logo

Dàn ý chi tiết bài Rừng xà nu

Văn học vốn là một bộ môn khiến nhiều bạn học sinh gặp trở ngại, bởi vì chưa xác định được được kĩ năng làm bài hiệu quả thì sẽ gặp nhiều trắc trở trong quá trình viết văn, từ ngữ lủng cũng, các ý không lôgic. Do đó mới thấy bước lập dàn ý là quan trọng, là bước đệm đảm bảo đầy đủ ý và tiết kiệm tối đa thời gian làm bài của học sinh. Với Dàn ý chi tiết bài Rừng xà nu dưới đây hy vọng sẽ là một gợi ý hữu ích gửi đến các bạn.

Dàn ý chi tiết bài Rừng xà nu | Văn mẫu 12 hay nhất


Mở bài Dàn ý chi tiết bài Rừng xà nu

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (có thể dẫn dắt hoàn cảnh, chủ đề liên quan, cùng thời với tác phẩm rồi dẫn vào tác phẩm để tạo thêm điểm nhấn, sự mới mẻ)

- Hiện thực cách mạng vô cùng phong phú, sôi động là nguồn sáng tạo dồi dào cho người nghệ sĩ. Gắn bó với chiến trường Tây Nguyên trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ nên Nguyễn Trung Thành có một vốn sống khá phong phú về phong tục, tập quán và cuộc sống chiến đấu của đồng bào nơi đây. Đó chính là nguồn tư liệu quý giá để nhà văn có thể xây dựng nên tác phẩm rừng xà nu.

- Rừng xà nu là một bản anh hùng ca về con người Tây Nguyên anh dũng, bất khuất và qua đó là ngòi bút tài năng của Nguyễn Trung Thành được thể hiện rõ ràng….


Thân bài Dàn ý chi tiết bài Rừng xà nu

1. Hình tượng cây xà nu

- Cây xà nu được nhà văn chọn làm cây biểu tượng xuyên suốt tác phẩm, ngay ở tên thi phẩm cũng phản ánh điều đó. Cây xà nu được biết là loài cây gắn bó thân thiết, sâu sắc với mảnh đất Tây Nguyên, con người nơi đây từ xa xưa tổ tiên ông bà cho đến thế hệ trẻ sau này. Cây gắn bó mọi mặt từ đời sống sinh hoạt, lao động cho đến tinh thần, những sự kiện trọng đại của dân làng, vui, buồn, khổ đau luôn có xà nu bên cạnh con người.

- Xà nu chịu sự thương tổn tàn khốc của chiến tranh mang lại. Hay đó chính là dụng ý nhà văn mượn hình ảnh này để gợi tả về nỗi đau, bất hạnh của dân làng Xô Man.

- Loài cây xà nu đơn giản nhưng lại mang một sức sống mãnh liệt, sinh sôi nhanh chóng và tồn tại bền bỉ, không khuất phục trước mọi sự tấn công của chiến tranh. Đó là biểu tượng cho sự mạnh mẽ và tiếp nối thế hệ của người Tây Nguyên.

- Loài cây hướng về phía ánh sáng như con người Tây Nguyên khát khao tự do, lạc quan và mãnh liệt.

2. Nhân vật tiếp nối thế hệ anh hùng Tây Nguyên

a. Nhân vật cụ Mết

- Ngoại hình, giọng nói: cụ Mết được mô tả lúc đón Tnú về thăm làng:

+ “Chòm râu quắc thước, đen nhánh, dài tới ngực…”, “ngực cụ căng như cây xà nu lớn”, “giọng nói ồ ồ dội vang trong lồng ngực”…

⇒ Qua một vài chi tiết miêu tả, ngôn ngữ sử dụng có thể thấy hình ảnh cụ Mết hiện lên khỏe mạnh, lực lưỡng, cường tráng, giọng nói đầy nội lực. Cách nhà văn so sánh thân hình cụ với cây xà nu dụng ý nói thể chất của cụ được hấp thụ từ chính ánh sáng, sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, núi rừng, cây cỏ, sông suối. Dáng vẻ này tượng trưng cho sức mạnh của cộng đồng con người Tây Nguyên.

+ Đôi mắt sáng: ánh mắt gợi nét tinh anh, vẻ đẹp của trí tuệ, sự thông thái

+ Cụ dùng lời khen cho ai cũng nói “được”, lúc kể chuyện cụ thường xen vào những lời triết lí khiến dân làng luôn nể trọng, thán phục.

⇒ Từ ánh mắt đến lời nói của cụ đều toát ra sự từng trải, trí tuệ sâu sắc, đầy kinh nghiệm còn phong thái thì ung dung. Tất cả mọi vẻ đẹp của cụ tượng trưng cho sức mạnh của công đồng về mặt tinh thần, trí tuệ.

- Cụ Mết trước đên đồng khởi

+ Trong kháng chiến chống Pháp, cụ là chiến sĩ du kích, ngày đó cụ đã có một thời sông pha trận mạc can trường, dũng mãnh với vết thẹo láng bóng trên má gợi một quá khứ hào hùng.

+ Kháng chiến chống Mĩ, lúc này cụ đã chuyển giao thế hệ, trao lại nhiệm vụ chiến đấu cho lớp trẻ với vai trò cố vấn. Cụ dạy Mai và Tnú: “Đảng còn, núi nước này còn”. Cụ nhắc nhở dân làng “ chúng nó cầm súng thì mình phải cầm giáo”…

* Vai trò lịch sử của cụ nổi bật

- Trong đêm đồng khởi

+ Dù đã chuyển giao thế hệ nhưng cụ Mết vẫn cầm vũ khí khi kháng chiến.

+ Trong đêm bi thương nhất, bọn lính đánh Mai dã man, Tnú xông ra cứu Mai còn cụ Mết vào rừng, tìm lũ làng tập hợp lại và thay thế Tnú cụ chỉ huy chiến đấu. Trong đêm tiếng thét của cụ Mết ồ ồ: “chém, chém hết…”: giọng thét chứa đựng bao sự căm hờn, tinh thần quyết chiến…

+ Khi xông trận cụ là người xung phong, ngọn mác vung lên như tia chớp, vẻ đẹp của cụ dũng mãnh, hiên ngang của người chiến sĩ. Khi lịch sử cần đến thì người già cũng trở thành chiến sĩ. Cụ đánh vẫn nhanh nhẹn, quyết liệt, dày dạn kinh nghiệm

+ Sau chiến thắng, giọng cụ vang trước đồng bào: “thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên… Tiếp lười cụ là tiếng chiêng nổi lên…” cho thấy được tinh thần quật khởi của dân làng, lời triệu tập toàn dân tham gia chiến đấu, lời gọi mang ý nguyện, khát vọng của công đồng

* Cụ Mết trở thành tượng đài, biểu tượng đẹp, nhân vật anh hùng tiêu biểu

- Cụ Mết trong tư cách kể chuyện

+ Cụ hay kể chuyện Tnú, chuyện chiến đấu của buôn làng với giọng rất trang trọng, cụ luôn nhắc dân làng “ ai có bụng thương núi, thương nước thì nghe mà nhớ lấy, để sau này cụ chết kể lại cho con cháu nghe”

⇒ Nhân vật cụ Mết góp phần khắc họa tập thể anh hùng, chứng nhân lịch sử đồng thời là một pho sử sống của cộng đồng…

b. Nhân vật Tnú

- Bố mẹ mất sớm nên Tnú được dân làng Xô Man bao bọc, nuôi dưỡng, được cụ Mết dạy bảo từ nhỏ: “Đảng còn, núi nước này còn”. Lời dạy ấy hướng Tnú đi theo Đảng, chọn lí tưởng sống cao đẹp vì cộng đồng.

- Hành động tham gia cách mạng đầu tiên của Tnú là làm giao liên. Tnú là đứa con của núi rừng nên nhanh nhẹn, tháo vát, mưu trí.

- Chưa một lần cầm súng nhưng sớm giác ngộ và tham gia cách mạng, Tnú trở thành chiến sĩ trung kiên, anh hùng, bất khuất

- Đến tuổi trưởng thành Tnú có đời sống tình cảm đẹp nhưng rơi vào bi kịch.

+ Khi bị bắt giam ở Kom Tum, sau 3 năm vượt ngục về. Mai và Tnú nảy nở tình cảm đôi lứa.

+ Theo lời anh Quyết dặn trước khi hi sinh, Tnú thay anh tổ chức dân làng chuẩn bị chiến đấu, Tnú lên núi Ngọc Linh lấy đá về mài giáo mác thể hiện tinh thần hun đúc ý chí, sức mạnh quật khởi.

+ Thằng Dục muốn bắt Tnú để dập tắt phong trào chiến đấu nhưng không được quay qua bắt Mai, hành hạ, đánh đập dã man hai mẹ con Mai. Tnú đau đớn như ngàn vết dao cứa vào tim, anh xông ra cứu vợ con và bị trúng kế, rơi vào tay giặt, bọn chúng đốt 10 ngón tay. Cùng lúc đau đớn về thể xác lẫn tinh thần nhưng Tnú không khuất phục, quật ngã.

- Trong một trận công đồn, Tnú không dùng súng mà xông vào siết cổ thằng Dục bằng đôi bàn tay cụt ngón. Hành động căm hơn, dữ dội chứa sức mạnh quật khởi của đồng bào Tây nguyên.

⇒ Tnú là nhân vật trung tâm của tác phẩm, là người con ưu tú của núi rừng, nòng cốt dẫn dắt dân làng chiến đấu vì lợi ích của cộng đồng…

c. nhân vật bé Dít

- Một người con gái gan dạ, có sức chịu đựng phi thường, nén đau thương vào trong một lòng căm thù nung nấu trả thù.

- Mạnh mẽ, can trường dù chị mất nhưng không khóc..

d. nhân vật bé Heng

- Dù nhỏ nhưng đã làm nhiệm vụ một cách thông thạo, dẫn đường cho cán bộ cách mạng

- Là thế hệ mới lên hứa hẹn sẽ vững chắc, vươn lên mạnh mẽ

⇒ Như vậy thế anh hùng tiếp nối cùng một đặc điểm nổi bật chính là lòng yêu quê hương son sắc, ý chí căm thù giặt, trung thành với cách mạng. Họ còn giàu lòng yêu thương, đoàn kết cùng xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, vì cộng đồng.


Kết bài Dàn ý chi tiết bài Rừng xà nu

- Thành công nghệ thuật là dựng cảnh, tả cảnh cũng như tả người mang đậm chất sử thi hào hùng..

- Rừng xà nu là một bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên..

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021