Các trường phái triết học bao gồm: Chủ nghĩa duy vật, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy tâm. Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về các trường phái triết học và tham khảo phần kiến thức mở rộng về triết học nhé.
Chủ nghĩa duy vật
Chủ nghĩa duy vật với quan niệm thứ nhất được coi là tồn tại được là vật chất, cho rằng mọi vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất. Chủ nghĩa duy vật nghiên cứu dựa trên giả thuyết rằng mọi sự kiện quan sát được trong thiên nhiên được giải thích chỉ bằng các nguyên nhân tự nhiên mà không cần giả thiết về sự tồn tại hoặc không tồn tại của siêu nhiên. Chủ nghĩa duy vật luôn ở vị trí đối lập với chủ nghĩa duy tâm.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Các trường phái triết học
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là một trong ba bộ phận của chủ nghĩa mác-lênin. Chủ nghĩa này cho rằng, trong thế giới không có gì khác loài vật chất đang vận động, và vật chất đang vận động không thể vận động như thế nào khác ngoài vận động trong không gian và thời gian. Các nguyên lý của phép biện chứng trong hệ thống triết học được cải tạo và xây dựng lại trên lập trường duy vật.
Chủ nghĩa duy tâm
Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định, mọi thứ đều tồn tại bên trong tâm thức và thuộc về tâm thức. Ý thức có đời sống riêng của nó và nó không phản ánh trung thực, khách quan thế giới. Đây là một cách tiếp cận sự tồn tại đối lập với chủ nghĩa duy vật, phát triển theo hai khuynh hướng: chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan.
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.
Trong tiếng Anh, từ "philosophy" (triết học) xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại φιλοσοφία (philosophia), có nghĩa là "tình yêu đối với sự thông thái". Sự ra đời của các thuật ngữ "triết học" và "triết gia" được gắn với nhà tư tưởng Hy Lạp Pythagoras. Một "nhà triết học" được hiểu theo nghĩa tương phản với một "kẻ ngụy biện" (σοφιστής). Những "kẻ ngụy biện" hay "những người nghĩ mình thông thái" có một vị trí quan trọng trong Hy Lạp cổ điển, được coi như những nhà giáo, thường đi khắp nơi thuyết giảng về triết lý, nghệ thuật hùng biện và các bộ môn khác cho những người có tiền, trong khi các "triết gia" là "những người yêu thích sự thông thái" và do đó không sử dụng sự thông thái của mình với mục đích chính là kiếm tiền
Theo ghi chép của lịch sử, triết học ra đời từ khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN. Triết học xuất hiện ở cả phương Đông và phương Tây, tại các quốc gia văn minh cổ đại như Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc.
Ở phương Tây, khái niệm triết học lần đầu tiên xuất hiện tại Hy Lạp với tên gọi φιλοσοφία (philosophia), mang nghĩa là “love of wisdom” (tình yêu đối với sự thông thái) bởi nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại mang tên Pythagoras. Với người Hy Lạp, triết học mang tính định hướng đồng thời cũng nhấn mạnh khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.
Triết học trở thành cái đinh hướng cho con người trong hành động. Khi trở thành cái định hướng cho con người trong hành động, triết học thực hiện một chức năng khác - chức năng phương pháp luận.
Về nguyên tắc, giá trị định hướng này của triết học không khác với giá trị định hướng của các nguyên lý, quy luật, hệ thống lý luận của các bộ môn khoa học chuyên ngành nào đấy về một lĩnh vực nhất định nào đó của hiện thực, chẳng hạn, không khác với giá trị định hướng của định luật bảo toàn và chuyền hoá năng lượng, của quy luật giá trị... Cái khác chỉ là ở chỗ, vì các nguyên lý, các khẳng định của triết học là kết quả nhận thức những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung nhất của cả tự nhiên, xã hội lẫn tư duy, cho nên chúng có tác dụng định hướng không phải chỉ trong một phạm vi nhất định nào đấy như trong trường hợp các nguyên lý, quy luật do các khoa học chuyên ngành nêu lên, mà ở tất cả mọi lĩnh vực các nguyên lý, các khẳng định triết học ấy giúp cho con người khi bắt tay vào nghiên cứu và hoạt động cải biến sự vật bao giờ cũng có được một lập trường xuất phát nhất định. Lập trường xuất phát ấy giúp cho chủ thể hành động thấy trước được phương hướng vận động chung của đối tượng, xác định được sơ bộ các mốc cơ bản mà việc nghiên cứu hay hoạt động cải biến sự vật phải trải qua, nghĩa là nó giúp cho con người xác định được về đại thể con đường cần đi, có được phương hướng đặt vấn đề cũng như giải quyết vấn đề, tránh được những mò mẫm giữa một khối những mối liên hệ chằng chịt hết sức phức tạp mà không có tư tưởng dẫn đường. Xuất phát từ một lập trường triết học nhất định, con người sẽ đi đến chỗ lựa chọn một phương hướng giải quyết vấn đề theo một cách thức nhất định, và xuất phát từ những lập trường triết học khác nhau, con người sẽ đi đến chỗ lựa chọn những phương hướng và cách thức giải quyết vấn đề một cách khác nhau. Điều đó có nghĩa là, việc chấp nhận hay không chấp nhận một lập trường triết học nào đấy sẽ không chi đơn thuần là sự chấp nhận hay không chấp nhận một thế giới quan nhất định, một cách lý giải nhất định về thế giới, mà còn là sự chấp nhận hay không chấp nhận một cơ sở phương pháp luận nhất định chỉ đạo cho hành động.
Khẳng định trên đây cho thấy triết học không phải là một cái gì quá xa xôi, viển vông, ngược lại, nó gắn bó hết sức mật thiết với cuộc sống, với thực tiễn. Xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, con người có thể có được những cách giải quyết đúng đắn các vấn đề do cuộc sống đặt ra. Còn ngược lại, xuất phát từ một lập trường triết học sai lầm, con người khó có thể tránh khỏi hành động sai lầm. Chính ở đây thể hiện giá trị đinh hướng - một trong những biểu hiện cụ thể chức năng phương pháp luận của triết học. Tiếc rằng, giá trị định hướng này hiện nay chưa được khai thác triệt để. Có lẽ chính vì vậy mà còn có những sự đánh giá chưa thoả đáng về vai trò của triết học trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống.