logo

Cảm nhận về vẻ đẹp vai trò của người mẹ trong bài thơ Gửi mẹ

Chiến tranh tuy đã qua đi, nhưng ký ức về những tháng năm bão lửa gian khó muôn trùng cùng sự đồng lòng từ tiền tuyến tới hậu phương thì vẫn còn mãi. Toploigiai sẽ cùng bạn trình bày Cảm nhận của em về vẻ đẹp, vai trò của người mẹ trong bài thơ Gửi mẹ để thấy được vẻ đẹp và sức mạnh của người phụ nữ anh hùng nơi hậu phương vững vàng nhé!

Cảm nhận của em về vẻ đẹp, vai trò của người mẹ trong bài thơ Gửi mẹ

Dàn ý trình bày Cảm nhận của em về vẻ đẹp, vai trò của người mẹ trong bài thơ Gửi mẹ

1. Mở bài: 

- Giới thiệu khái quát về tác giả Lưu Quang Vũ và bài thơ “ Gửi mẹ”. 

- Trình bày khái quát nội dung của tác phẩm: vẻ đẹp và vai trò của nhân vật mẹ khi đất nước gian khó. 

2. Thân bài: 

- Nêu cảm nhận về giá trị nội dung: 

+ Vẻ đẹp tâm hồn của mẹ: thương yêu gia đình, tần tảo chịu khó, không trách mắng khi con làm sai, vẻ đẹp của sự dạn dày kinh nghiệm qua năm tháng, đôi mắt tinh tường và cái nhìn xa trông rộng trước thời cuộc. 

+ Vai trò của mẹ: Là hậu phương vững chắc nhất cho tiền tuyến đấu tranh, việc cơ quan cho tới việc Đảng việc nhà, tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. 

+ Đánh giá về cảm nhận cá nhân trước vẻ đẹp và vai trò quan trọng ấy: khâm phục, thương yêu, kính trọng và biết ơn mẹ. 

- Nếu cảm nhận về giá trị nghệ thuật: 

+ Thể thơ tự do: giúp nhà thơ không bị bó buộc trong trình bộc lộ cảm xúc 

+ Giọng thơ: nhẹ nhàng, sâu lắng khi là dòng hoài niệm về tuổi thơ. 

+ Nghệ thuật: sử dụng điệp từ “ ước” và “ mọi “, thể hiện niềm khao khát của con. 

+ Cảm xúc cá nhân trước tài năng nghệ thuật: ấn tượng, sâu lắng, cảm thông. 

3. Kết bài: 

- Bài học cá nhân và cảm nhận rút ra sau khi đọc bài thơ “ Gửi mẹ “. 

- Khẳng định về vẻ đẹp và vai trò của mẹ góp sức để tranh đấu cho độc lập nước nhà. 


Cảm nhận của em về vẻ đẹp, vai trò của người mẹ trong bài thơ gửi mẹ

      Thuộc lớp nhà viết kịch - nhà thơ trẻ đầy tài năng của thời đại mới, Lưu Quang Vũ đã để lại cho nền văn học Việt Nam một loạt những tác phẩm hay và xuất sắc, trong đó phải kể tới bài thơ “ Gửi mẹ “ được sáng tác năm 1969. Bằng ngôn ngữ mượt mà sâu lắng, bài thơ là tiếng lòng gửi đến mẹ của người con nơi tiền tuyến; đồng thời làm sáng tỏ vẻ đẹp và vai trò quan trọng của mẹ, góp phần vào công cuộc đấu tranh giành độc lập của đất nước. 

      Trong bài thơ, bức chân dung người mẹ hiện lên qua hồi ức của đứa con về một thời thơ ấu. Đó là người mẹ hiền lành, tần tảo cả đời để chăm lo cho chồng con. “ Trên đời chẳng ai lo cho ta bằng mẹ - Cũng chẳng ai ta làm khổ nhiều như mẹ của ta”. Người mẹ ấy không được tái hiện hay miêu tả bằng mái tóc dài như suối hay đôi môi đỏ luôn chúm chím cười hiền, nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật. Đó là một người phụ nữ với phẩm chất đáng quý - bao dung trước những lỗi lầm của đứa con nhỏ “ nhiều lỗi lầm ương ngạnh “ nên nhiều lần khiến mẹ phải “ xót xa”. Người mẹ ấy đã không còn trẻ “ như hồi mẹ mới gặp ba”, cũng đã có đứa con lớn lên đường ra trận. Thế nhưng, vẻ đẹp không vì thế mà phai nhạt đi. Sự thông tuệ “ Mắt tin yêu nhìn thấu tận đường xa “ và khả năng nhìn xa trông rộng đã khẳng định vẻ đẹp trí tuệ cùng sự thông thái của mẹ. Chính điều ấy khiến ta cảm thấy khâm phục biết bao, đặc biệt là chi tiết: giả dối quanh co, hận thù hay tàn bạo tới đâu, cũng đều “ nát vụn trước đôi mắt của mẹ” . 

