Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Cấu tạo hữu cơ của tư bản là gì?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Triết học.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản, do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Trong chừng mực cấu tạo giá trị đó do cấu tạo kĩ thuật của tư bản quyết định và phản ánh trạng thái cấu tạo kĩ thuật của tư bản.
Theo Các Mác:
Trong các phân tích của ông, thì tư bản không phải là tiền, không phải là máy móc, công cụ, nguyên liệu, hàng hóa. Bởi các tính chất phản ánh trên thị trường thể hiện rõ với các đảm bảo nhất định cho nhà tư bản. Tư bản là quan hệ sản xuất của xã hội hay một giá trị để tạo ra giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Trong đó nhà tư bản với những nắm giữ trong khả năng chi phối thị trường cùng với các giá trị thặng dư. Thông qua việc sử dụng chúng gắn với tư liệu sản xuất. Người công nhân bán hàng hóa sức lao động mang đến thu nhập thể hiện qua tiền lương.
Chủ nghĩa tư bản (capitallism) là hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội mà trong đó phần lớn tài sản, kể cả tài sản dùng trong sản xuất, thuộc sở hữu tư nhân.
Chủ nghĩa tư bản khác chủ nghĩa phong kiến - hệ thống kinh tế trước nó - ở chỗ dịch vụ lao động được mua bán, trao đổi để lấy tiền lương, chứ không được cung ứng trực tiếp thông qua tạp dịch hay theo lệnh của lãnh chúa.
Nó cũng khác chủ nghĩa xã hội ở điểm cơ bản là trong chủ nghĩa xã hội, hình thức sử hữu chủ yếu là sở hữu xã hội (toàn dân và tập thể).
- Tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp, được tách ra làm nhiệm vụ bán hàng nhằm mục đích tăng hiệu quả cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Tư bản cho vay ra đời nhằm huy động vốn để mở rộng sản xuất phù hợp với sự phát triển của quan hệ hàng hóa - tiền tệ khi đến trình độ nào đó xuất hiện việc thừa hoặc thiếu tiền.
- Tư bản tồn tại dưới hình thức vốn cổ phần, bộ phận tư bản này mang lại cho người chủ sở hữu nó khoản thu nhập của công ty, đó là lợi tức cổ phần.
- Tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa.
Chủ tư bản kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Với các tiềm năng và lợi thế. Họ có vốn, có tư liệu sản xuất cùng với khả năng lãnh đạo.
Công nhân nông nghiệp. Là người được thuê để bán hàng hóa sức lao động. Làm việc theo phân công của chủ tư bản để mang đến lợi ích cho họ.
Chủ đất. Người có đất nhưng không trực tiếp khai thác lợi ích nông nghiệp. Họ cho chủ tư bản thuê để thực hiện kinh doanh.
- Hình thức thuần túy nhất của chủ nghĩa tư bản là thị trường tự do hoặc chủ nghĩa tư bản tự do kinh tế. Ở đây, các cá nhân không bị hạn chế. Họ có thể xác định nơi đầu tư, sản xuất hoặc bán gì, và ở mức giá nào để trao đổi hàng hóa và dịch vụ
- Về mặt chức năng, chủ nghĩa tư bản là một quá trình mà các vấn đề về sản xuất kinh tế và phân phối tài nguyên có thể được giải quyết.
- Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
- Sự tập trung sản xuất: Là quá trình thay thế các xí nghiệp nhỏ, bố trí phân tán bằng cách xí nghiệp lớn có đông công nhân và làm ra một khốI lượng sản phẩm lớn. Chính sự tích tụ và tập trung tư bản đã dẫn tớI sự tích tụ và tập trung sản xuất.
- Các tổ chức độc quyền.
- Các hình thức tổ chức độc quyền cơ bản: Cartel, syndicate, trust, consortium.
- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, do tác động thường xuyên của tiến bộ khoa học - công nghệ, cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng, kéo theo sự tăng lên của cấu tạo giá trị của tư bản, nên cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng ngày càng tăng lên. Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản biểu hiện ở chỗ tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tương đối, còn tư bản khả biến có thể tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm xuống một cách tương đối.
- Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản làm cho khối lượng tư liệu sản xuất tăng lên, trong đó sự tăng lên của máy móc, thiết bị là điều kiện để tăng năng suất lao động, còn nguyên liệu tăng theo năng suất lao động.
- Trên thực tế, cũng có khi quy mô sản xuất được mở rộng thu hút thêm nhân công nhưng cũng có khi giảm thải bớt nhân công. Tuy nhiên sự thu hút và giảm thải này không khớp với nhau về thời gian, không gian và về quy mô. Chính vì vậy, trên phạm vi toàn xã hội luôn luôn tồn tại một bộ phận công nhân bị thất nghiệp.
=> Như vậy, qua những phân tích trên có thể thấy cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên trong quá trình tích lũy chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra nạn thất nghiệp trong chủ nghĩa tư bản. Nguyên nhân sâu xa của nạn thất nghiệp lại chính là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.