logo

Cảm nhận của em về bài bảo kính cảnh giới số 43 của tác giả Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi là một trong những thi nhân nổi tiếng của dân tộc, với lời thơ cùng câu cú hay, hấp dẫn. Toploigiai sẽ giúp bạn làm sáng tỏ yêu cầu “ Cảm nhận của em về bài bảo kính cảnh giới số 43 của tác giả Nguyễn trãi” thông qua bài viết dưới đây. 

Cảm nhận về bài thơ Bảo kính cảnh giới số 43 - Nguyễn Trãi

      Nguyễn Trãi vốn là thi nhân đại tài của dân tộc, là tiêu biểu cho những sáng tác với những áng văn thiên cổ bất hủ. Trong đó, phải kể đến bài thơ “ Bảo kính cảnh giới “ số 43, được coi là một trong những thi phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi nói riêng, cũng như văn học nước nhà nói chung: 

Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

      Xuyên suốt bài thơ, ta cảm thấy ấn tượng trước tình yêu thiên nhiên, đất nước hùng vĩ của Nguyễn Trãi. Xuyên suốt bài thơ, là sự xuất hiện của nhân vật trữ tình. Sự xuất hiện ấy không đột ngột, không hào nhoáng, mà nhẹ nhàng, theo từng lời thơ con chữ. Đó là thư thái an nhàn, thảnh thơi, không màn thế sự. Trước hết, là bức tranh thiên nhiên đẹp, tràn đầy sức sống: 

Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

      Trước hết, ở hai câu thơ đầu, ta thấy có sự hài hoà, giao thoa giữa cảnh vật và màu sắc. Cụ thể: Đó là màu xanh lục tràn đầy sức sống của hoe hoè, kết hợp với sắc đỏ của bông hoa hoè rực rỡ. Chưa dừng lại ở đó, gam màu đỏ được gia tăng với sự xuất hiện của “ thạch lựu hiên còn phun thức đỏ “, và cuối cùng là dịu dàng hơn một chút với sắc hồng của hoa sen - hồng liên trì. Một loạt các động từ mạnh được sử dụng, khiến ta không ngừng choáng ngợp bởi: “ hoè lục đùn đùn, tán, rợp, phun, tiễn”. Từ ngữ ấy thể hiện nguồn nhựa sống căng tràn của các loài cỏ cây. Được viết theo thể 6 chữ cùng lối ngắt nhịp 4/3, Bảo kính cảnh giới là một bức tranh khiến người đọc thoả mãn về thị giác. Ta thấy rằng, hoa cỏ trong thơ của Nguyễn Trãi rất đẹp. Đó là vẻ đẹp của sức sống dạt dào, chứ không phải vẻ đẹp được cấu thành từ sự khoe mẽ. 

"Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"

Cảm nhận về bài thơ Bảo kính cảnh giới số 43 - Nguyễn Trãi

      Trong khung cảnh thiên nhiên ngập tràn nhựa sống, hiện lên đó là bóng dáng của con người. Không gian tưởng chừng như êm đềm tĩnh lặng, xuất hiện bóng dáng của một vị anh hùng hết lòng vì nước vì dân. Sau những thời khắc bôn ba chốn quan trường, Nguyễn Trãi đã giúp người đọc như hòa mình vào khung cảnh bình dị của cuộc sống. Bức tranh chợ cá hiện lên, vừa bình dị lại gần gũi, đậm chất thơ. Đó là khung cảnh lao xao của tiếng người cười nói, trao đổi hàng hoá, cùng tiếng “ cầm ve “ len lỏi vào khắp chốn. Đó là biểu hiện của một cuộc sống đủ đầy, nhân dân được hạnh phúc ấm no, được tự do trao đổi buôn bán, dưới sự cai trị sáng suốt của vị quân chủ đứng đầu, 

      Không chỉ giỏi chinh chiến võ lược trên thao trường, ta còn thấy thực nể phục trước việc người tài ấy vô cùng yêu quý và trân trọng vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên: 

"Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ, khắp đòi phương"

       Đây là một điển tích rất hay, kể về việc đất nước thái bình thịnh trị ấm no, vua Ngu Thuấn mang đàn ra gảy. Vừa thể hiện sự thông thái trong việc lồng ghép điển tích vào lời thơ, qua đó ta còn trân trọng biết bao khi hiểu rằng đây là ước mong cả một đời của Nguyễn Trãi. Gian khó vất vả, ông chỉ mong sao cho đất nước, cho dân tộc được đủ đầy, sung túc, ấm no. Ở câu thơ cuối, nhịp thơ đang từ 4/3 đầy quen thuộc đã chuyển sang 3 /3, vừa thể hiện nhịp điệu dồn nén, lại như tiếng lòng của Nguyễn Trãi thổn thức trước những trăn trở, ước mong. 

      Thiên nhiên đẹp bình dị tràn đầy nhựa sống là thế, cuộc sống thường nhật của người dân trù phú ấm no là thế, nhưng liệu làm sao để tất cả mọi miền trên đất nước này đều được đủ đầy, trọn vẹn? Đó là nỗi trăn trở, là sự thao thức suốt cả cuộc đời của Nguyễn Trãi. Tình yêu thiên nhiên và tình yêu đất nước trong tâm hồn Nguyễn Trãi không có thứ bậc trước sau, không phân biệt sang hèn cao thấp, mà cùng song hành, cùng ngày một lớn dần lên, hoà vào tình yêu đất nước. 

      Là đại diện cho thế hệ trẻ ngày nay, hơn ai hết, ta cần hiểu và học theo lời căn dặn của Nguyễn Trãi. Đó là khát khao giữ gìn độc lập của nước nhà, khát khao về một dân tộc ấm no hạnh phúc. Tuổi trẻ dạt dào sức sống, ta đừng ngại ngần mà không cống hiến hết mình, để rồi lỡ dỡ tuổi trẻ, lỡ dở đi những hoài bão. Phải biết yêu quý đất nước, phải biết gìn giữ để bảo vệ cảnh sắc đẹp đẽ của thiên nhiên. Nhất là khi tài nguyên nước ta là rừng vàng biển bạc, được thiên nhiên ưu ái ban tặng rất nhiều tài nguyên cùng khung cảnh kỳ vĩ. 

-------------------------------------

Vừa rồi, Toploigiai đã giúp bạn giải đáp yêu cầu trình bày Cảm nhận của em về bài bảo kính cảnh giới số 43 của tác giả Nguyễn Trãi. Chúc các bạn học tập tốt! 

icon-date
Xuất bản : 09/04/2023 - Cập nhật : 04/07/2023