Cảm nhận của em về vẻ đẹp, vai trò của người mẹ trong bài thơ gửi mẹ


      Không chỉ chăm lo vun vén cho gia đình nhỏ, mẹ còn là người phụ nữ mẫu mực gánh trên mình việc nhà và việc nước: “ Mẹ vui vẻ gánh lấy phần khó nhọc - Việc cơ quan, việc Đảng, việc nhà”. Tài năng của mẹ thật đáng khâm phục! Trong gia đình, mẹ là người vợ mẫu mực; ra xã hội, mẹ là nòng cốt quan trọng của Đảng. Chi tiết “ Đánh Pháp năm xưa, đánh Mỹ bây giờ - Quen vất vả, mẹ quản gì sương nắng “ đã cho ta thấy người phụ nữ ấy cống hiến tuổi xuân và tài năng của mình cho đất nước, trở thành hậu phương vững chãi, cơ quan đầu não của Đảng xuyên suốt hai cuộc kháng chiến lớn của dân tộc là kháng chiến chống Pháp và cuộc đấu tranh đòi lại độc lập với Đế quốc Mỹ. Một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, chưa từng quản ngại khó nhọc. 

      Đọc bài thơ “ Gửi mẹ “ của Lưu Quang Vũ, trào dâng trong ta là sự khâm phục trước vẻ đẹp và tài năng của nhân vật “ mẹ”, cùng tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc Việt Nam. Càng thấu hiểu về vẻ đẹp của sự tài giỏi ấy bao nhiêu, ta lại càng suy ngẫm hơn về trách nhiệm của cá nhân mình với đất nước. Mẹ đã không ngại gian khó để làm hậu phương vững chắc cho con - cho tiền tuyến hướng về, vậy ta phải làm gì để không phụ công lao to lớn của mẹ? 

Cảm nhận của em về vẻ đẹp, vai trò của người mẹ trong bài thơ gửi mẹ

      Xuyên suốt tác phẩm, là giọng thơ nhẹ nhàng da diết khi hồi tưởng về tuổi thơ của con, về những tháng ngày được mẹ bao dung, ân cần chăm sóc. Thể thơ tự do đã giúp Lưu Quang Vũ không bị bó buộc trong dòng hồi tưởng ấy, giúp ông hướng về thực tại, là sự dũng cảm can trường và tài giỏi của mẹ khi đảm đương việc nước bên cạnh việc nhà, là nguồn động lực lớn cho đứa con cầm súng chiến đấu. 

      Khép lại bài thơ “ Gửi mẹ”, là lời nhắn gửi của đứa con trai: “ Dẫu cuộc đời là con đường dài thế - Con sẽ đi qua mọi đèo dốc trông gai- Bằng đôi chân của mẹ, mẹ ơi. “. Những dòng thơ ấy đã giúp ta nhận ra bài học lớn trong cuộc sống: Phải vững tin và kiên cường trước sóng gió, bởi sẽ luôn có mẹ ở phía sau! Đừng ngại khó khăn gian khổ, mang ước mơ của mẹ gửi gắm vào ta và biến nó trở thành động lực để cố gắng! Và hơn hết, vẻ đẹp và vai trò của mẹ đã khắc sâu ấn tượng trong lòng ta không chỉ ở hiện tại, mà còn tới tận mãi sau này! 

----------------------------------------

Bài viết trên là lời gợi ý của Toploigiai về yêu cầu trình bày Cảm nhận của em về vẻ đẹp, vai trò của người mẹ trong bài thơ Gửi mẹ của nhà thơ Lưu Quang Vũ. Hy vọng bài viết hữu ích này sẽ giúp các bạn đạt kết quả học tập tốt! 

icon-date
Xuất bản : 25/04/2023 - Cập nhật : 15/08/2023