logo

Cảm nhận khổ thơ cuối cùng của bài thơ “Nhớ rừng”

Bài thơ “Nhớ rừng” mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ. Niềm khao khát mãnh liệt ấy đã được thể hiện thông qua bài văn Cảm nhận khổ thơ cuối cùng của bài thơ “Nhớ rừng” mà chúng tôi đã mang đến. 


Dàn ý Cảm nhận khổ thơ cuối cùng của bài thơ “Nhớ rừng”

Mở bài:

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm bài thơ Nhớ rừng, nội dung chính của khổ thơ thơ cuối cùng.

Thân bài:

- Khái quát lại nội dung tác phẩm Nhớ Rừng

- Trình bày nội dung khổ thơ cuối

+ Khổ thơ cuối là niềm khao khát được tự do của chú hổ, nó luôn khao khát được được quay trở lại nơi núi rừng hùng vĩ, nơi mà nó vốn thuộc về.

+ Mặc dù có khao khát mãnh liệt nhưng lại không thể tìm lai được tự do, đó là một nỗi bất lực không thể nào diễn tả được.

+ Từ những tâm sự của chú hổ ta cũng dần thấy được tâm sự của người dân Việt Nam đang sống trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ, không có tự do và hòa bình. 

- Bài thơ sử dụng những từ ngữ và nghệ thuật đặc sắc, giàu tính gợi hình gợi cảm, bộc lộ được cảm xúc một cách trân thực nhất.

Kết bài: 

Khái quát lại vấn đề

>>> Tham khảo: Top 5 bài Cảm nhận bài thơ Nhớ rừng ngắn gọ


Cảm nhận khổ thơ cuối cùng của bài thơ “Nhớ rừng”

Cảm nhận khổ thơ cuối cùng của bài thơ "Nhớ rừng"

      Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ mới hiện đại. Ông đã để lại cho chúng ta vô vàn những tác phẩm hay và đặc sắc. Một trong những tác phẩm tiêu biểu đó không thể không kể đến bài thơ Nhớ rừng được. Thơ của ông luôn thể hiện được sự lãng mạn và những ẩn ý vô cùng sâu sắc. Trong tác phẩm Nhớ rừng cũng vậy, nó cũng thể hiện sự khát khao tự do qua hình tượng của chú hổ. Và từ đó ta cũng nhận thức được nỗi uất hận của người dân Việt Nam phải sống trong sự tù túng của quân xâm lược. Đặc biệt hơn, niềm khao khát tự do ấy được thể hiện rõ hơn hết trong khổ thơ thứ năm của bài thơ này.

      Có thể thấy rằng xuyên suốt bài thơ tác giả Thế Lũ đã mượn lời của con hổ bị nhốt trong cũi sắt ở vườn Bách thú để biểu đạt ra nỗi u uất và niềm khát khao mãnh liệt được tự do của nhân dân ta. Khi phải sống trong một cuộng sống đầy tù túng như vậy thì ai cũng cảm thấy khó chịu vô cùng. Bác Hồ cũng từng nói rằng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” và đây chính là chân lý của mọi thời đại. Độc lập tự do là tiền đề quan trọng nhất để con người có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, là điều kiện quan trọng để đất nước có thể phát triển và sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên thế giới.

      Trong khổ thơ thứ năm thì chú hổ chỉ biết hướng về nơi núi non hùng vĩ mà mơ về một ngày được quay trở lại. Những lời oán than ấy chỉ có mình chú biết chứ không có ai thấu hiểu hết được. Tha thiết kêu gọi là thế nhưng nỗi bất lực đã bao chùm lấy sự khát vọng tự do mãnh liệt đó.

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!

Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị,

Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,

Nơi ta không còn được thấy bao giờ!

Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,

Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn

Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,

Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

      Vị chúa tể oai phong là thế nhưng cũng phải cam chịu cảnh tù túng trong những song sắt để rồi làm chò tiêu khiển cho con người. Nó tha thiết kêu gào những tiếng than ai oán để rồi nhận lại sự im lặng từ hư không. Nơi non nước hùng vĩ trước kia nó ngự trị giờ chỉ còn lại một khoảng trống cỏn con. Nơi trước kia nó thênh thang vùng vẫy thì nay nó không bao giờ được thấy và quay về nữa. Những ngày bị nhốt là những ngày ngao ngán nhất cuộc đời của nó.

Cảm nhận khổ thơ cuối cùng của bài thơ "Nhớ rừng"

      Giờ đây nó chỉ biết mơ mộng về một ngày được quay trở về núi rừng hùng vĩ, về nơi mà nó được là chính mình. Nó chỉ còn cách thả hồn mình vào giấc mộng để làm vơi bớt đi nỗi buồn và nỗi ai oán của mình. Để rồi nó cũng phải cất lên tiếng gọi rừng đầy thiêng liêng và da diết: “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”

      Trước thực tại đầy đau đớn của chúa sơn lâm ta cũng thấy được sự lầm than của nhân dân trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ. Nhân dân ta đã phải cam chịu nỗi uất hận ấy trong một khoảng thời gian rất dài. Chúng ta phải gồng mình lên để đấu tranh giành lại sự tự do cho chính mình bởi không có gì quý bằng độc lập tự do.

      Từ những lời thơ da diết của Thế Lũ ta càng thêm quý trọng sự tự do của hiện tại. Những từ ngữ và nghệ thuật ông sử dụng trong bài thơ càng làm tăng thêm tính gợi hình, gợi cảm cho tác phẩm. Điều đó khiến cho bài thơ ngày càng đặc sắc và thu hút được nhiều độc giả hơn. Thế Lữ đã rất thành công trong việc mượn hình ảnh chúa sơn lâm đang chịu cảnh giam cầm để khắc họa những tâm trạng của người dân Việt Nam thời bấy giờ phải chịu đựng. Họ luôn khao khát được sống một cuộc sống đầy tự do và hạnh phúc nhưng tất cả những điều đó lúc bấy giờ chỉ có thể ước mà thôi.

      Qua bài thơ này càng khiến chúng ta thêm quý trọng sự tự do hơn. Ông cha ta đã phải đổ biết bao mồ hôi sương máu để giành lại được sự độc lập và tự do. Vì vậy chúng ta cần phải cố gắng hết sức gìn giữ lấy tự do.

-----------------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã mang đến cho các bạn bài văn mẫu Cảm nhận về khổ thơ cuối cùng của bài thơ “Nhớ rừng”. Hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 10/01/2023 - Cập nhật : 03/07/2023
/* */ /* */
/*
*/