logo

Cảm hứng yêu nước trong bài thơ Hứng trở về

Tuyển chọn những bài văn hay Cảm hứng yêu nước trong bài thơ Hứng trở về.Với những bài văn mẫu ngắn gọn, chi tiết, hay nhất dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 


Cảm hứng yêu nước trong bài thơ Hứng trở về - Bài mẫu 1

Cảm hứng yêu nước trong bài thơ Hứng trở về (ngắn gọn, hay nhất)

     Trong bài Hứng trở về, tình yêu quê hương đất nước không được nói bằng những ngôn từ trực tiếp mà là bằng những hình ảnh dân dã quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Xa quê có ai không xúc động khi nghĩ về nong tằm, ruộng dâu, nghĩ về những ruộng lúa với những bông lúa mới trổ hoa hương đưa thoang thoảng hay nghĩ về một bữa canh cua giản dị mà ngon ngọt đến khó phai. Tình yêu quê hương của tác giả không chỉ biểu hiện qua nỗi nhớ mà còn thể hiện qua cái khát khao được quay về. Sống sung sướng nơi đất khách, mà vẫn luôn nhớ đến quê hương (vùng quê tuy nghèo nhưng không bao giờ thiếu tình yêu thương, lòng vị tha nhân hậu và sự chân tình). Sự độc đáo của bài thơ chính là ở chỗ, những tình cảm lớn lao (lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc) lại được thể hiện bằng những hình ảnh thơ giản dị, chân thực, mộc mạc và rất đỗi đời thường. Với Hứng trở về, tác giả Nguyễn Trung Ngạn đã mang đến cho văn học Việt Nam trung đại một hình ảnh thơ thật mới mẻ, dung dị và có sức thấm sâu vào lòng người. Ta đã gặp một "bè rau muống" trong thơ Nguyễn Trãi khi người ta chỉ thích nói đến tùng, cúc, trúc, mai và ta lại xốn xang hơn khi gặp những hình ảnh đời thường trong Hứng trở về.


Cảm hứng yêu nước trong bài thơ Hứng trở về - Bài mẫu 2

Cảm hứng yêu nước trong bài thơ Hứng trở về (ngắn gọn, hay nhất) (ảnh 2)

     Bài thơ Hứng trở về được sáng tác khi tác giả đang đi sứ ở Giang Nam (Trung Quốc). Bài thơ là nỗi lòng hướng về xứ sở và mong muốn thiết tha quay trở về quê hương luôn khắc khoải trong tâm trạng nhà thơ. Hệ thống từ ngữ, hình ảnh dân dã quen thuộc nhưng làm xúc động lòng người.

- Nỗi nhớ quê hương ở hai câu đầu:

Dâu già lá rụng tằm vừa chín

Lúa sớm bông thơm cua béo ghê.

     Là nỗi nhớ rất cụ thể, dân dã làm nổi lên gốc gác đồng quê, nghề trồng dâu nuôi tăm, nghề trồng lúa và sinh hoạt đạm bạc “cua béo ghê”... đời thường hiện lên trong cảm xúc nhà thơ. Cái cốt lõi của cảm xúc ấy là lòng yêu quê hương xứ sở. Cách nói mộc mạc dễ làm rung động lòng người.

     Tình yêu quê hương không phải bằng cảm xúc hô to, gọi giật mà bằng những hình ảnh gợi nhớ. Đó là dâu tằm, là hương thơm đồng lúa, là cua cá trên đồng, dẻo thơm ngọt ngào trong bữa cơm quê.

     Nét riêng của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong bài thơ qua những hình tượng thơ độc đáo. Lòng yêu nước là cảm xúc bắt nguồn từ nhận thức, của lí trí.

     Dẫu rằng nghèo khó vẫn là quê hương hơn danh vọng ở nơi chốn hoa đô hội. Tiếng gọi trở về tha thiết, khắc khoải trong lòng kẻ xa quê. Rõ ràng lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về dân tộc là cảm xúc chủ đạo của bài thơ Quy hứng.

     Bài thơ giúp người đọc ý thức một chân lí: không gì bằng quê hương xứ sở của mình; giúp ta thêm yêu, thêm quý nơi mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành.

---/---

Trên đây là một số bài văn mẫu Cảm hứng yêu nước trong bài thơ Hứng trở về mà Top lời giải đã biên soạn. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em có một bài văn thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021