logo

Chu kỳ khủng hoảng kinh tế trong CNTB bao gồm?

icon_facebook

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Chu kỳ khủng hoảng kinh tế trong CNTB bao gồm?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về Triết học là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Chu kỳ khủng hoảng kinh tế trong CNTB bao gồm?

A. Khủng hoảng – suy giảm – phục hồi – hưng thịnh.

B. Khủng hoảng – tiêu điều – phục hồi – hưng thịnh.

C. Khủng hoảng – tiêu điều – suy giảm – hưng thịnh.

D. Suy giảm – tiêu điều – phục hồi – hưng thịnh.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Khủng hoảng – tiêu điều – phục hồi – hưng thịnh.

- Chu kỳ khủng hoảng kinh tế trong CNTB bao gồm khủng hoảng – tiêu điều – phục hồi – hưng thịnh.


Kiến thức tham khảo về chủ nghĩ tư bản.


1. Chủ nghĩa tư bản là gì?

- Chủ nghĩa tư bản (capitallism) là hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội mà trong đó phần lớn tài sản, kể cả tài sản dùng trong sản xuất, thuộc sở hữu tư nhân.

Chu kỳ khủng hoảng kinh tế trong CNTB bao gồm?

2. Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản

- Dựa trên cơ sở dữ liệu đã được ghi nhận lại qua các giai đoạn thì có thể rút ra được các đặc điểm đặc ́trưng của chủ nghĩa tư bản bao gồm: các loại tài sản tư nhân mà do cá nhân này đã tích lũy được trong giai đoạn tư bản này thì họ là những người có tiếng nói rất lớn, tích lũy tư bản, lao động tiền lương, trao đổi tự nguyện, một hệ thống giá cả và thị trường cạnh tranh. Trong thời kỳ còn có sự suất hiện của chủ nghĩa tư bản thì trong giai đoạn này các cá nhân hay chủ thể nào là người có nhiều của cải vật chất thì sẽ là những người có tiếng nói có quyền quyết định mọi thứ diễn ra trong xã hội chủ nghĩa tư bản này.

- Do đó, trong nền kinh tế thị trường tư bản thì theo như những gì nhận định về chủ nghĩa tư bản thì những việc điều hành và đầu tư được quyết định bởi chủ sở hữu tài sản, tư liệu sản xuất hoặc khả năng sản xuất trong thị trường tài chính, trong khi giá cả, phân phối hàng hóa và dịch vụ chủ yếu được quyết định bởi sự cạnh tranh trong thị trường hàng hóa và dịch vụ.

- Bên cạnh đó thì là một trong những đặc điểm mà không thể nào bỏ qua được đó là hình thức thuần túy nhất của chủ nghĩa tư bản là thị trường tự do hoặc chủ nghĩa tư bản tự do kinh tế ở chủ nghĩa này các hoạt động kinh doanh không giống như các giai đoạn trước mà chỉ phụ thuộc vào việc mà các chủ thể trong chủ nghĩa tư bản tham gia vào hoạt động kinh tế này như thế nào. Ở đây, các cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh thực hiện việc mua bán trao đổi hàng hóa một cách thuận lợi và theo các bên mong muốn những không bị hạn chế. Họ có thể xác định nơi đầu tư, sản xuất hoặc bán gì, và ở mức giá nào để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Thị trường tự do kinh tế hoạt động mà không cần sự kiểm tra hoặc kiểm soát nào.

- Trong thời buổi hiện nay thì hầu hết các quốc gia trên thế giới đã đều áp dụng một hệ thống tư bản trong kinh tế kết hợp với một số điều tiết về hoạt động kịnh tế mà chính phủ đối với hoạt động kinh doanh và quyền sở hữu của một số ngành công nghiệp theo như những gì phù hợp nhất với điều kiện kinh tế của từng chr thể trong chủ nghĩa tư bản.

- Cuối cùng thể chúng ta không thể nào có thể bỏ qua các nội dung liên quan đến mặt chức năng của chủ nghĩa tư bản. Do đó, theo như nhận định của tác giả thì chủ nghĩa tư bản là một quá trình mà các vấn đề về sản xuất kinh tế và phân phối tài nguyên có thể được giải quyết. Việc này nhằm mục đích thay cho quá trình hoạch định các quyết định kinh tế thông qua các phương pháp chính trị tập trung, như với chủ nghĩa xã hội hay chế độ phong kiến, kế hoạch kinh tế dưới chủ nghĩa tư bản diễn ra thông qua các quyết định phi tập trung và tự nguyện.          


3. Vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội.

- Trong suốt quá trình phát triển, nếu chưa xét đến hậu quả nghiêm trọng đã gây ra đối với loài người thì chủ nghĩa tư bản cũng có những đóng góp tích cực đối với phát triển sản xuất. Đó là:

- Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi "đêm trường trung cổ" của xã hội phong kiến; đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa; chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại.

- Phát triển lực lượng sản xuất.

+ Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ khí (thời kỳ của C.Mác va V.I.Lênin) và ngày nay các nước tư bản chủ nghĩa cũng đang là những quốc gia đi đầu trong việc chuyển nền sản xuất của nhân loại từ giai đoạn cơ khí hóa sang giai đoạn tự động hóa, tin học hóa và công nghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người, đưa nền kinh tế của nhân loại bước vào một thời đại mới: thời đại của kinh tế tri thức.

- Thực hiện xã hội hóa sản xuất

+ Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hóa sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát trển của phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ,... làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội.

- Chủ nghĩa tư bản thông qua cuộc cách mạng công nghiệp đã lần đầu tiên biết tổ chức lao động theo kiểu công xưởng, do đó đã xây dựng được tác phong công nghiệp cho người lao động, làm thay đổi nền nếp, thói quen của người lao động sản xuất nhỏ trong xã hội phong kiến.

- Chủ nghĩa tư bản lần đầu tiên trong lịch sử đã thiết lập nên nền dân chủ tư sản, nền dân chủ này tuy chưa phải là hoàn hào, song so với thể chế chính trị trong các xã hội phong kiến, nô lệ, vẫn tiến bộ hơn rất nhiều bởi vì nó được xây dựng trên cơ sở thừa nhận quyền tự đo thân thể của cá nhân.

Tóm lại, chủ nghĩa tư bản ngày nay với những thành tựu và đóng góp của nó đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, là sự chuẩn bị tốt nhất những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Nhưng bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vẫn phải thông qua các cuộc cách mạng xã hội. Dĩ nhiên, cuộc cách mạng xã hội sẽ diễn ra bằng phương pháp nào - hòa bình hay bạo lực, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào những hoàn cảnh lịch sử  cụ thể của từng nước và bối cảnh quốc tế chung từng thời điểm, vào sự lựa chọn của các lực lượng cách mạng.

icon-date
Xuất bản : 15/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads