logo

Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của?

Câu hỏi: Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của?

A. ancol      

B. este   

C. amin       

D. an đehit

Trả lời :

Đáp án đúng: đáp án C. amin  

Hướng dẫn giải: Phân lân cung cấp photpho cho cây trồng ở dạng ion photphat.

Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và (NH4)H2PO4

Phân u rê có công thức là (NH2)2CO

Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của?

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu về Cấu tạo và tính chất của Cacbonhidrat các em nhé!


I. Khái quát cấu trúc phân tử của các chất

1. Glucozơ và fructozơ (C6H12O6)

a. Glucozơ

- Là monosaccarit

- Cấu tạo bởi

       + 1 nhóm cacbonyl ở C1 (là anđehit)

       + 5 nhóm –OH ở năm nguyên tử cacbon còn lại

- CT: CH2OH[CHOH]4CHO (là poliancol)

    ⇒ Glucozơ có đầy đủ các tính chất của rượu đa chức và anđehit đơn chức.

 b. Fructozơ

Là đồng phân của glucozơ

Cấu tạo bởi:

       + 1 nhóm cacbonyl ở vị trí C2 (là xeton)

       + 5 nhóm –OH ở năm nguyên tử cacbon còn lại

CT: CH2OH[CHOH]3COCH2OH (là poliancol)

Trong môi trường bazơ, fructozơ có sự chuyển hoá thành Glucozơ

Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của? (ảnh 2)

II. Saccarozơ

- Công thức phân tử C12H22O11.

- Công thức cấu tạo: hình thành nhờ 1 gốc α - glucozơ và 1 gốc β - fructozơ bằng liên kết 1,2-glicozit:

Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của? (ảnh 3)

1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

- Là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.

- Có nhiều trong tự nhiên trong mía, củ cải đường, hoa thốt nốt. Có nhiều dạng: đường phèn, đường phên, đường cát, đường tinh luyện…

2. Tính chất hóa học

Do gốc glucozơ đã liên kết với gốc fructozơ thì nhóm chức anđehit không còn nên saccarozơ chỉ có tính chất của ancol đa chức.

- Hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam.

- Phản ứng thủy phân:

 C12H22O11 + H2O → C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

3. Điều chế

Trong công nghiệp người ta thường sản xuất saccarozơ từ mía.


III. Mantozơ

- Công thức phân tử C12H22O11

- Công thức cấu tạo: được tạo thành từ sự kết hợp của 2 gốc α-glucozơ bằng liên kết α-1,4-glicozit:

Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của? (ảnh 4)

1. Tính chất hóa học

Do khi kết hợp 2 gốc glucozơ, phân tử mantozơ vẫn còn 1 nhóm CHO và các nhóm OH liền kề nên mantozơ có tính chất hóa học của cả Ancol đa chức và anđehit.

a. Tính chất của ancol đa chức

Hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam.

b. Tính chất của anđehit

- Mantozơ tham gia phản ứng tráng gương:    

C12H22O11 → 2Ag

- Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O, với dung dịch Brom.

c. Phản ứng thủy phân

C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6 (glucozơ)

2. Điều chế

Thủy phân tinh bột nhờ men amylaza có trong mầm lúa.


IV. Tinh bột và xenlulozơ (C6H10O5)n

1. Tinh bột

- Là polisaccarit

- Cấu tạo bởi các mắt xích α-glucozơ liên kết với nhau thành mạch xoắn lò xo

- Phân tử không có nhóm CHO và các nhóm OH bị che lấp đi.

2. Xenlulozơ

- Không là đồng phân của tinh bột

- Cấu tạo bởi các mắt xích β-glucozơ liên kết với nhau thành mạch kéo dài

- Phân tử không có nhóm CHO và mỗi mắt xích còn 3 nhóm OH tự do

- Nên công thức của xenlulozơ còn có thể viết [C6H7O2(OH)3]n.

  • Tính chất hóa học

- Phản ứng thủy phân:

(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 (glucozơ)

- Phản ứng este hóa với axit axetic và axit nitric:

[C6H7O2(OH)3] + 3nCH3COOH → [C6H7O2(OOCCH3)3]n + 3nH2O

[C6H7O2(OH)3] + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

Từ xenlulozơ cho phản ứng với CS2 trong NaOH rồi phun qua dung dịch axit để sản xuất tơ visco.

V. Tinh bột 

- Công thức phân tử (C6H10O5)n.

- Công thức cấu tạo: tinh bột do các gốc α-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glicozit tạo mạch thẳng (amilozơ) hoặc bằng liên kết α-1,4-glicozit và α-1,6-glicozit tạo thành mạch nhánh (amilopectin).

Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của? (ảnh 5)

1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

- Chất rắn vô định hình, không tan trong nước lạnh, phồng lên và vỡ ra trong nước nóng thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.

- Màu trắng.

- Có nhiều trong các loại hạt (gạo, mì, ngô...), củ (khoai, sắn...) và quả (táo, chuối...). 

2. Tính chất hóa học

- Phản ứng của hồ tinh bột với dung dịch I2 tạo thành dung dịch xanh tím. (nếu đun nóng dung dịch bị mất màu, để nguội màu xuất hiện trở lại).

→ Phản ứng này thường được dùng để nhận biết hồ tinh bột.

- Phản ứng thủy phân:

 (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 (glucozơ)

Khi có men thì thủy phân:      

Tinh bột → đextrin → mantozơ → glucozơ

3. Điều chế

Trong tự nhiên, tinh bột được tổng hợp chủ yếu nhờ quá trình quang hợp của cây xanh.

6nCO2 + 5nH2O → (C6H10O5)n + 6nO2 (clorofin, ánh sáng)

Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của? (ảnh 6)
icon-date
Xuất bản : 01/03/2022 - Cập nhật : 02/03/2022