logo

Cách giữ bình tĩnh khi tức giận

Câu hỏi: Cách giữ bình tĩnh khi tức giận trong hành động:

Trả lời: 

Hít thở sâu trong vòng 10 giây: Nghe có vẻ đơn giản nhưng đây lại được đánh giá là một trong những biện pháp khá hiệu quả trong việc kiềm chế sự nóng giận. Khi cảm thấy bức xúc đang tăng lên, hãy dừng lại mọi thứ, nhắm mắt, hít thở sâu trong vòng 10 giây, bạn sẽ nhanh chóng kiềm chế được cảm xúc của mình và lấy lại bình tĩnh.

[CHUẨN NHẤT] Cách giữ bình tĩnh khi tức giận

Hỏi chắc chắn trước khi nói: Khi bạn không hài lòng về lời nói của người khác, hãy hỏi lại chắc chắn xem ý của họ là gì?, để tránh hiểu nhầm mục đích của mọi người.

Nghĩ kỹ trước khi nói: Dù đang tức giận đến đâu, muốn “xả” hết mọi thứ bạn nghĩ trong đầu ra đến đâu thì hãy cố gắng suy nghĩ về những gì định nói ra, xem liệu ta có hối hận về nó sau này hay không.

Chia sẻ với người khác: Thay vì cố gắng “dằn mặt” kẻ thù, hãy nói chuyện, tâm sự với người bạn thân của mình, có thể sự tức giận sẽ giảm đi nhanh chóng và bạn cũng sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích từ bạn bè mình đấy.

Xem lại bản thân: Giảm cái tôi của mình xuống. Trong nhiều trường hợp, người khác chỉ muốn điều tốt cho bạn nhưng bạn lại có thể chưa hiểu và nghĩ rằng họ đang bêu xấu mình. Hãy xem lại thái độ, tác phong của bản thân mình xem mình có nên và có đáng tức giận với họ hay không. Nói chung, tức giận là điều không tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng với những tác hại mà nó đem đến cho cơ thể thì việc hóa giải thực sự nên hóa giải ngay, hay cố gắng tìm cách kiềm chế theo cách của riêng bản thân.

Tìm niềm vui: Đừng cố gắng thể hiện sự tức giận của bản thân qua hành động, lời nói, hãy tìm đến những gì bạn thích, xem một bộ phim hài hước, nghe bản nhạc tủ, bạn sẽ thấy yêu đời hơn.

Đọc sách và thiền định: Một cuốn sách hay và hữu ích có thể giúp thoát khỏi những cảm xúc bi quan, cũng nhờ vậy trở nên trầm tĩnh và lạc quan hơn.

Thiền định theo các nhà nghiên cứu gần đây đều khẳng định lợi ích về thiền định còn mang lại sức khỏe cho con người. Theo Viện đại học Cologne (Đức), thiền định giúp người ta bớt nóng nảy, hung hăng, giảm bệnh về tinh thần và ham muốn khống chế, cấm đoán, ngăn cản người khác, giảm tính bất định. Nó làm tăng sức hòa hợp, thân thiện với người khác, biết kính nể người và tự chế mình, tăng sự tự tin, thỏa mãn, khả năng chịu đựng trong tình huống xấu, tăng tính quả quyết, tự tin…

Tự chăm sóc bản thân: Đây là điều cần thiết trong mọi tình huống. Khi cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thư thái, bạn sẽ trở nên bình tĩnh và tích cực hơn. Do đó, những cơn giận vô cớ cũng không xuất hiện thường xuyên như trước. Hãy tập thể dục đều đặn, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, theo đuổi sở thích cá nhân… để hoàn hảo, năng động và khỏe mạnh hơn mỗi ngày, bạn nhé!

