logo

Cách xác định nhịp thơ

Trong thơ ca, khái niệm nhịp thơ được nói đến rất nhiều khi đánh giá một bài thơ. Việc xác định nhịp thơ giúp người đọc, người nghe có thể phân tích được bài thơ và hiệu quả của nhịp thơ, âm điệu. Ngoài ra, xác định nhịp thơ còn giúp những người yêu thơ có thể tự sáng tác bài thơ cho riêng mình. Thế nhưng không phải ai cũng biết nhịp thơ là gì và cách xác định nhịp thơ như thế nào? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu trong bài viết dưới đây


Nhịp thơ là gì?

Nhịp thơ là sự thay đổi cường độ và phân bố các âm vị, từ và câu trong bài thơ. Có thể  tùy vào ý tưởng của tác giả mà nhịp thơ có sự khác nhau. Nhịp thơ cũng phản ánh sự xuất hiện và sắp xếp các nhịp điệu, nhịp độ và âm điệu trong bài thơ.

Cách xác định nhịp thơ

Cách xác định nhịp thơ

Để xác định được nhịp thơ, chúng ta cần dựa vào một số điểm chung của thơ như nhịp điệu, nhịp độ, số lượng âm vị và câu hợp thành bài thơ. Nhịp thơ gắn liền với tình cảm, cảm xúc, trạng thái rung động của tác giả. Tùy thuộc vào nội dung thơ và mục đích của tác giả mà nhịp thơ có thể thay đổi như: lặp lại nhịp thơ, thay đổi từ ngữ và thay đổi số lượng câu trong bài thơ. Nhịp thơ thể hiện tính sáng tạo của từng tác giả, bộc lộ tâm hồn và thi hứng của mỗi nhà thơ.

Ví dụ: Xác định nhịp thơ 4/3 trong hai câu thơ:

Thân em vừa trắng / lại vừa tròn,

Bay nổi ba chìm / với nước non.

+ Câu thơ này gồm có 7 tiếng.

+ Nhịp thơ 4/3 được ngắt tương ứng với mỗi tiếng là 4, 3.

Tùy theo từng thể thơ khác nhau mà có các quy tắc nhịp thơ khác nhau. Tuy nhiên, phải đảm bảo quy tắc về nhịp điệu, số câu, số tiếng (chữ), cách hiệp vần, phép hài thanh và ngắt nhịp trong các thể thơ. Các luật thơ này nhằm giúp cho thơ có sự tương thích về âm điệu, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được nhịp điệu của thơ và tạo nên sự đều đặn và hài hoà trong cách đọc thơ. 

Ví dụ:

Con về thăm mẹ/ chiều đông

Bếp chưa lên khói/ mẹ không có nhà

Mình con thơ thẩn/ vào ra

Trời đang yên vậy/ bỗng òa mưa rơi.

Các dòng trong khổ thơ được ngắt nhịp như sau: 4/2; 4/4; 2/2/2; 4/4.

Trong bài Khúc ca hoài xuân – Thế Lữ, cách ngắt nhịp cũng thường xuyên thay đổi:

“Ta rắp nâng lời chào (5)/ ngày mới mẻ(3),

Vì Đông,(2)/ Thu,/ hay Hạ(2)/(3) cũng như Xuân;

Cũng có tình riêng(4)/ với lòng thi sĩ(4).

Ta vui ca(3)/ trông ngày tháng xoay vần(5)”.


Một số cách ngắt nhịp phổ biến trong thơ Đường luật

Thơ Đường luật có mặt ở nước ta khá sớm, hầu hết các tác phẩm thơ đường luật không có dấu phân cách như trong các bài thơ Tiếng Việt hiện đại ngày nay. Thế nhưng người đọc vẫn có thể tự hiểu được nhịp thơ bởi thơ Đường luật có nhịp điệu riêng của nó thông qua cách ngắt nhịp quen thuộc ở từ thứ 2 hoặc từ thứ 4 trong câu. Hoàn toàn khác với cách ngắt nhịp ở từ thứ 3 và đôi khi ở từ thứ 5 của các câu thất trong thể thơ song thất lục bát. Tuy nhiên, một bài thơ Đường Luật hay nhất phải kết hợp hài hòa trong âm thanh và nhịp điệu. Để thấy được điều này, cùng xét ví dụ dưới đây được tác giả viết với tiết tấu: 4/3 và 2/5

Ví dụ 1: Ngắt nhịp ở từ thứ hai trong câu (2/5)

Nhớ nước/ đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà/ mỏi miệng cái da da

(Thơ Bà huyện Thanh Quan)

Ví dụ 2: Ngắt nhịp ở từ thứ tư trong các câu (4/3)

Bước tới đèo Ngang/ bóng xế tà

Cỏ cây chen đá/ lá chen hoa

Lom khom dưới núi/ tiều vài chú

Lác đác bên sông/ chợ mấy nhà

(Thơ Bà huyện Thanh Quan)

Như vậy, nhịp thơ là cấu trúc tiết tấu cơ bản của một bài thơ hay một dòng thơ. Việc xác định nhịp thơ có vai trò quan trọng trong phân tích thơ và sáng tác thơ ca. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn học tốt môn Ngữ văn.

icon-date
Xuất bản : 11/07/2023 - Cập nhật : 13/07/2023

Tham khảo các bài học khác