logo

Các chất kết tủa thường gặp

Kết tủa là quá trình hình thành chất rắn từ dung dịch sau khi phản ứng hóa học trong dung dịch lỏng xảy ra. Vậy Các chất kết tủa thường gặp là những chất nào? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài biết dưới đây!


Kết tủa là gì?

Kết tủa là quá trình hình thành chất rắn từ dung dịch sau khi phản ứng hóa học trong dung dịch lỏng xảy ra. Nếu không chịu tác dụng của sự lắng đọng để gắn kết các hạt rắn lại với nhau thì các chất tồn tại trong dung dịch sẽ ở dạng huyền phù. Sau khi lắng đọng, nhất là khi sử dụng phương pháp ly tâm để nén chặt các hạt này lại với nhau, chúng có thể được xem là dạng viên.

Các chất kết tủa thường gặp

Sự kết tủa có thể được dùng làm một môi trường. Chất lỏng không kết tủa trong dung dịch được gọi là dịch nổi (supernate hoặc supernatant). Bột thu được từ quá trình kết tủa được gọi là bông hoặc tụ. Khi xuất hiện chất rắn ở dạng sợi cellulose trong quá trình hóa học thì người ta gọi đó là sự tái sinh.

>>> Tham khảo: AlCl3 có kết tủa không?


Cách nhận biết chất kết tủa

Trên thực tế, khi ta thực hiện phản ứng hóa học khi cho chất kết tủa vào dung dịch, quan sát sẽ thấy các chất đó không tan. Hay bạn cũng có thể sử dụng bảng tính tan dễ nhớ của một số chất thông dụng khác, bảng tính tan như sau:

- Tất cả axit vô cơ đều tan tốt trừ axit silixic H2SiO3 kết tủa trong nước.

- Các bazơ nhóm IA, bari hidroxit, stronti hidroxit là các bazơ tan, còn lại đều kết tủa trong nước. Riêng Ca(OH)2 ít tan và vẫn có thể trở thành kết tủa hoặc dung dịch nếu dd đã bão hoà.

- Muối:

+ Các kết tủa muối hay gặp: BaSO4, AgCl, CaCO3, BaCO3, BaSO3, CaSO3,...

+ Muối cacbonat, sunfit của kim loại hoá trị II (Ca, Ba, Fe, Mg, Cu,...) là kết tủa trong nước. Muối cacbonat, sunfit của kim loại hoá trị III bị phân huỷ trong nước.

+ Muối photphat của natri, kali, amoni tan, còn lại kết tủa.

+ CaSO4 ít tan, PbCl2 tan trong nước nóng, kết tủa trong nước lạnh.

>>> Tham khảo: Fe(OH)3 có kết tủa không?


Các chất kết tủa thường gặp

Al(OH)3: kết tủa keo trắng

FeS: màu đen

Fe(OH)2: kết tủa trắng xanh

Fe(OH)3: kết tủa nâu đỏ

FeCl2: dung dịch lục nhạt

FeCl3: dung dịch vàng nâu

Cu: màu đỏ

Cu(NO3)2: dung dịch xanh lam

CuCl2: tinh thể có màu nâu, dung dịch xanh lá cây

Fe3O4 (rắn): màu nâu đen

CuSO4: tinh thể khan màu trắng, tinh thể ngậm nước màu xanh lam, dung dịch xanh lam

Cu2O: đỏ gạch

Cu(OH)2: kết tủa xanh lơ (xanh da trời)

CuO: màu đen

Zn(OH)2: kết tủa keo trắng

Ag3PO4: kết tủa vàng

AgCl: trắng

AgBr: kết tủa vàng nhạt

AgI: kết tủa vàng cam (hay vàng đậm)

Ag3PO4: màu vàng

Ag2SO4: kết tủa trắng

MgCO3: kết tủa trắng

CuS, FeS, Ag2S: màu đen

BaSO4: kết tủa trắng

BaCO3: kết tủa trắng

CaCO3: kết tủa trắng

CuS, FeS, Ag2S, PbS, HgS: kết tủa đen

Mg(OH)2: kết tủa màu trắng

PbI2: vàng tươi


Ứng dụng của kết tủa là gì?

- Thông qua phản ứng và màu sắc chất kết tủa được tạo thành để xác định các cation hoặc anion trong muối như một phần của phân tích định tính trong hóa học. Kim loại chuyển tiếp đặc biệt được gọi để tạo màu sắc khác nhau của chất kết tủa phụ thuộc vào sắc tố và trạng thái oxy  hóa.

- Phản ứng kết tủa được sử dụng để loại bỏ muối ra khỏi nước, cô lập các sản phẩm và để chuẩn bị sắc tố cần thiết. Dưới những điều kiện được kiểm soát, một phản ứng kết tủa có thể tạo ra các tinh thể tinh khiết của kết tủa.

- Nó cũng có thể xuất hiện khi có phản dung môi được thêm vào, làm giảm mạnh tính tan của sản phẩm mong muốn, sau đó được tách ra bằng phương pháp ly tâm, lọc hay tẩy.

- Ứng dụng trong luyện kim để tạo thành các hợp kim có độ bền cao (quá trình solid solutin strengthening)

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Các chất kết tủa thường gặp. Hi vọng cùng với một số kiến thức mở rộng về kết tủa sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo. 

icon-date
Xuất bản : 26/12/2022 - Cập nhật : 26/12/2022