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về cách giữ bình tĩnh trong quan điểm nhé:


Mục lục nội dung

Thay đổi quan điểm

1. Thay đổi cách nhìn nhận sự việc

Việc thay đổi nhận thức sẽ giúp bạn nhìn nhận sự việc theo chiều hướng tích cực, trở nên bình tĩnh. Nếu quá chú ý đến sự việc khiến bạn tức giận, bạn sẽ bắt đầu tin vào những điều tiêu cực, như thể mọi điều trong cuộc sống của bạn đều tệ hại vậy. Việc thay đổi nhận thức khuyến khích bạn sử dụng những suy nghĩ lý trí và tích cực để có cái nhìn tích cực hơn về những gì đang xảy ra trong cuộc sống.

- Ví dụ, bạn có thể nghĩ "Tất cả mọi việc xảy ra với tôi thật tồi tệ". Tuy nhiên, nếu suy nghĩ một cách lý trí về những việc xảy ra, bạn có thể nhận ra rằng đó là sự kết hợp của những điều tốt và xấu: trong 1 ngày bạn có thể bị thủng săm xe, nhặt được 100 nghìn, gặp rắc rối trong công việc, và nhận được một món quà bất ngờ từ một người bạn. Đây là sự kết hợp của những điều tốt và xấu, nếu bạn dành nhiều thời gian tập trung vào những điều tốt đẹp, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống tươi đẹp hơn.

- Một ví dụ khác, thay vì suy nghĩ tiêu cực như: "Việc này luôn xảy ra, tôi không thể chịu đựng thêm được nữa!", hãy suy nghĩ tích cực: "Việc này đã xảy ra rất nhiều lần, tôi đã từng xử lý nó thành công và tôi sẽ lại vượt qua thôi".

2. Ghi nhật ký về cơn tức giận

Viết chi tiết về những cảm xúc tức giận của bạn. Nếu có việc gì đó xảy ra khiến bạn không kiểm soát được cảm xúc của mình, hãy ghi lại trong nhật ký. Bạn cần ghi lại chính xác bạn cảm thấy như thế nào, điều gì khiến bạn tức giận, ở đâu, cùng với những ai, bạn phản ứng như thế nào và bạn cảm thấy như thế nào sau đó.

- Khi sử dụng nhật ký này được một thời gian, bạn cần bắt đầu tìm hiểu những sự tương đồng từ những người, những nơi, những việc khiến bạn tức giận.

3. Tìm ra những điều khiến bạn tức giận

Ngoài việc học cách trấn tĩnh khi nổi giận, bạn cần hiểu được nguồn cơn của sự tức giận bằng cách xác định các yếu tố liên quan và cố gắng giảm các phản ứng nóng giận của bạn. Có thể bạn sẽ thấy rằng bằng cách xác định những nguồn cơn khiến mình tức giận, bạn sẽ tiết chế được các phản ứng cảm xúc của bản thân.

4. Giao tiếp tích cực

Bạn có thể khiến bản thân tức giận hơn nếu nói mà không suy nghĩ kỹ càng – điều này cũng khiến cho người đối diện trở nên tức giận, làm cho sự việc trở nên nghiêm trọng hơn. Khi một điều gì đó làm bạn tức giận, hãy dành một phút để suy nghĩ về nguyên nhân của nó và sau đó nói những điều bạn thật sự đang cảm thấy.

- Một trong những dạng thức giao tiếp tích cực là "sự quyết đoán khi giận dữ". Thay vì thể hiện chính mình một cách thụ động (tức giận mà không nói bất cứ điều gì) hay quá khích (bùng nổ thái quá), hãy cố gắng giao tiếp một cách chủ động. Để làm được việc này, hãy đề cập đến bản chất sự việc (không bị tác động bởi cảm xúc làm cho cường điệu hóa) để truyền đạt yêu cầu (chứ không phải là nhu cầu) của người khác một cách tôn trọng. 

Ví dụ, bạn có thể nói: "Em đang rất giận bởi vì anh không hề nói với em rằng anh sẽ về muộn".

icon-date
Xuất bản : 18/09/2021 - Cập nhật : 24/05/2023