Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Thế nào là mâu thuẫn biện chứng?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Triết học Mác - Lê-nin do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.
A. Có hai mặt khác nhau.
B. Có hai mặt trái ngược nhau.
C. Có hai mặt đối lập nhau.
D. Sự thống nhất của các mặt đối lập.
Trả lời:
Đáp án đúng: D. Sự thống nhất của các mặt đối lập
Mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn có sự thống nhất của các mặt đối lập
- Theo quan niệm duy vật biện chứng: Mâu thuẫn là sự thống nhất và sự đấu tranh giữa các mặt đối lập cả các sự vật, hiện tượng với nhau.
- Theo quan niệm siêu hình:
+ Mâu thuẫn được định nghĩa như sau: “Mâu thuẫn là cái đối lập phản logic, không có sự thống nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập. Nhân tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là mặt đối lập. Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau”.
+ Theo đó, mỗi mâu thuẫn luôn có hai mặt đối lập với nhau và trong đó nó vừa thống nhất với nhau lại vừa đấu tranh qua lại với nhau.
- Mâu thuẫn có tính khách quan và tính phổ biến.
- Theo Ăng-ghen: “Nếu bản thân sự di động một cách máy móc đơn giản đã chứa đựng mâu thuẫn, thì tất nhiên những hình thức vận động cao hơn của vật chất và đặc biệt là sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống hữu cơ đó lại càng phải chứa đựng mâu thuẫn…Sự sống trước hết chính là ở chỗ một sinh vật trong mỗi lúc vừa là nó nhưng vừa là một cái khác. Như vậy, sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các sự vật và quá trình, một mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết, và khi mâu thuẫn chấm dứt thì sự sống cũng không còn nữa và cái chết xảy đến. Cũng như chúng ta thấy rằng trong lĩnh vực tư duy, chúng ta không thể thoát khỏi mâu thuẫn; chẳng hạn như mâu thuẫn giữa năng lực nhận thức vô tận ở bên trong của con người với sự tồn tại thực tế của năng lực ấy trong những con người bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế, trong những năng lực nhận thức, mâu thuẫn này được giải quyết trong sự tiếp nối của các thế hệ, sự tiếp nối đó ít ra đối với chúng ta trên thực tiễn, cũng là vô tận, và được giải quyết trong sự vận động đi lên vô tận”
- Bên cạnh đó mâu thuẫn còn có có tính đa dạng, phong phú. Tính đa dạng của mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ: mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau; chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Đó là: mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản và không cơ bản…Trong các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau tạo nên tính đa dạng, phong phú trong sự biểu hiện của mâu thuẫn.
- Mâu thuẫn giữ vai trò là nguồn gốc, động lực cơ bản của quá trình biến đổi, phát triển, bởi vì:
+ Biến đổi, phát triển chính là một quá trình sự vật này chuyển thành sự vật khác, giai đoạn này chuyển sang giai đoạn khác của một sự vật. Mỗi sự vật đều thường bao hàm trong nó nhiều mâu thuẫn: bên trong và bên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu,… giữa các mặt đối lập đó vừa có tính thống nhất với nhau vừa diễn ra quá trình đấu tranh với nhau (trong sự thống nhất có sự đấu tranh và đấu tranh trong tính thống nhất).
+ Tính chất thống nhất giữa các mặt đối lập trong mỗi mâu thuẫn có tác dụng làm cho sự vật còn ổn định tương đối ở một chất nhất định, chưa biến đổi thành cái khác.
+ Nhưng giữa chúng không chỉ có sự thống nhất tương đối mà còn luôn diễn ra sự đấu tranh giữa các mặt đối lập – đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối. Chính sự đấu tranh đó đã dẫn tới sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập. Sự chuyển hoá này trực tiếp làm cho sự vật chuyển hoá thành cái khác (giai đoạn khác, sự vật khác). Theo ý nghĩa ấy, phát triển được hiểu là cuộc đấu tranh của (giữa) các mặt đối lập.
Ví dụ, quá trình phát triển của các giống loài (thực vật, động vật) là quá trình làm phát sinh giống loài mới từ giống loài cũ nhờ kết quả tất yếu của quá trình thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập: đồng hoá và dị hoá, di truyền và biến dị; giữa các giống loài vừa nương dựa vào nhau để tồn tại, vừa đấu tranh sinh tồn khốc liệt với nhau và dẫn đến sự loại bỏ tự nhiên đối với những nhân tố không phù hợp với hoàn cảnh môi trường.
Để giải quyết mâu thuẫn trong tập thể, giữa các cá nhân với nhau... thì không phải là điều đơn giản có thể giải quyết trong gang tấc mà cần thời gian để áp dụng các biện pháp và nhận thấy hiệu quả trong giải quyết mâu thuẫn.
- Biện pháp thuyết phục: Người giải quyết mâu thuẫn sẽ áp dụng việc tác động bằng lời nói, đưa ra các căn cứ để trò chuyên với mỗi bên xảy ra mâu thuẫn, phân tích và diễn giải ra những vấn đề, những tác hại mà họ có thể phải chịu do những mâu thuẫn của họ gây ra đối với tập thể chung.
- Áp dung biện pháp hành chính: Nếu như đã áp dụng viện pháp thuyết phục mà không có tác dụng thay đổi thì doanh nghiệp/người giải quyết xung đột cần chuyển hướng sang áp dụng biện pháp hành chính. Doanh nghiệp sẽ có quyết định chuyển công tác đối với một cá nhân hay một vài cá nhân trong tập thể sang một cơ quan/đơn vị/bộ phận khác.