logo

Cảm nhận nhân vật cụ Mết (Dàn ý + bài mẫu)

Hướng dẫn Cảm nhận nhân vật cụ Mết ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 


Dàn ý cảm nhận nhân vật cụ Mết - Mẫu số 1

Top 5 Cảm nhận nhân vật cụ Mết (Dàn ý + bài mẫu)

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm, nhân vật: “Rừng xà nu” là tác phẩm mang đậm màu sắc sử thi khi tái hiện đầy chân thực khí phách, tinh thần anh hùng của những con người Tây Nguyên anh hùng. Bên cạnh nhân vật Tnú, sự xuất hiện của cụ Mết góp phần làm cho chất sử thi thêm đậm nét.

2. Thân bài

– Cụ Mết là già làng, người đứng đầu của làng Xô Man, cụ là pho sử sống, biểu tượng cho sức mạnh của truyền thống, của tinh thần đấu tranh bất khuất của con người làng Xô Man.

– Cụ Mết xuất hiện trong tác phẩm với dáng vẻ uy nghiêm, mạnh mẽ của người đứng đầu một bản làng

+ Đó là một già làng quắc thước, đôi mắt sáng và xếch ngược

+ Vết sẹo ở bên má phải vẫn lãng bóng…ngực căng như một cây xà nu lớn.

+ Một bàn tay nặng trịch nắm chặt lấy Tnú như một cái kìm sắt.

–>  Cụ Mết nổi bật với những đường nét nghiêm nghị, vững chãi, tràn trề uy lực tinh thần

– Cụ Mết rất ít khi khen một ai đó, khi vừa ý nhất cụ Mết cũng chỉ nói “được”, đây là nét tính cách đăch biệt, thể hiện được sự kì vọng cao của cụ Mết đối với người khác cũng như đối với chính mình.

– Giọng nói của cụ cũng có khả năng dẫn dắt đối với dân làng Xô Man.

– Cụ Mết là một người có tình yêu nước sâu sắc, có ý thức gắn bó máu thịt với quê hương, làng bản.

– Cụ luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp của làng bản, về sức mạnh của rừng xà nu.

– Cụ luôn hướng về ánh sáng của cách mạnh, tin tưởng tuyệt đối với cách mạng, cụ luôn dặn dò con cháu “ Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn”.

– Trái với vẻ ngoài quắc thước, nghiêm nghị, cụ Mết lại là con người giàu lòng yêu thương đối với Tnú cũng như dân làng Xô man.

– Khi được tặng gói muối từ những người đi xa, cụ không giữ lại cho riêng mình mà chia đều cho những người trong làng, để dành cho những người đau ốm.

– Cụ Mết vững chãi, mạnh mẽ như một cây xà nu cổ thụ, là chỗ dựa vững chãi cho người dân trong làng.

– Cụ là người sáng suốt, nhìn xa trông rộng.

3. Kết bài

Cụ Mết là già làng có nhiều phẩm chất tốt đẹp, người dẫn dắt sáng suốt cho cả một cộng đồng. Theo dõi câu chuyện về Tnú, hình ảnh cụ Mết hiện lên thật đẹp, gợi liên tưởng đến những già làng, trưởng tộc trong sử thi, thần thoại, trong những bản trường ca anh hùng của Tây Nguyên xưa.


Dàn ý cảm nhận nhân vật cụ Mết - Mẫu số 2

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật cụ Mết.

2. Thân bài:

a) Ngoại hình:

- Mang vẻ cứng cáp kiên cường của một cây xà nu đứng tuổi, kinh qua nhiều bom đạn của kẻ thù:

+ "ngực căng như một cây xà nu lớn", cùng"bàn tay nặng trịch nắm chặt lấy vai anh như một cái kìm sắt".

+ Sức sống bền bỉ sự "quắc thước", với bộ "râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt vẫn sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng". + Giọng nói mạnh mẽ vang dội lại càng chứng minh cái sự dẻo dai và sức bền của ông cụ"sáu mươi tuổi rồi mà tiếng nói vẫn ồ, ồ, dội vang trong lồng ngực".

=> Vẻ đẹp lý tưởng mang tính sử thi của người anh hùng dân tộc Tây Nguyên, là mong ước của cộng đồng về một người đứng đầu mạnh mẽ, với sức sống kiên cường cùng năm tháng.

b) Trong kháng chiến, cụ Mết là một người chỉ huy, một người chiến sĩ mạnh mẽ, đầy rẫy kinh nghiệm, kiên cường và bền bỉ:

- Lãnh đạo chỉ dẫn dân làng Xô Man giữ đất, giữ nước, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ kháng chiến, nắm giữ vai trò khích lệ động viên mọi người:"Thế là bắt đầu rồi...! Đốt lửa lên!".

- Chu toàn, tầm nhìn xa trông rộng, liên tục vận động bà con tham gia chuẩn bị, dự trữ lương thực, thực phẩm cho một cuộc chiến trường kỳ sắp tới.

- Ngày bọn giặc và tay sai lùng quét vây bắt thanh niên theo cách mạng, lùng bắt Tnú, chúng đã bắt trói mẹ con Mai và liên tục tra tấn một cách dã man, cụ đã dẫn thanh niên trong làng lên rừng lấy vũ khí để quay về giải cứu Tnú. Tiếng hô vang vọng của người chủ tướng "Chém! Chém hết!" đã trở thành sức mạnh, nguồn cổ vũ tập thể, lấy mạnh hơn chục thằng giặc, trả thù cho mẹ con Mai và cứu thoát cả Tnú.

c) Lãnh đạo, định hướng tinh thần của làng Xô Man:

- Cụ đóng vai trò là người truyền dạy, giáo dục cho mọi người tinh thần yêu nước sâu sắc, lòng trung thành với cách mạng, với Đảng, ý chí kiên cường bất khuất như những cây xà nu trên rừng.

- Răn dạy thông qua các câu nói thể hiện sự giác ngộ cách mạng sâu sắc "cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn", bộc lộ sự tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, nhà nước và cách mạng trường kỳ.

- Định hướng cho dân làng một lối đi đúng đắn bằng câu tuyên ngôn rất sâu sắc và thấm thía "Chúng nó cầm súng thì mình phải cầm giáo". Câu nói không chỉ là tư tưởng của riêng của cụ Mết mà còn là tư tưởng của nhà văn Nguyễn Trung Thanh khi viết tác phẩm này.

3. Kết bài

Nêu cảm nhận về cụ mết và ngòi bút của tác giả


Dàn ý cảm nhận nhân vật cụ Mết - Mẫu số 3

1. Mở bài

- Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên, với nhiều tác phẩm đặc sắc.

- Rừng xà nu là khúc sử thi văn xuôi hiện đại tái hiện vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, con người và truyền thống văn hóa Tây Nguyên.

- Một trong những nhân vật mang đậm chất sử thi là cụ Mết.

2. Thân bài

- Ngoại hình:

    + Quắc thước: “râu dài đến ngực mà vẫn đen bóng”, “vết sẹo ở má phải láng bóng”, cụ là người đã trải qua nhiều thăng trầm

    + “bàn tay nặng trịch như kìm sắt”, “ngực căng như một cây xà nu lớn”, ...mang dáng dấp của anh hùng trong sử thi Tây Nguyên.

- Cụ là người quắc thước và nghiêm nghị:

+ Giọng nói “ồ ồ dội vang trong lồng ngực ”: vừa thể hiện sức mạnh thể chất vừa thể hiện sức mạnh quyền uy của người chỉ huy.

    + Mỗi câu nói như một chân lí “không có gì mạnh bằng cây xà nu trên đất ta”, “cán bộ là Đảng, Đản còn, núi nước này còn”, “chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo”.

- Cụ Mết có tình yêu quê hương sâu sắc

    + Dẫn Tnú ra máng nước đầu làng gội rửa, để nhắc nhở những ai đi xa nhớ về ngườn cội, quê hương.

