Thêm vào đó, với việc sử dụng hình ảnh so sánh độc đáo "mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời" không những cho thấy sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà hơn thế nữa nó còn thể hiện sự ngang tàn, phơi phới, lạc quan của những người lính, họ luôn luôn hướng về phía trước. Đồng thời, những hình ảnh "lái trăm cây số nữa", “Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi” đã thêm một lần nữa cho chúng ta thấy tinh thần lạc quan, thái độ coi thường mọi hiểm nguy, thử thách phía trước.

Cuối cùng, trong khổ thơ kết thúc bài thơ, tác giả đã cho thấy ý chí chiến đấu, tinh thần yêu nước và lí tưởng cao đẹp của những người lính.

"Không có kính, rồi không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim."

Một lần nữa hình ảnh những chiếc xe không có kính lại được tác giả tái hiện lại qua thủ pháp liệt kê và kết cấu đối lập. Nhưng điều tuyệt vời là dẫu có thật nhiều những khó khăn, nhưng những chiếc xe ấy vẫn chạy vì "miền Nam phía trước". Hình ảnh "vì miền Nam phía trước" là một cách nói vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gợi lên niềm tin về một ngày mai tất thắng, hai miền Nam Bắc sum họp một nhà. Hơn thế nữa, cách lí giải của tác giả về điều đó cũng thật chí lí bởi điều đó xuất phát từ lòng yêu nước và ý chí, lí tưởng cách mạng của những người lính "Chỉ cần trong xe có một trái tim".

Tóm lại, với thể thơ tự do và những hình ảnh thơ mang đậm chất hiện thực, bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật đã xây dựng thành công hình tượng những người lính lái xe. Họ là những con người tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.


Cảm nhận vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe qua hai đoạn thơ sau: "Không có kính, ừ thì ướt áo..."- Mẫu 3

Phạm Tiến Duật là nhà thơ nổi lên từ phong trào chống Mỹ cứu nước. Năm 1964, tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội I. Ông vào bộ đội và xung phong vào tuyến lửa khu Bốn. Từng là lính lái xe nên ông có những bài thơ viết rất hay về binh chủng này. ” Tiểu đội xe không kính” là một bài thơ tiêu biểu.

Bài thơ là khúc hát ca ngợi những người lính lái xe đã đã vượt lên hiện thực dữ dội, ác liệt của khói lửa chiến tranh thời chống Mỹ để hoàn thành nhiệm vụ. Bài thơ đã xây dựng một hình tượng độc đáo đó là những chiếc xe, nói cho đúng là cả một tiểu đội xe không có kính chắn gió, chắn bụi băng băng ra trận. Mà độc đáo thật, vì chỉ gặp ở Việt Nam, ở những chiến sĩ lái xe quân sự thời chống Mỹ. Không có kính thì điều kiện chiến đấu cũng thiếu thốn nhưng các anh vẫn yêu đời, vẫn tự tin vào chiến thắng. Các anh xem mọi trở ngại chỉ là dịp để thử thách bản thân:

"Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi."

Điệp cấu trúc không có kính … ừ thì chưa cần thể hiện tính cách ngàng tàng, bất chấp tất cả khó khăn. Không có kính chắn bụi thì đương nhiên phải có bụi bám lên tóc, nhưng các anh vẫn không lo, cứ để vậy mà nhìn nhau, mặt lấm, cười ha ha. Không có kính che mưa thì dĩ nhiên phải ướt áo, dù áo ướt nhưng các anh cũng mặc kệ, cứ để vậy mà lái tiếp bởi mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Các anh vẫn giữ cái tư thế ấy, hiên ngang mà sao yêu đời quá đi thôi! Dù có thiếu thốn, cực khổ đến đâu, các anh vẫn yêu thương, chia sẻ cho nhau tình yêu thương:

Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cản trong xe có một trái tim.

Ở các anh có sự tương phản rõ rệt giữa vật chất và tinh thần, giữa bên ngoài và bên trong, giữa cái không có và cái có. Bom đạn kẻ thù đã làm cho xe không có rất nhiều. Không kính, không đèn, không mui nên chiếc xe đã trở nên trần trụi đến kì lạ, xe không còn nguyên vẹn… Nhưng một thứ rất cần mà các anh đã có, đó là trái tim yêu nước. Trái tim đầy nhiệt thành cách mạng, sẽ chiến thắng những thiếu thốn về vật chất. Trái tim yêu nước đã điều khiển chiếc xe không nguyên vẹn ấy băng về phía trước, nơi miền Nam ruột thịt. Sức mạnh để xe băng mình ra trận chính là sức mạnh của trái tim người lính.

Với chất liệu hiện thực độc đáo, bài thơ thể hiện hình ảnh hào hùng của chiếc xe không kính, qua đó khắc họa nổi bật hình ảnh cao quí của người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứa nước.

Qua bài thơ, ta càng thấy rõ phẩm chất của người lính Trường Sơn: mộc mạc, giản dị và vĩ đại. Chúng ta càng biết ơn các anh. Thế hệ trẻ Việt Nam nguyện tiếp bước các anh gìn giữ Tổ quốc Việt Nam mãi mãi trường tồn.

>>> Xem thêm: Cảm nhận hai khổ thơ đầu trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

---/---

Thông qua dàn ý và một số bài văn mẫu Cảm nhận vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe qua hai đoạn thơ sau: "Không có kính, ừ thì ướt áo..." tiêu biểu được Top lời giải tuyển chọn từ những bài viết hay, xuất sắc nhất. Mong rằng các em sẽ có khoảng thời gian vui vẻ và hữu ích khi học môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 06/06/2022 - Cập nhật : 19/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads