logo

Dàn ý cảm nhận nhân vật Tnú

Tham khảo Dàn ý cảm nhận nhân vật Tnú, tổng hợp đầy đủ dàn ý chung và những bài văn cảm nhận ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Qua các bài văn mẫu sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề cần nghị luận, cùng tham khảo nhé!


Dàn ý cảm nhận nhân vật Tnú - Mẫu số 1

Dàn ý cảm nhận nhân vật Tnú (ngắn gọn, hay nhất)

A. Mở bài:

Giới thiệu Nguyễn Trung Thành và truyện ngắn Rừng xà nu.

B. Thân bài:

1. Phân tích hình tượng nhân vật .

– Tnú là nhân vật chính của truyện ngắn Rừng xà nu. Đó là một đứa trẻ cha mẹ mất sớm, Tnú gắn bó với dân làng và có những phẩm chất của dân làng. Tnú được cụ Mết nhận xét: “Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta’’.

– Tnú là người con gan góc, táo bạo của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.

+ Học chữ thua Mai, Tnú đập vỡ bảng, bỏ ra ngoài suối ngồi suốt ngày, sau đó, lấy một hòn đá “tự đập vào đầu, máu chảy ròng ròng’’ để sáng hôm sau lại ngượng ngùng gọi Mai ra phía sau hốc đá hỏi xem “chữ o có móc là chữ chi’’.

+ Nhưng “đi đường núi thì đầu nó sáng lạ lùng’’. Khi làm liên lạc, Tnú không đi đường mòn. Qua sông, khôn lội chỗ nước êm, mà “cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình’’.

+ Khi bị giặc bắt và tra tấn, Tnú không hé răng một lời dù bị địch tra tấn dã man.

+ Khi bị địch đốt cháy mười ngón tay, Tnú nghiến răng chịu đựng chứ quyết “không thèm kêu van’’.

– Đây cũng là một con người có mối thù chồng chất với quân giặc. Chúng không chỉ giết hại dân làng mà còn giết hại vợ con anh và khiến hai bàn tay anh “mỗi ngón chỉ còn lại hai đốt’’.

– Tnú còn là một chàng trai dũng cảm và trung thành với cách mạng.

+ Những ngày ấy, làng Xô Man bị kẻ thù khủng bố điên cuồng “không bữa nào nó không đi lùng, không đêm nào chó của nó và súng của nó không sủa vang cả rừng’’. Anh Xút bị giặc treo cổ lên cây vả đầu làng ; bà Nhan bị chặt đầu cột tóc treo đầu súng vì đã vào rừng nuôi cán bộ. Sau cùng đến lũ trẻ thay người già làm việc này. Tnú và Mai là hai đứa trẻ hăng hái nhất. Có đêm, chúng ngủ luôn ở ngoài rừng, vì đề phòng giặc lùng phải có người “dẫn cán bộ chạy’’.

+ Lòng trung thành với cách mạng của Tnú đã được bộc lộ qua nhiều thử thách. Khi bị giặc bắt, giải về làng, tra hỏi chỗ ở của cộng sản, Tnú đặt tay lên bụng mình và nói: “ở đây này’’. Lưng Tnú ngang dọc biết bao vết dao chém của bọn lính.

+ Khi chứng kiến cảnh vợ con bị giặc tra tấn dã man bằng gậy sắt, mặc dù tay không, Tnú dũng cảm nhảy vào giữa lũ giặc đang điên cuồng. Nhưng anh không cứu được vợ con, bản thân bị giặc bắt và đốt hai bàn tay bằng giẻ tẩm dầu xà nu.

+ Khi được dân làng cứu thoát, dù hai bàn tay đã cụt đốt, Tnú gia nhập giải phóng quân như một tất yếu… Phẩm chất anh hùng của Tnú là ở chỗ biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân: gia nhập bộ đội, chiến đấu dũng cảm, giết giặc để trả thù cho quê hương và gia đình.

– Căm thù mãnh liệt, Tnú cũng la người biết yêu thương sâu sắc. Ba năm đi bộ đội, Tnú da diết cảnh và người của buôn làng quê hương.

C. Kết luận

– Số phận và tính cách của nhân vật Tnú tiêu biểu cho dân làng Xô Man và con người Tây Nguyên.

– Nhân vật Tnú góp phần tô đậm chủ đề và làm nên màu sắc sử thu của truyện ngắn “Rừng xà nu’’.


Dàn ý cảm nhận nhân vật Tnú - Mẫu số 2

1. Mở bài

Giới thiệu truyện ngắn Rừng xà nu và nhân vật Tnú

2. Thân bài:

* Lai lịch, sự xuất hiện của Tnú:

- Sồ côi cha mẹ, là người con chung của dân làng Xô man.

- Sự xuất hiện và cuộc đời nhân vật được tái hiện qua lời kể của cụ Mết- già làng.

* Số phận đau thương, mất mát.

- Mồ côi cha mẹ từ sớm.

- Vợ con bị giặc giết.

- Bị giặc bắt, bị tra tấn và mười đầu ngón tay cụt đốt.

* Những phẩm chất của Tnú

- Thông minh, nhanh trí

- Gan dạ, dũng cảm, trung thành với cách mạng

- Đời sống tâm hồn, tình cảm phong phú, sâu sắc

+ Giàu tự trọng, có cái ngang bướng, quyết liệt

+ Yêu quê hương, đất nước

+ Yêu gia đình

* Hình tượng đôi bàn tay Tnú

+ Lành lặn: đôi bàn tay gan dạ, dũng cảm; yêu thương, tình nghĩa, lòng căm thù, uất hận với kẻ thù xâm lược.

+ Tật nguyền: đôi bàn tay tố cáo tội ác kẻ thù xâm lược, đôi bàn tay hồi sinh mạnh mẽm,quyết liệt của tinh thần bất khuất.

3. Kết bài

Khăng định vẻ đẹp nhân vật Tnú vượt lên số phân đau khổ, khắc nghiệt.


Dàn ý cảm nhận nhân vật Tnú - Mẫu số 3

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

II. Thân bài:

1. Cảnh ngộ:

 + Sớm mồ côi cha mẹ

+ Lớn lên trong sự thương yêu của dân làng

+ Gắn bó với truyền thống đấu tranh của người Strá

=> Cụ Mết nói: ‘’ đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta’’

2. Phẩm chất đáng quý:

a)  Sớm gắn bó và trung thành với cách mạng:

+ Từ nhỏ đã hăng hái làm công tác giao liên ‘’ Cùng Mai luồn rừng tiếp tế nuôi cán bộ’’

+ Gan góc, táo bạo ‘’ khi học chữ chậm hơn Mai nó đập bể cái bảng nứa trước mặt Mai và anh Quyết, nó cầm hòn đá tự đập vào đầu, chảy máu ròng ròng’’

=> Mạnh mẽ, quyết tâm học cho bằng được cái chữ’’

- Khi bị họng súng của địch chĩa vào nó kịp nuốt nhanh lá thư vào bụng

- Khi bị giặt đốt 10 ngón tay, Tnu quyết không kêu ‘’ một ngón tay Tnu bốc cháy, hai ngón, ba ngón, mười ngón tay Tnu đã thành mười ngọn đuốc’’ ‘’ cháy, cháy cả ruột đây rồi! Không Tnu sẽ không kêu! Không””

=>  Kiên cường không sợ hi sinh

b) Gan góc, dũng cảm, mưu trí

- Trước sự khủng bố của kẻ thù, Tnu vẫn dám đi liên lạc.

- Là một người thông minh, nanh lợi: ‘’ học chữ thì hay quên nhưng đi đường núi thì đầu nó sáng lạ lùng’’ ‘’ không bao giờ nó đi đường mòn, nó leo lên cây cao nhìn quanh một lượt rồi xé rừng mà đi. Qua sông nó không thích lội chỗ nước êm cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt trên mặt nước, cưỡi thác bơi nhanh như một con cá kình’’

=> Thông minh, già dặn kinh nghiệm.

- Xông pha đi cứu vợ bất chấp nguy hiểm:

      + ‘’ Anh đã bứt hàng chục trái vả mà không hay’’, ‘’ ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn’’.

-> nỗi đau đến mức tê dại, sự căm thù đến mức đỉnh điểm, tình yêu thương mãnh liệt với vợ con.

- Với bàn tay tật nguyền Tnu đã giết được tên chỉ huy đang cố thủ trong hầm.

c) Giàu lòng yêu quê hương:

  • Với quê hương: về thăm làng, Tnú  xúc động khi được giội nước của làng lên người như ngày trước.

  • Với cụ Mết: vui khi thấy cụ vẫn quắc thước như xưa, dành tặng cụ một ít muối.

  • Với vợ con: mặc cho cụ Mết ngăn cản vẫn quyết lao ra cứu vợ con. Luôn giữ những kỉ niệm về Mai.

d) Tính kỉ luật cao:

  • Ý thức bảo vệ bí mật của tổ chức nên khi bị bắt Tnu nuốt luôn lá thư.

  • Vượt qua bi kịch cá nhân mà tiếp tục chiến đấu.

  • Tuân thủ nghiêm quy định của cấp trên khi về thăm làng.

3. Đánh giá chung

Hình ảnh bàn tay là chi tiết nghệ thuật độc đáo khi xây dựng hình tượng nhân vật Tnu.

  • Bàn tay dùng đá đập đầu

  • Bàn tay chỉ vào bụng rồi bảo cộng sản ở đây.

  • Bàn tay căm hờn ngắt từng trái vả.

  • Bàn tay - tình yêu chân thành sâu sắc dành cho mẹ con mai

  • Là bằng chứng khẳng định : ‘’ chừng nào trên quê hương đất nước còn kẻ thù thì chừng ấy con người còn phải chiến đấu’’

- Nhân vật Tnu được xây dựng với bút pháp sử thi bi tráng -> Có sức mạnh thể chất lẫn tinh thần. Là anh hùng của núi rừng TN.

- Nghệ thuật: Ngôn ngữ mang màu sắc Tây Nguyên, không gian đậm chất truyền thống, kết cấu điệp vòng

- Nội dung: Tnu là nhân vật đại diện tiêu biểu cho thế hệ thanh niên Tây Nguyên trong những năm kháng chiến đau thương, ở anh là sự kết tinh kì diệu những phẩm chất cao đẹp của con người TN cũng như nỗi đau mất mát của con người trong chiến tranh.

III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.


Dàn ý cảm nhận nhân vật Tnú - Mẫu số 4

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

- Giới thiệu hình tượng nhân vật Tnú- trung tâm của truyện ngắn: người con kết tinh mọi vẻ đẹp của nhân dân Tây Nguyên trên nền tập thể nhân dân anh hùng và hình tượng rừng xà nu hùng vĩ trong những ngày kháng chiến chống Mĩ gay go , ác liệt

2. Thân bài:

- Khái quát hình tượng Tnú: Tnú là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Câu chuyện về cuộc đời anh là câu chuyện được sử thi hóa qua lời kể của cụ Mết.Cuộc đời Tnú gắn liền với cuộc đời làng Xô Man. Âm hưởng sử thi chi phối tác giả trong khi xây dựng nhân vật này. Tác giả xuất phát từ vấn đề cộng đồng để phản ánh đời tư của Tnú .Tnú được xây dựng như hình tượng một nhân vật mang tính lí tưởng . Nhà văn lấy nguyên mẫu từ anh Đề, người dân tộc Xơ-đăng, ỏ Tây Nguyên . Năm 1959, anh Đề đã cùng mười chàng trai trong bản giết toàn bộ một tiểu đội lính Diệm và bắt đầu cuộc chiến đấu vũ trang.

- Giải thích nhận định: Tnú tiêu biểu cho vẻ đẹp thanh niên Vn trong thời kì chống Mỹ + Ngay từ nhỏ anh đã là người gan dạ, dám đi tiếp tế lương thực cho cán bộ, làm liên lạc cho cán bộ từ xã lên huyện . Và cũng từ đấy Tnú bộc lộ một trí tuệ hơn người . “Nó không thích lội nước chỗ êm cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi, vượt lên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như con cá kình” bởi theo Tnú “Qua chỗ nước êm thàng Mĩ - Diệm hay phục , qua chỗ nước mạnh nó không ngờ” . Giặc vây các ngả dường thì Tnú leo lên một cây cao , nhìn quanh một lượt rồi xé rừng mà di , lọt qua tất cả các vòng vây . Tnú nghe theo anh Quyết , cố học chữ để sau này thay anh lãnh đạo cách mạng . Quyết tâm học chữ của Tnú thể hiện dứt khoát trong hành động tự đạp hòn đá vào đầu , máu chảy ròng ròng khi cậu thua Mai trong việc nhớ những con chữ . Tnú từ nhỏ đã tâm niệm trong đầu câu nói của cụ Mết : Cán bộ là Đảng , Đảng còn , núi nước này còn .

+ Tnú là hiện thân của sự trung thành tuyệt đối với cach mạng , với Đảng , là hiện thân của sự khoẻ mạnh với bộ ngực rộng rãi, hai cánh tay khoẻ chắc như lim, là sự bất khuất kiên cường đã được thử thách qua tra tấn dã man và sự tù đày cuả kẻ thù . Tnú cường tráng như một cây xà nu lớn . Tnú không hề biết sợ hãi , không hề biết khuất phục dù tàn bạo có hiện hình trong mũi súng hay lưỡi dao chém ngang dọc trên lưng . Trong một lần chuyển thư của anh Quyết gửi về huyện , Tnú bị giặc bắt . Họng súng chĩa vào tai lạnh ngắt , Tnú kịp nuốt luôn cái thư . Giặc giam cầm , tra khảo Tnú dã man , lưng Tnú dọc ngang vết dao chém nhưng anh quyết không khai một lời . Anh tìm cách vươt ngục về làng và tiếp tục sự nghiệp lãnh đạo dân làng chuẩn bị chiến đấu . Sức mạnh của anh dường như tăng thêm bởi sự hun đúc của một tình yêu lớn với một người con gái luôn luôn hiền dịu, nhượng nhìn , của một gia đình hạnh phúc cùng Mai và đứa con nhỏ .

+ Cuộc đời Tnú gắn liền với những đau thương mà không chỉ riêng anh gánh chịu . Cái đau đớn mang trên thân xác Tnú là hiện hữu cái đau thương của dân làng Xô Man trong chiến tranh Mái ấm gia đình từng là mơ ước của biết bao đôi thanh niên ấy bỗng chốc tan nát bởi sự tàn ác của kẻ thù . Mai và con anh bị kẻ thù giết chết ngay trước mắt anh . Tnú không cứu được vợ, được con , đau đớn hơn chính bản thân anh cũng trở thành nạn nhân của sự bạo tàn mà kẻ thù đang sử dụng . Vì Tnú cũng chỉ có tay không giữa quân thù đầy vũ khí . Hình ảnh mười đầu ngón tay rừng rực cháy bởi nhựa xà nu như mười ngọn đuốc không chỉ có ý nghĩa tố cáo tội ác quân thù hay nói lên lòng dũng cảm của người chiến sĩ cách mạng mà còn nói lên một chân lí sâu sắc và tàn nhẫn : khi một Tnú có ý chí mà tay không thì ngay thứ nhựa xà nu thân thiết cái khối chất thơm ngào ngạt và như đọng nắng quê hương kia cũng có thể trở thành ngọn lửa hủy diệt chính những bàn tay vẫn hằng ngày chăm sóc, vun trồng cho nương rẫy .

=> biểu tượng của tinh thần yêu nc kết tinh qua hình ảnh đôi bàn tay Tnú

Khi xây dựng nhân vật Tnú, Nguyễn Trung Thành đặc biệt dụng công miêu tả đôi bàn tay của anh . Từ đôi bàn tay này, người đọc có thể thấy hiện lên không những cả cuộc đời mà cả những tính cách của nhân vật . Khi còn lành lặn, bàn tay Tnú là bàn tay nghĩa tình, thẳng thắn . Đấy là bàn tay cầm phấn học chữ do cán bộ dạy , bàn tay cầm đá ghè vào đầu để trừng phạt cái tội không nhớ mặt chữ , bàn tay đặt lên bụng để chỉ cộng sản ở đây … Tuy vậy ấn tượng mạnh nhất về đôi bàn tay của Tnú chính là đoạn cao trào của truyện, cũng là đọan đời bi tráng nhất của nhân vật . Giặc quấn giẻ tẩm dầu xà nu vào mười đầu ngón tay và đốt . “Mười ngón tay anh đã trở thành mười ngọn đuốc”, thiêu cháy cả ruột gan Tnú, anh “nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở trong bụng . Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi” . Chứng kiến cảnh kẻ thù dã man đốt hai bàn tay của Tnú, dân làng Xô Man không thể kiềm chế được nữa đã bột phát vùng lên tiêu diệt lũ giặc, mở ra tràn sử đấu tranh mới của dân làng . Từ đây bàn tay của Tnú thành tật nguyền, mỗi ngón chỉ còn hai đốt và như một chứng tích về tội ác của kẻ thù mà Tnú mang theo suốt đời . Đến cuối tác phẩm, bàn tay tật nguyền đấy vẫn tiếp tục cầm súng giết giặc, vẫn có thể giết chết tên chỉ huy đồn địch dù nó cố thủ trong hầm .Như vậy , có thể nói bàn tay Tnú được miêu tả trải dài theo suốt cả câu chuyện . Dường như mọi nét tính cách cũng như số phận và chiến công của Tnú đều gắn liền với hình ảnh hai bàn tay ấy .

- Liên hệ trách nhiệm thanh niên trong thế hệ mới

+ Tinh thần yêu nc thời bình k thể hiện bằng gươm giáo, k có những đôi bàn tay Tnú mà là đôi bàn tay học tập, lao động, sản xuất

+ Ý thức tu dưỡng đạo đức...

3. Kết bài:

- Đánh giá tác phẩm và hình ảnh Tnú: 

Cũng như nhiều nhân vật văn học thời chống Mĩ, Tnú được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn, giầu chất lí tưởng , là kết tinh vẻ đẹp anh hùng của người dân Tây Nguyên . Qua nhân vật này Nguyễn Trung Thành muốn thể hiện một số phận nhất là con đường của nhân dân Tây Nguyên, nhân dân Miền Nam trong quá trình đấu tranh giải phóng : cần phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng .

- Khẳng định lại trách nhiêm thanh niên ngày nay


Cảm nhận nhân vật Tnú - Bài mẫu

     Rừng xà nu được Nguyễn Trung Thành viết vào mùa hè 1965 khi đến quối Mỹ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam nước ta. Câu chuyện trở về những năm 60 nói về sự kiện đồng khởi của nhân dân Tây Nguyên với chân lý "chúng nó cầm súng, ta phải cầm giáo mác". Việc nhắc lại sự kiện xảy ra trước 1965 có ý nghĩa cảnh tỉnh và vạch ra con đường duy nhất: phải cầm vũ khí để chống lại đội quân viễn chinh của Mỹ. Rừng xà nu là bản anh hùng ca mang đậm lính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên, của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến tranh thần thánh chống đế quốc Mỹ. Nhân vật tiêu biểu nhất trong tác phẩm là Tnú.

     Đây là một nhân vật anh hùng, là người con vinh quang của làng Xô Man đã được Nguyễn Trung Thành khắc họa bằng những đường nét độc đáo giàu chất sử thi. Tính chất sử thi được thể hiện rõ nhất ở chỗ cuộc đời ngỡ như có số phận riêng nhưng thực ra Tnú lại đại diện cho số phận và con đường đi lên của dân tộc. Đời Tnú sống chết với cộng đồng, gắn bó với những sự kiện có ý nghĩa nhất của cộng đồng. Anh là một cây xà nu trong muôn vàn những cây xà nu khác nằm dưới tầm đại bác của giặc. Không cây nào không bị thương vì thế mà số phận của cây xà nu - Tnú cũng phải chịu những thương tích do giặc gây ra. Làng Xô Man có bao nhiêu người đã trở thành nạn nhân của tội ác quân thù. Làng Xô Man có bao nhiêu người đã trở thành nạn nhân của tội ác quân thù: " Bà Nhan bị chặt đầu, anh Xút bị bắn chết, cô bé Dít đã trở thành bia cho bọn giặc nhắm bắn vui cười... Tnú cũng có số phận như cộng đồng nhưng nghiệt ngã và cay đắng hơn, tiêu biểu hơn: Anh chứng kiến cảnh giặc dùng roi sắt quật cho vợ con mình chết, và chính mình khi lao vào cứu vợ con cũng bị giặc tẩm lửa xà nu vào mười đầu ngón tay... rồi Tnú cũng lên đường tham gia lực lượng cũng như cộng đồng người Xô Man của anh nhất tề cầm vũ khí và xây dựng làng chiến đấu.

     Nhân vật Tnú có những nét tính cách tiêu biểu sau:

     Trước hết anh là một thanh niên gan góc, dũng cảm kiên cường có lính kỷ luật cao.

     Lúc nhỏ anh đã vào rừng nuôi cán bộ dù biết rằng bà Nhan, anh Xút đã bị bắt sát hại để cảnh cáo. Tnú đi liên lạc "thường xé rừng mà đi, lựa thác mạnh mà vượt", học chữ chậm thua Mai, Tnú đã lấy "đá đập vào đầu máu chảy ròng ròng". Bị giặc bắt tra khảo anh đã quyết không khai, anh đã chỉ vào bụng mình - nói "Cộng sản ở đây". Ghê gớm nhất đó là khi giặc đốt mười đầu ngón tay, mình vẫn cắn răng không kêu van. Hành động xông ra cứu vợ con với hai bàn tay trắng phần nào cũng biểu hiện được sự gan góc bất chấp cái chết của Tnú.

     Câu chuyện về Tnú được cụ Mết kể trong một đêm nhân sự kiện anh nhớ làng xin đơn vị về nghỉ phép trong một ngày, sáng mai Tnú đã lên đường, điều này chứng tỏ anh chấp hành rất đúng kỷ luật của đơn vị, tôn trọng kỷ luật của làng, ý chí kiên cường đã chiến thắng được tình cảm yếu mềm của anh.

     Tính cách thứ hai của Tnú đó là con người giàu ý chí biết vượt lên bi kịch cá nhân để sống đẹp.

     Từ nhỏ Tnú đã đi nuôi cán bộ, vượt ngục về anh lại cùng cộng đồng mình mài giáo mác chuẩn bị cho cuộc chiến đấu dữ dội ác liệt hơn trong nay mai.

     Không gì đau đớn hơn có người vợ hiền thục có đứa con bụ bẫm, thế mà Tnú lại chứng kiến những đòn roi man rợ cùng với cái chết của vợ con. Không những thế, Tnú còn là nạn nhân của bọn giặc man rợ. Mười ngón tay tàn tật nhưng anh đã tình nguyện đi bộ đội chủ lực để giết được nhiều giặc hơn.

     Nét tính cách thứ ba của Tnú là con người giàu tình nặng nghĩa. Anh gắn bó với cách mạng, hết lòng với anh Quyết, nghe theo lời anh Quyết năng học hành để làm cán bộ.

     Đứa con vừa mới sinh, Tnú đã xé tấm chăn của mình làm địu. Dù không cứu được vợ con nhưng anh xông ra trong tuyệt vọng để giặc bắt là một biểu yêu thương vợ con hết mức.

     Tnú mồ côi cha mẹ lại mất vợ con cho nên buôn làng, cộng đồng đối với giờ đây là tất cả. Được về phép anh bồi hồi xao xuyến khi nghe một tiếng chày giã gạo khi nhận ra từng mặt người, từng sự thay đổi của quê hương.

     Nói đến Tnú người ta thường nghĩ về chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa tay Tnú. Đó là bàn tay đã từng cầm đá đập vào đầu mình, bàn tay dắt Mai làm nương rẫy, bàn tay chỉ vào bụng mình nói đó là cộng sản, bàn tay sau vượt ngục đã run run nắm lấy tay Mai ở đầu con nước lớn của làng, bàn tay mài rìu, rựa, giáo mác... và rồi cũng bàn tay ấy đã ngắt những trái vả. Hai cánh rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh đã ôm chặt lấy mẹ con Mai lần cuối, rồi mười đầu ngón tay của Tnú bốc lửa. Bàn tay thương tật ấy đã tham gia trận đánh đã giết những thằng chỉ huy đồn giặc, bàn tay ấy lại cầm đèn pin soi rõ mặt xác quân thù (bởi Tnú luôn coi mỗi cái xác thù mà anh giết là một thằng Dục).

     Rừng xà nu dạt dào âm hưởng sử thi, nó đã sáng tạo ra một nhân vật sử anh hùng. Cuộc đời bi tráng của Tnú chính là cuộc đời của dân tộc Việt Nam mộ: thời điểm lịch sử trọng đại:

Chúng muốn đốt tu thành tro bụi

Ta hỏa vàng nhân phẩm lương tâm

Chúng muốn ta bán mình ô nhục

Ta làm sen thơm ngát giữa đầm.

---/---

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay Dàn ý cảm nhận nhân vật Tnú để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021