logo

Bo hóa trị mấy?

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi “Bo hóa trị mấy?” cùng với kiến thức mở rộng chi tiết là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn học sinh.


Trả lời câu hỏi: Bo hóa trị mấy?

-  Bo có hóa trị: III

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Bo dưới đây nhé.


Kiến thức mở rộng về Bo


1. Khái quát về nguyên tố Bo

Bo (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp bore /bɔʁ/) là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu B và số hiệu nguyên tử bằng 5, nguyên tử khối bằng 11.

Là một nguyên tố á kim hóa trị +3, bo xuất hiện chủ yếu trong quặng borax. Có hai dạng thù hình của bo; bo vô định hình là chất bột màu nâu, nhưng bo kim loại thì có màu đen. Dạng thù hình kim loại rất cứng (9,3 trong thangon Mohs) và là chất dẫn điện kém ở nhiệt độ phòng. Không tìm thấy bo tự do trong tự nhiên.

Nguyên tố này được phân lập năm 1808 bởi Sir Humphry Davy, Joseph Louis Gay-Lussac và Louis Jacques Thénard, với độ tinh khiết khoảng 50%. Những người này không biết chất tạo thành như là một nguyên tố. Năm 1824 Jöns Jakob Berzelius đã xác nhận bo như là một nguyên tố; ông gọi nó là boron, một từ tiếng Latin có nguồn gốc là burah trong tiếng Ba Tư. Bo nguyên chất được sản xuất lần đầu tiên bởi nhà hóa học người Mỹ W. Weintraub năm 1909.

Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ là hai nước sản xuất bo lớn nhất thế giới. Bo trong tự nhiên tìm thấy ở dạng muối borat, axít boric, colemanit, kernit, ulexit. Axít boric đôi khi tìm thấy trong nước suối có nguồn gốc núi lửa. Ulexit là khoáng chất borat tự nhiên có thuộc tính của cáp quang học.

Nguồn có giá trị kinh tế quan trọng là quặng rasorit (kernit) và tincal (quặng borax), cả hai được tìm thấy ở sa mạc Mojave (California) (với borax là khoáng chất chủ yếu). Thổ Nhĩ Kỳ là nơi mà các khoáng chất borax cũng được tìm thấy nhiều.

Bo tinh khiết không dễ điều chế. Phương pháp sớm nhất được sử dụng là khử ôxít bo với các kim loại như magie hay nhôm. Tuy nhiên sản phẩm thu được hầu như có chứa borua kim loại. Bo nguyên chất có thể được điều chế bằng việc khử các hợp chất của bo với các halôgen dễ bay hơi bằng hiđrô ở nhiệt độ cao.


2. Tính chất vật lí

 -  Bo là chất rắn, màu đen – xám (tinh thể) hoặc nâu (vô định hình). Khó nóng chảy, rất cứng, giòn. Ở nhiệt độ phòng bo là một chất dẫn điện kém nhưng là chất dẫn điện tốt ở nhiệt độ cao.

 -  Khối lượng riêng là 2,34 g/cm3, có nhiệt độ nóng chảy là 20750C và sôi ở 37000C.


3. Tính chất hóa học

- Bo là một nguyên tố phi kim hóa trị III → tính chất của B phụ thuộc nhiều vào mức độ tinh khiết và dạng tinh thể.

+ Điều kiện thường, Bo khá trơ về mặt hóa học.

+ Chỉ tác dụng trực tiếp với F2

2B + 3F2 → 2BF3

+ Khi đun nóng, tác dụng được với nhiều nguyên tố, hợp chất:

a. Tác dụng với phi kim

Ở nhiệt độ cao, B phản ứng với các phi kim như nitơ, lưu huỳnh, oxi, halogen,...

4B + 3O2  → (ĐK: 700oC​) 2B2O3

2B + 3S → (ĐK: to​)​ B2S3

2B + N2  → (ĐK: 1200oC​) 2BN (bo nitrua)

12B + 3C  → (ĐK: 2800oC​)​ B12C3 (bo cacbua)

b. Không tan trong các dung dịch HCl và HF.

- Tan chậm trong các dung dịch đậm đặc HNO3; H2SO4; H2O2 và 1 số chất oxi hóa mạnh → axit boric H3BO3.

B + 3HNO3 → H3BO3 + 3NO2 (đặc, nóng)

2B + 3H2SO4 → 2H3BO3 + 3SO2 (đặc nóng)

c. Tác dụng với hơi nước (nhiệt độ khoảng 700 – 8000C)

2B + 3H2O (hơi) → (ĐK: 700-800oC​)​ B2O3 + 3H2

d. Tác dụng với dung dịch kiềm đặc – nóng hoặc kiềm nóng chảy:

2B (bột mịn) + 2NaOH(đặc) + 6H2O → 2Na[B(OH)4] + 3H2

4B + 4NaOH + 3O2 → 4NaBO2 + 2H2O

e. Đun nóng trong khí quyển NH3 hay NO, B cũng tạo thành BN:

2B + 2NH3  → (ĐK: to​)​​ 2BN + 3H2

5B + 3NO  → (ĐK: to​)​​ 3BN + B2O3

icon-date
Xuất bản : 22/03/2022 - Cập nhật : 02/08/2023