logo

Cách xác định chủ đề của văn bản

Trước khi viết một tác phẩm văn học, tác giả cần phải xác định đề tài và chủ đề cho tác phẩm của mình. Chủ đề chính là những vấn đề chính được nhắc đến trong văn bản, có thể là chỉ trong một đoạn trích trong tác phẩm hoặc xuyên suốt tác phẩm. Vậy, cách xác định chủ đề của văn bản như thế nào? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu trong bài viết dưới đây


Chủ đề của văn bản là gì?

Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. Nói dễ hiểu hơn thì chủ đề là những vấn đề mà tác giả tập trung phân tích, làm nổi bật lên trong tác phẩm mà tác giả cho rằng đó là điều quan trọng nhất.

Ví dụ: 

- Chủ đề của tác phẩm Tắt đèn (Ngô Tất Tố) nói về số phận bi thảm của người nông dân do chế độ sưu thuế, sự bóc lột tàn khốc trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

Cách xác định chủ đề của văn bản

- Chủ đề của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn thành Long) là ca ngợi những người lao động thầm lặng góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn chống Mĩ cứu nước.


Cách xác định chủ đề của văn bản

- Thông qua nhan đề, một số từ ngữ chủ đề

Ví dụ: Bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) có nhan đề “Đồng chí” khiến chúng ta liên tưởng tới tình đồng chí, đồng đội của các anh bộ độ cụ Hồ.

- Thông qua hình tượng nhân vật chính

Ví dụ: Nhân vật chính trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) là Thúy Kiều. Xuyên suốt tác phẩm là cuộc đời của Kiều => Chủ đề của Truyện Kiều là số phận bi kịch của người phụ nữ, những ước mơ vươn tới hạnh phúc, vấn đề đấu tranh để thực hiện tự do và công lí

- Thông qua cảnh ngộ, biến động dữ dội, khác thường

Ví dụ: Đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều, Nguyễn Du) được miêu tả qua không gian, thời gian, cảnh vật xung quanh và tâm trạng của Kiều => Chủ đề của đoạn trích là tâm trạng cô đơn, buồn tủi, đáng thương và nỗi nhớ người thân da diết.

- Thông qua những lời phát biểu của tác giả hoặc nhân vật

Ví dụ: Trong Chí Phèo (Nam Cao) câu nói của Chí Phèo trong văn bản: "Tao muốn làm người lương thiện!" - "Không được! Ai cho tao lương thiện?” cho thấy chủ đề của văn bản là tập trung tô đậm vấn đề tha hóa, biến chất của một bộ phận nông dân và ước mơ làm người lương thiện của họ.


Đặc điểm chủ đề của văn bản

- Trong một tác phẩm, không nhất thiết chỉ có 1 chủ đề mà có nhiều chủ đề. Các chủ đề này gắn bó chặt chẽ và bổ sung cho nhau thành một hệ thống chủ đề. Thế nhưng, vẫn phải nổi lên một chủ đề chính để các chủ đề khác (gọi là chủ đề phụ) bổ sung và làm nổi bật cho chủ đề chính đó.

Ví dụ: Truyện Kiều có chủ đề chính là nói về số phận bi thảm của người phụ nữ. Các chủ đề phụ như: khát vọng, ước mơ vươn tới hạnh phúc, vấn đề đấu tranh để thực hiện tự do và công lí.

Cách xác định chủ đề của văn bản

- Chủ đề nhiều hay ít không phụ thuộc vào độ dài tác phẩm. Có rất nhiều thể loại tác phẩm như thơ, tùy bút, truyện ngắn,…nhưng độ dài hoàn toàn khác nhau nhưng chủ đề chính của văn bản chỉ có một.

Ví dụ: Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt rất ngắn chỉ với 28 chữ với chủ đề khẳng định chủ quyền của lãnh thổ nước Nam ta thời Trần. Nhưng “Bản tuyên ngôn độc lập” của chủ tịch Hồ Chí Minh tuy có dài hơn nhưng chủ đề chính cũng khẳng định chủ quyền của nước Việt Nam.

- Một số chủ đề tác giả không nêu chính diện, trực tiếp trong văn bản mà sử dụng lối nói ẩn, bóng gió, khai thác tối đa tính đa nghĩa của hình tượng văn học. Nhất là những văn bản viết về đề tài lịch sử, thiên nhiên, khoa học...

- Chủ đề của văn bản cần có sự thống nhất, nghĩa là tập trung biểu đạt đối tượng và vấn đề chính đã định. Không xa rời hoặc lạc sang chủ đề khác.

Như vậy, chủ đề của văn bản rất quan trọng khi viết một tác phẩm văn học. Xác định chủ đề của văn bản giúp chúng ta dễ dàng phân tích tác phẩm và đánh giá được giá trị của tác phẩm đó cho người đọc.

icon-date
Xuất bản : 12/07/2023 - Cập nhật : 19/08/2023

Tham khảo các bài học khác