    + Tự hào về tất cả mọi thứ trên quê hương: “Không có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”, “Gạo người Strá mình làm ra ngon nhất rừng núi này”.

    + Vì muốn bảo vệ quê hương nên luôn tìm hướng đi đúng đắn cho buôn làng: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn”.

- Là người giàu tình yêu tình yêu thương:

    + Hết lòng thương yêu và tin tưởng Tnú – chàng trai trẻ có số phận bi tráng: nồng hậu đón Tnú trở về, xót thương khi nhìn những ngón tay còn hai đốt của Tnú, luôn động viên anh: “Ngón tay còn hai đốt cũng bắn súng được”

    + Xúc động khi kể lại cho dân làng nghe câu chuyện của Tnú, cụ “vụng về trở bàn tay lau một giọt nước mắt”

    + Nhận được muối, dù ít ỏi cụ vẫn chia đều cho mọi người trong buôn làng.

- Cụ Mết là người biết nhìn xa trông rộng: dự trữ lương thực đủ ăn để đánh giặc, biết rõ được sức mạnh chưa đủ khi chưa có vũ khí nên không liều mạng xông ra cứu Tnú,...

- Cụ chính là người chỉ đường dẫn lối. Là chỗ dựa tinh thần cho dân làng.

- Nhận xét: Cụ Mết là biểu tượng thế hệ anh hùng đi trước, hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, hội tụ vẻ đẹp con người Tây Nguyên, mang dáng vẻ của người anh hùng với sức mạnh phi thường trong sử thi.

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận của bản thân về hình ảnh cụ Mết.

- Khái quát nghệ thuật: với kết cấu truyện lồng trong truyện, đầu cuối tương ứng đặc sắc, ngôn ngữ đậm chất sử thi, nhưng cũng mộc mạc giản dị, xây dựng hình tượng, ...

- Thông qua câu chuyện của dân làng Xô Man, tác giả đã đặt ra vấn đề có ý nghĩ lớn lao với dân tộc: Để cho sự sống của đất nước và nhân mãi trường tồn thì không có cách nào hơn là đoàn kết đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.


Dàn ý cảm nhận nhân vật cụ Mết - Mẫu số 4

1. Mở bài phân tích nhân vật cụ Mết

- Giới thiệu nhà văn Nguyễn Trung Thành là người gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên cũng như có nhiều tác phẩm về nơi đây.

- Đề cập truyện ngắn Rừng xà nu được xem là khúc sử thi giúp tái hiện đầy đủ về vẻ đẹp của con người, của núi rừng nơi đây…

- Khi phân tích nhân vật cụ Mết sẽ thấy đây là hình tượng khởi đầu cho truyền thống của dân làng, cũng là nhân vật đậm chất sử thi.

2. Thân bài phân tích nhân vật cụ Mết

- Hình tượng cụ Mết hiện lên qua ngoại hình.

- Cụ Mết là người có tình yêu nước sâu sắc, là sợi dây gắn kết dân làng.

- Phân tích nhân vật cụ Mết sẽ thấy tính cách đáng trân trọng. 

3. Kết bài phân tích nhân vật cụ Mết

- Tổng kết lại nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- Tóm gọn lại những vẻ đẹp của hình tượng cụ Mết. 

- Bài học về sự đoàn kết chiến đấu, của tinh thần lớn.


Cảm nhận nhân vật cụ Mết - Bài mẫu

     Nguyễn Trung Thành là nhà văn tiêu biểu cho nền văn học hiện đại. Tác phẩm của ông gắn liền với con người và vùng đất Tây Nguyên. “Rừng Xà nu” là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của ông viết về con người và vùng đất Tây Nguyên được sáng tác vào năm 1965 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Qua truyện ngắn ta thấy được sự anh hùng quả cảm của người dân Tây Nguyên. Cụ Mết là trưởng bản của dân làng Xoman. Tuy không xuất hiện ở đầu tác phẩm nhưng mỗi lần xuất hiện đều toát lên vẻ oai hùng, sự quả cảm của người cầm đầu đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Ngay từ khi xuất hiện ấn tượng mạnh mẽ của người già làng đó là hình ảnh bàn tay trắc nịch nắm chặt lấy tay Tnúnhư một cái kìm. Ông cụ với khuôn mặt quắc thước râu dài tới ngực. Những vết sẹo trên người láng bóng, ngực căng lên như những cây xà nu đang đứng hiên ngang trước gió bão. Từ những chi tiết đó ta phần nào hình dung ra một người cường tráng, khỏe mạnh, oai hùng. Một con người từng trải, kiên cường và không sợ bất cứ thứ gì.

     Nhân vật cụ Mết hiện lên với nét tính cách cá biệt. Giọng nói của ông được tác giả miêu tả ồ ồ vang cả núi rừng Tây Nguyên. Giọng nói như sấm truyền, ngôn ngữ giản dị, dứt khoát thể hiện được sự quyết đoán của người đứng đầu. Tiếng nói ấy vang lên khi hô hào người dân Xô man đứng lên nổi dậy đấu tranh, tha thiết nghiêm trang khi nhắc nhở con cháu người dân làng Xô man:” Nghe rõ chưa? Nhớ lấy! Ghi lấy” Mỗi lần giao việc cho ai, cụ không bao giờ khen mà chỉ nói “Được” để động viên khích lệ, không ngừng cố gắng. Nhưng mỗi lần cụ nói đều chắc nịch thể hiện mệnh lệnh.

     Không chỉ là người tù trưởng tài ba, kiên cường, cụ Mết còn là người con yêu thương quê hương, gắn bó máu thịt với quê hương. Khi Tnú trở về, cụ dẫn ra đầu làng để dội rửa nhắc nhở luôn phải nhớ về quê hương. Cụ luôn tâm niệm nhắc nhở con cháu: “Đảng còn, núi nước này còn” một lòng kiên trung với cách mạng với Đảng và nhà nước. Tình yêu đó cũng chính xuất phát từ tình yêu quê hương.

     Vẻ ngoài quắc thước nghiêm nghị nhưng sâu trong con người đó lại là tình yêu thương con người, yêu thương đồng bào. Tnú trở về sau 3 năm xa quê hương, cụ đã chào đón nồng nhiệt, tạo cho Tnu cảm giác như trở về với gia đình. Kể cho dân làng nghe về câu chuyện gia đình Tnú mà cụ không kìm nổi tiếc thương xúc động. chính hành động, cử chỉ nhỏ ấy đã cho thấy được tấm lòng bao la nhân hậu của cụ Mết.

     Trong vai trò của một người già làng thời đánh Mỹ, cụ Mết hiện lên là một cây xà nu lớn vững chãi là chỗ dựa tinh thần cho dân làng, đồng bào Xô man. Cụ luôn trung thành với Đảng, một lòng kiên trung theo cách mạng.  Không những thế, cụ Mết còn là người có tầm nhìn xa trông rộng, biết chăm lo cho cuộc chiến đấu chung của dân làng. Luôn giữ được sự tỉnh táo, sáng suốt, đưa ra những đường lối đấu tranh đúng đắn cho dân làng.  Với trí tuệ sắc sảo của một người đứng đầu cụ Mết không chỉ gợi nhớ lại sự kiện đau thương, chiến thắng oanh liệt một thời mà còn khẳng định một chân lí đúng đắn: “Chúng nó đã cầm súng thì chúng ta phải cầm giáo”.

     Trong tác phẩm “Rừng xà nu”, cụ Mết hiện lên là một già làng, tộc trưởng vô cùng oai hùng. Cụ Mết chính là linh hồn của người dân Xô man đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh thắng lợi, đi theo con đường cách mạng đúng đắn. Hình ảnh cụ Mết tuy xuất hiện không nhiều nhưng đã lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc, một vị anh hùng truyền lửa tựa như cây xà nu hiên ngang trước giông bão cuộc đời.

---/---

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay Cảm nhận nhân vật cụ Mết (Dàn ý + bài mẫu) để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021