Câu điều kiện If được dùng với các dạng sau:
Câu điều kiện loại 0 được sử dụng để diễn giải thích tình huống những tình huống được coi là chân lý, thường là những sự thật trong cuộc sống, ví dụ như khoa học.
Mệnh đề phụ |
Mệnh đề chính |
If + S+ V (Hiện tại đơn) |
S + V (Hiện tại đơn) |
Ví dụ:
(Nếu bạn đóng bằng nước, nó sẽ thành thể cứng.)
(Thực vật sẽ chết nếu nó không có đủ nước.)
(Nếu giao thông công cộng mà hiệu quả, mọi người sẽ không dùng xe riêng nữa.)
Ngoài ra câu điều kiện loại 0 còn được sử dụng để đưa ra những lời chỉ dẫn, lời đề nghị.
Ví dụ:
(Nếu Bill gọi, bảo anh ấy gặp tôi ở rạp chiếu phim.)
(Hãy hỏi Pete nếu bạn không rõ phải làm gì.)
(Nếu bạn muốn tới, hãy gọi tôi trước 5 giờ.)
Trong câu điều kiện loại 0, chúng ta có thể thay thế “if” bằng “when” mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu nói:
(Nếu bạn làm nóng đá, nó tan chảy)
(Đá tan chảy nếu bạn làm nóng nó.)
(Khi bạn làm nóng đá, nó tan chảy.)
(Đá tan chảy khi bạn làm nóng nó.)
Câu điều kiện loại 1 dùng để diễn tả những sự việc có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai và kết quả của nó.
Mệnh đề phụ |
Mệnh đề chính |
If + S + V (Hiện tại đơn) |
S + will + V (Tương lai đơn) |
Ví dụ:
(Nếu bạn không nhanh lên, bạn sẽ lỡ chuyến xe buýt.)
(Nếu có thời gian, tôi sẽ hoàn thành lá thư đó.)
(Nếu bạn lỡ chuyến bay bạn sẽ làm gì?)
Trong câu điều kiện loại 1, thay vì sử dụng thì tương lai chúng ta cũng có thể sử dụng các động từ khuyết thiếu để thể hiện mức độ chắc chắn hoặc đề nghị một kết quả nào đó:
(Nếu bạn làm rơi chiếc cốc, nó sẽ vỡ.)
(Tôi sẽ hoàn thành lá thư đó nếu tôi có thời gian.)
(Nếu anh ấy gọi bạn, bạn nên đi.)
Câu điều kiện loại 2 được sử dụng để diễn tả những tình huống không có thật, không thể xảy ra trong tương lai và giả định kết quả nếu nó có thể xảy ra.
Mệnh đề phụ |
Mệnh đề chính |
If + S + V-ed (Quá khứ đơn) |
S + would + V (dạng 1 lùi thì) |
Ví Dụ:
(Nếu thời tiết không quá tệ, chúng ta đã có thể đến công viên – Tuy nhiên thời tiết xấu nên chúng ta không thể đi).
(Nếu tôi là nữ hoàng Anh, tôi sẽ cho mỗi người một con gà – Nhưng tôi không phải nữ hoàng.)
(Tôi sẽ đang làm việc ở Ý nếu tôi nói được tiếng Ý – nhưng tôi không nói tiếng Ý, vì vậy tôi đang không làm việc ở Ý.)
Câu điều kiện loại 3 được sử dụng để diễn tả những sự việc không xảy ra trong quá khứ và xác định kết quả nếu nó đã xảy ra. Cấu trúc câu này thường ám chỉ sự tiếc nuối hoặc lời trách móc.
Mệnh đề phụ |
Mệnh đề chính |
If + S + had + V-PII (Quá khứ hoàn thành) |
S + would + have + V-PII (Dạng 2 lùi thì) |
Ví dụ:
(Nếu tôi học chăm chỉ tôi đã có thể vượt qua kỳ thi.)
(Nếu mà biết bạn đến thì tôi đã nướng bánh.)
(Nếu cô ấy không có công việc ở London thì cô ấy đã lấy anh ta.)
Câu điều kiện hỗn hợp diễn tả những sự việc trái ngược với sự thật đã xảy ra trong quá khứ và giả định kết quả nếu những điều này thực sự đã xảy ra. Những kết quả này sẽ trái với sự thật ở hiện tại.
Mệnh đề phụ |
Mệnh đề chính |
If + S + had + V-PII (Quá khứ hoàn thành) |
S + would + V |
Ví dụ:
(Nếu tôi học thì giờ tôi đã có bằng lái xe rồi – nhưng tôi đã không học và hiện tại tôi không có bằng lái xe.)
(Tôi đã có thể đang là một triệu phú nếu tôi nhận công việc đó – nhưng tôi đã không nhận và bây giờ tôi không phải triệu phú.)
(Nếu tôi tiêu hết tiền thì tôi đã không mua cái áo khoác này – nhưng tôi không tiêu hết tiền và giờ tôi có thể mua chiếc áo khoác.)