Bài thơ Tấc đất thành cổ là một bài thơ của tác giả Phạm Đình Lân về những tháng ngày đấu tranh gian khổ của những người lính thành cổ và nhân dân Quảng Trị.
Đề bài: Cảm nghĩ bài thơ “Tấc đất thành cổ” (khoảng 300 chữ)
I. Mở đoạn
- Đề cập đến tác phẩm và cảm xúc của bản thân: Đến với những dòng thơ của tác giả Phạm Đình Lân, người đọc cảm thấy như trái tim mình trĩu nặng và ngậm ngùi xót xa.
II. Thân đoạn
- Thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm giữ thành khốc liệt:
Được ghi vào lịch sử nơi thành cổ Quảng Trị là nguồn cảm hứng mãnh liệt đã làm tốn bao giấy mực của giới nghệ sĩ.
Nơi đây được nhắc đến như một nghĩa trang không nấm mồ, là ngôi mộ chung của những người lính thành cổ đã ngã xuống vì lý tưởng cao cả hòa bình và thống nhất đất nước.
- “Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi”: được lặp đi lặp lại nhiều lần như một lời nhắc nhở tâm tình của tác giả khi đặt chân đến thành cổ Quảng Trị. Đó là bởi vì bên dưới những thảm cỏ xanh kia từng thấm bao nhiêu giọt mồ hôi, xương máu của những anh bộ đội cụ Hồ.
- “Mỗi tấc đất là một cuộc đời”: Mảnh đất thành cổ này đã là nơi yên nghỉ nằm lại của biết bao những người con anh dũng của đất mẹ hiền từ.
III. Kết đoạn
- Nhắc lại cảm nghĩ: Là một người sinh ra và lớn lên trong thời đại mới, được hưởng thụ nền hòa bình mà ông cha ta, thế hệ đi trước đã gầy công xây dựng, tôi rất lấy làm tự hào và xúc động.
- Liên hệ bản thân: Từ đó, tôi biết mình phải gắng sức học tập giỏi giang để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, trở thành công dân toàn cầu.
Lời dẫn: Bài thơ “Tấc đất thành cổ” là một bài thơ hay và cảm động của Phạm Đình Lân. Bài thơ mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc và suy tư sâu lắng khi nhắc về một thời chiến tranh đã qua.
Đến với những dòng thơ của tác giả Phạm Đình Lân, người đọc cảm thấy như trái tim mình trĩu nặng và ngậm ngùi xót xa. Là con cháu của một đất nước Việt Nam đã trải qua những trận chiến hào hùng để có thể giữ vẹn nguyên màu cờ sắc áo, chắc chắn ai ai cũng sẽ thấy lòng mình thắt lại khi nghe nhắc đến thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm giữ thành khốc liệt. Nơi đây được nhắc đến như một nghĩa trang không nấm mồ, là ngôi mộ chung của những người lính thành cổ đã ngã xuống vì lý tưởng cao cả hòa bình và thống nhất đất nước. Xuyên suốt tác phẩm, câu thơ “Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi” được lặp đi lặp lại nhiều lần như một lời nhắc nhở tâm tình của tác giả khi đặt chân đến thành cổ Quảng Trị. Đó là bởi vì bên dưới những thảm cỏ xanh kia từng thấm bao nhiêu giọt mồ hôi, xương máu của những anh bộ đội cụ Hồ. “Mỗi tấc đất là một cuộc đời” và mảnh đất thành cổ này đã là nơi yên nghỉ nằm lại của biết bao những người con anh dũng của đất mẹ hiền từ. Là một độc giả, và trên hết vẫn là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, tôi không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn chân thành đến những người chiến sĩ đã nhuộm đỏ lá cờ Tổ quốc, và cảm ơn tác giả đã mang đến cho người đọc một bài thơ cảm động và ý nghĩa như vậy.
Trận chiến 81 ngày đêm được ghi vào lịch sử nơi thành cổ Quảng Trị là nguồn cảm hứng mãnh liệt đã làm tốn bao giấy mực của giới nghệ sĩ. Dẫu vậy, khi đọc bài thơ “Tấc đất thành cổ” của tác giả Phạm Đình Lân, trái tim người đọc lại lần nữa đong đầy cảm xúc tự hào và tiếc thương. Trận chiến thành cổ ác liệt đến mức từng được xem là một “cối xay thịt” khổng lồ, là nơi mà mỗi tấc đất đều thấm đẫm máu, mồ hôi, và cả tuổi trẻ của những người nằm lại nơi này. Đó là lý do vì sao mà xuyên suốt tác phẩm, tác giả đã lặp lại nhiều lần câu thơ “Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi”, nhắc nhở chúng ta bước đi nhè nhẹ, và nói thật khẽ để đồng đội của chúng ta có thể được nằm yên nghỉ dưới bầu trời xanh cao vời vợi, giữa lời hát ru tha thiết của Tổ quốc và vòng tay ôm ấp của đất mẹ hiền từ. Là một người sinh ra và lớn lên trong thời đại mới, được hưởng thụ nền hòa bình mà ông cha ta, thế hệ đi trước đã gầy công xây dựng, tôi rất lấy làm tự hào và xúc động. Những cảm xúc ấy càng mãnh liệt hơn sau khi đọc xong những dòng thơ dạt dào tình cảm của nhà thơ Phạm Đình Lân, một cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu gìn giữ từng tấc đất thành cổ Quảng Trị. Từ đó, tôi biết mình phải gắng sức học tập giỏi giang để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, trở thành công dân toàn cầu.