logo

Cảm nhận của em về 2 khổ cuối bài Đồng Chí

Sau khi đọc xong tác phẩm, cảm nhận của em về 2 khổ cuối bài Đồng Chí là bức tranh lãng mạn và ấn tượng. Chính Hữu đã cho người đọc thấy được hoàn cảnh gian khổ và khắc nghiệt nơi chiến trường, từ đó làm nổi bật lên tình cảm đồng đội thiêng liêng.


Cảm nhận của em về 2 khổ cuối bài Đồng Chí - Mẫu số 1

Nơi chiến trường, hiếm có loại tình cảm nào được duy trì và vượt qua được khó khăn như tình đồng đội. Đây cũng là một loại tình cảm thiêng liêng, cao quý góp phần làm nên chiến thắng của cách mạng. Hình ảnh người lính và tình cảm gắn kết ấy được thể hiện rất rõ trong hai khổ thơ cuối bài Đồng Chí của Chính Hữu. Hình ảnh người lính hiện lên vừa đẹp, vừa bi tráng và toát lên tình cảm lãng mạn.

Cảm nhận của người đọc khi đọc xong những đoạn trước chính là hình ảnh những người lính có chung nỗi lo. Đó là một lòng hướng về quê hương, nơi quê nghèo nhưng gắn đầy kỷ niệm. Vượt qua sự nhớ nhung ấy, 2 khổ cuối bài lại làm bật lên hoàn cảnh khắc nghiệt và gian khổ nơi chiến trường.

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”

Không phải đơn giản chỉ là sự lo lắng và cảnh giác quân thù, thiên nhiên vùng núi cũng là một nơi thử thách lòng kiên nhẫn của con người. Nơi đây, con người thật nhỏ bé và chịu sự chi phối mạnh mẽ của thiên nhiên. Tác giả sử dụng anh với tôi, hai chủ ngữ đi liền nhau như khẳng định sự gắn bó giữa hai người lính xa lạ. Từ đó, ta lại càng hiểu được rằng, ngoài chung hoàn cảnh quê nhà, thứ làm nên tình bạn gắn bó ấy còn là những khoảnh khắc cùng nhau chịu đựng khổ cực.

Cảm nhận của em về 2 khổ cuối bài Đồng Chí

Bạn tưởng thứ đáng sợ nhất là đối mặt với súng đạn chiến tranh? Trong trường hợp này, chưa chắc đã là như vậy. Thứ khiến lòng người sợ hãi chính là bóng tối, là một giấc ngủ không yên và có thể chẳng thể thấy được ánh mặt trời ngày mai. Không phải ra chiến trường, họ có lẽ chẳng thể chịu được cái đói, cái lạnh nơi rừng hoang vắng.

Tuy nhiên, giữa lúc ấy thứ tình cảm quý giá của những người lính càng nổi bật thêm. Đi với anh, luôn có tôi. Họ mỉm cười nhìn nhau, truyền cho nhau sức mạnh. 

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo…”

Bỗng nhiên, khung cảnh trở nên lãng mạn kì lạ trong 3 câu thơ cuối cùng. Trái ngược với cái gian khổ, hình ảnh người lính mang theo khẩu súng cứng cáp và đầy sự an toàn. Mặt trăng và mũi súng là hai thứ trái ngược nhau. Ấy vậy mà lại hợp lý đến lạ lùng. Như người lính, họ mong về nơi quê hương ruộng cày bình yên, nhưng trên tay họ lại nắm chặt khẩu súng trên chiến trường. Đó là thứ khiến người đọc cảm động và ghi nhớ.

Những cảm xúc tác giả Chính Hữu truyền vào bài thơ vô cùng chân thật. Người đọc như được đứng ở vị trí cạnh đó, nhìn những người lính khí khái thẳng lưng, canh gác cho tấc đất quê hương. 


Cảm nhận của em về 2 khổ cuối bài Đồng Chí - Mẫu số 2

Hình tượng người lính là một chủ đề mà nhiều tác giả hướng tới. Ngoài sự hiên ngang, kiên cường và dũng cảm, người lính còn được thể hiện ở một mặt đặc biệt. Đó là những người vượt qua khó khăn, là tình đồng chí lãng mạn và thiêng liêng. Điều này được Chính Hữu miêu tả rõ nét và chân thật qua 2 khổ cuối của bài thơ Đồng Chí.

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”

Cảm nhận của em về 2 khổ cuối bài Đồng Chí

Hai người lính tạo nên tình cảm đẹp giữa nơi chiến trường khốc liệt. Đó là thứ tình cảm bền chắc, được xây dựng dựa trên hoàn cảnh quá khứ và cả hiện tại của cả hai. Anh và tôi luôn được đi cùng nhau, thể hiện tình cảm keo sơn giữa hai người lĩnh. Đặc biệt, nụ cười mặc dù bị lạnh đến cứng đờ như có ma lực, như ngọn lửa trong đêm đông. Thậm chí, người đọc cũng dễ dàng cảm nhận được những tình cảm đó.

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo…”

Trong 3 câu cuối cùng, thứ làm nên sự đặc sắc và khái quát được cả tác phẩm chính là hình ảnh đầu súng trăng treo. Lãng mạn làm sao! Ánh trăng là đại diện cho sự hòa bình, ngược lại với đó, đầu súng lại là thứ đại diện cho chiến tranh ác liệt. Hai thứ này đặt với nhau tạo nên một vẻ đẹp siêu thực. Với người đọc, nó như một huyễn cảnh, nhưng đó lại là thực tế đối với những người lính hiện tại.

Hiện lên cùng với hình ảnh đẹp đẽ, ngang tàng của người lính là thứ tình cảm bên chắc giữa những người đồng đội. Đêm sương này, mảnh vá này chính là thứ đưa họ đến gần nhau hơn. Và có lẽ, chính sự cảm thông và động viên đó lại là động lực để những người con xa quê tiếp tục đấu tranh cho mảnh đất dưới chân mình.

Chính Hữu đã cho người đọc thấy được hình ảnh người lính trong một tình huống khác trong 2 khổ thơ cuối bài Đồng Chí. Không còn sự anh dũng thiện chiến, họ cũng là người và cũng trải qua những khó khăn về bệnh tật. Tuy nhiên, thứ làm người đọc cảm nhận và rung động là tình đồng chí giữa những người cùng chung hoạn nạn.

____________

Trên đây Top lời giải đã trình bày xong một số mẫu bài viết Cảm nhận của em về 2 khổ cuối bài Đồng Chí của Chính Hữu. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập và ôn luyện. Chúc các em học tập thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 12/01/2023 - Cập nhật : 30/06/2023